Khái quát về lịch sử lập hiến của Pháp

Khoa học luật hiến pháp

Cộng hòa Pháp là một trong những quốc gia có truyền thống lập hiến lâu dài nhất trong lịch sử nhân loại. Lịch sử lập hiến của Pháp bắt đầu từ cuộc cách mạng dân chủ tư sản năm 1789, xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, xây dựng nền quân chủ lập hiến với sự xác lập chủ quyền dân tộc thuộc về toàn thể nhân dân.

 

>>> Xem thêm: Lịch sử ra đời của Hiến pháp trên thế giới

 

Lịch sử lập hiến của Pháp

Mục lục:

  1. Hiến pháp đầu tiên của nước Pháp
  2. Các bản Hiến pháp của Cộng hòa Pháp
  3. Lịch sử lập hiến của Pháp sự kiện và những biến đổi trong xã hội

 

Hiến pháp đầu tiên của nước Pháp

Hiến pháp đầu tiên của nước Pháp là Hiến pháp năm 1791. Tư tưởng chủ đạo của Hiến pháp năm 1791 là Bản tuyên ngôn về quyền công dân và quyền con người năm 1789. Những quy định trong bản tuyên ngôn nổi tiếng này đã trở thành những nguyên tắc cơ bản của quá trình đấu tranh vì chế độ dân chủ trong lịch sử lập hiến của nước Pháp. Đó là những quy định sau đây:

1. Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

2. Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người. Đó là các quyền: Tự do, sở hữu, an toàn và sự chống lại áp bức.

3. Nguyên tắc tất cả chủ quyền Nhà nước thuộc về dân tộc. Không một tổ chức hay cá nhân nào được vi phạm chủ quyền của dân tộc.

4. Tự do là khả năng làm tất cả những gì không hại đến người khác. Việc thực hiện quyền tự nhiên của con người được giới hạn bởi những quy định nhằm đảm bảo cho mọi thành viên khác trong xã hội cũng thực hiện được những quyền đó. Những giới hạn này chỉ có thể được xác định bởi văn bản luật.

5. Chỉ có luật mới có thể cấm đoán các hành vi mà nó xác định là có hại cho xã hội. Không ai có thể ngăn cản con người thực hiện một hành vi mà luật không cấm và không ai có thể bắt buộc người khác thực hiện một hành vi mà luật không bắt buộc thực hiện.

6. Luật là sự thể hiện ý chí chung của toàn thể công dân. Tất cả mọi công dân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện để góp phần xây dựng luật. Luật pháp chỉ là một cho tất cả mọi người dù là bảo vệ hay là trừng phạt. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng.

7. Không ai có thể bị buộc tội, bị bắt, bị giam giữ ngoài những quy định của luật.

8. Luật chỉ thiết lập các hình phạt một cách nghiêm khắc khi điều đó là thật sự cần thiết và không ai bị áp dụng hình phạt theo luật, nếu luật đó ban hành sau khi hành vi đã xảy ra (không áp dụng hiệu lực hồi tố đối với các hình phạt mới thiết lập).

9. Tất cả mọi người đều được coi là vô tội khi chưa có một bản án của tòa án có thẩm quyền kết tội.

10. Không ai có thể bị truy bức vì quan điểm của họ, kể cả khi đó là quan điểm tôn giáo, miễn là sự biểu hiện quan điểm đó không gây ra sự rối loạn trật tự xã hội mà pháp luật đã thiết lập.

11. Tự do giao lưu tư tưởng và quan điểm là một trong những quyền quan trọng nhất của con người. Công dân có quyền tự do nói, viết, in ấn, ngoại trừ sự lạm dụng quyền tự do đó trong những trường hợp mà luật quy định.

12. Sự đảm bảo các quyền con người và quyền công dân cần thiết một sức mạnh Nhà nước. Sức mạnh này được thiết lập vì lợi ích chung của mọi người chứ không phải vì lợi ích của những người được Nhà nước trao cho sức mạnh đó.

13. Để duy trì quyền lực công cộng và những chi phí hành chính mỗi công dân tùy theo khả năng của mình phải đóng góp một khoản nhất định cho Nhà nước.

14. Tất cả mọi công dân có quyền tự mình xác lập sự cần thiết về đóng góp công cộng, về cơ sở xác lập, về xác định định suất về việc thu và thời hạn.

15. xã hội có quyền đòi hỏi tất cả các viên chức Nhà nước phải thẩm kế về chi tiêu hành chính của mình.

16. Mọi xã hội mà trong đó quyền con người và công dân không được đảm bảo, không có sự phân chia quyền lực thì không thể có Hiến pháp.

17. Quyền sở hữu là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Khi xã hội cần thiết vì lợi ích chung với sự đền bù thỏa đáng sở hữu tư nhân buộc phải chuyển thành sở hữu công cộng(1).

Bản tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân đã nêu trên đây đã được đưa vào phần đầu của Hiến pháp năm 1791 và được bổ sung hoàn thiện trong các Hiến pháp năm 1793, năm 1795 và được thể hiện trong lời nói đầu Hiến pháp năm 1946.

Khác với lịch sử lập Hiến Hoa Kỳ nơi mà Hiến pháp luôn luôn gắn với nền cộng hòa tổng thống lịch sử lập hiến của Pháp bắt đầu từ việc thiết lập nền quân chủ lập hiến, sau đó mới thiết lập nền cộng hòa rồi lại có những bước ngoặt sang nền quân chủ lập hiến trước khi khẳng định nền cộng hòa lâu dài bằng việc quy định, trong Hiến pháp hình thức Nhà nước cộng hòa là vấn đề không thể sửa đổi.

Nước Pháp có bao nhiều bản Hiến pháp?

Với lịch sử hơn hai trăm năm nền lập hiến, nước Pháp đã trải qua 11 bản Hiến pháp và 4 đạo luật hiến pháp. Chúng ta có thể sắp xếp theo thời gian ban hành như sau:

– Hiến pháp ngày 3/9/1791;

– Hiến pháp ngày 24/6/1793 (Hiến pháp này không được áp dụng);

– Hiến pháp ngày 22/8/1795 (còn gọi là Hiến pháp năm thứ 3 – Cộng hòa);

– Hiến pháp ngày 15/12/1799 (Hiến pháp năm thứ tám);

– Hiến chương ngày 4/6/1814 (1);

– Hiến chương ngày 14/8/1830(2);

– Hiến pháp ngày 4/11/1848;

– Hiến pháp ngày 14/1/1852;

– Hiến pháp ngày 21/5/1870 (không áp dụng);

– Đạo luật Hiến pháp 25/2/1875 về tổ chức quyền lực Nhà nước;

– Đạo luật Hiến pháp 24/2/1875 về tổ chức Thượng nghị viện;

– Đạo luật Hiến pháp 16/7/1875 về mối quan hệ của các quyền lực Nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp);

– Đạo luật Hiến pháp 10/7/1940 về việc Quốc hội trao toàn quyền cho Chính phủ dưới sự l7nh đạo của Nguyên soái Pêten (Petain) xây dựng một hiến pháp mới;

– Hiến pháp 27/10/1946;

– Hiến pháp 4/10/1958.

Lịch sử lập hiến của Pháp sự kiện và những biến đổi trong xã hội

Lich sử hơn 200 năm lập hiến của Pháp gắn liền với nhiều sự kiện và những biến đổi trong xã hội. Đó là 5 cuộc cách mạng, 2 đế chế, 2 lần Vương quốc phục quyền, 5 chế độ cộng hòa và trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới.

a. Các cuộc cách mạng

– Cuộc cách mạng thứ nhất: Cách mạng tư sản 1789 như đã nói ở phần đầu xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến với Hiến pháp 1791;

– Cuộc cách mạng thứ 2: Cách mạng tư sản 1830 với “ba ngày oanh liệt” 27, 28, 29 tháng 7. Nguyên nhân của cuộc cách này là bởi sự phẫn nộ của dân chúng trước những Sắc lệnh của vua Sáclơ Actur X hạn chế quyền bầu cử, thu hẹp thẩm quyền lập pháp của Hạ nghị viện, hủy bỏ quyền tự do xuất bản và tự do hội họp. Sau những cuộc giao tranh đẫm máu trên đường phố Paris lực lượng cách mạng đã lật đổ ngai vàng của vua Saclơ X, chấm dứt sự thống trị của dòng hộ Buốc Bông. Lực lượng cách mạng mà cầm đầu là những nhà tư sản tài chính kếch xù đã đưa Luis Philippe lên ngôi hoàng đế thiết lập một nền quân chủ lập hiến mới;

– Cuộc cách mạng thứ 3: Cách mạng tư sản tháng 2/1848. Nguyên nhân của cuộc cách mạng này là mâu thuẫn giữa tư sản công nghiệp và tư sản tài chính, đồng thời giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề, đời sống khốn cùng đã tỏ sự bất bình cao độ với Chính phủ. Vào năm 1847, hai tai họa lớn đã xảy ra nạn mất mùa và khủng hoảng thế giới về công nghiệp và thương mại. Lợi dụng cơ hội này tầng lớp tư sản đối lập với chính quyền đòi phải hạ thấp điều kiện bầu cử, cải cách chế độ bầu cử dân chủ hơn nhằm chống lại sự độc quyền của các nhà tư bản tài chính đầu nậu. Do Chính phủ không chịu cải cách nên ngày 22/1/1848 cuộc cách mạng đã bùng nổ. Công nhân từ ngoại thành Paris kéo vào trung tâm. Sau những cuộc chiến ác liệt với quân đội hoàng gia những người biểu tình đã xông vào cung điện nhà vua lật đổ ngai vàng và ném nó vào trong một đống lửa lớn. Vua Philippe bỏ chạy thoát thân. Nước Cộng hòa thứ 2 được thiết lập.

– Cuộc cách mạng thứ 4: Cách mạng tháng 6 năm 1848. Sau khi dựng nên nền cộng hòa giai cấp công nhân hy vọng, sẽ có một Nhà nước cộng hòa xã hội và dân chủ. Nhưng Quốc hội lập hiến họp ngày 4/5/1848 đã làm tiêu tan hy vọng của những người đã làm cuộc cách mạng tháng 2/1848. Chính phủ lâm thời được thành lập nên từ những nhà tư sản công nghiệp đã phản bội giai cấp công nhân chỉ chăm lo đến quyền lợi của giai cấp tư sản. Chính phủ đã quyết định đóng cửa các xưởng quốc gia làm hàng nghìn công nhân bị thất nghiệp. Chính phủ muốn công nhân ở những xưởng này chuyển về làm việc ở nông thôn như vậy an toàn cho Chính phủ hơn. Khác với cuộc cách mạng tháng 2 là cuộc cách mạng tư sản với sự tham gia của giai cấp vô sản. Cách mạng tháng 6/1848 hoàn toàn là cuộc cách mạng vô sản chống lại giai cấp tư sản. Nhưng cuộc cách mạng này đã xảy ra một cách tự phát, thiếu chương trình rõ ràng, thiếu sự chuẩn bị cần thiết và nhất là không có trung tâm l7nh đạo cách mạng. Sau 5 ngày chiến đấu anh dũng lực lượng cách mạng đã bị quân Chính phủ đánh bại. Nếu trong cuộc cách mạng tháng 2 chỉ có khoảng hơn năm nghìn người chết và bị thương thì trong cuộc cách mạng tháng 6 có khoảng 50.000 người bị giết. Và khi cách mạng đã bị dập tắt còn có khoảng 3.000 người nữa bị giết và 15.000 người bị đi đày(1)

Nói về nguyên nhân thất bại của cuộc cách mạng này C.Mac đã viết: “Giai cấp công nhân Paris chỉ đơn độc một mình, họ không có liên minh. Đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thất bại”(2)

– Cuộc cách mạng thứ 5: Cách mạng vô sản ngày 18/3/1871 (Công xã Paris). Đây cũng là cuộc cách mạng tự phát. Nguyên nhân của cuộc cách mạng này là sự thất nghiệp và đói khổ của công nhân sau 6 tháng Paris bị quân Đức bao vây. Dưới áp lực của nhân dân Chính phủ Thier buộc phải cho phép thành lập 200 tiểu đoàn cận vệ quốc gia để chống lại quân Đức, thành phần của những tiểu đoàn cận vệ này hầu hết là công nhân. Đội quân cận vệ quốc gia bầu ra ủy ban chấp hành trung ương. ủy ban trung ương đã tuyên bố chính quyền Nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và tuyên bố thành lập các công xã. Chính phủ phản động Thier bị lật đổ, cuộc bầu cử vào Hội đồng công xã được tiến hành theo các khu vực thành phố trên cơ sở bầu cử phổ thông đầu phiếu.

Theo nhận xét của C.Mac Hội đồng công xã Paris không phải là Nghị viện mà nó là một cơ quan vừa lập pháp vừa tổ chức thực hiện pháp luật nghĩa là vừa có chức năng lập pháp vừa có chức năng hành pháp, không có sự phân chia quyền lực. Để thực hiện pháp luật và các chính sách của Hội đồng công xã, 10 ủy ban được thành lập với những thẩm quyền nhất định. Đó là các ủy ban tài chính, giáo dục, tư pháp, quan hệ đối ngoại, lao động, phục vụ xã hội, quốc phòng, an ninh xã hội v.v…

Công xã Paris đã soạn thảo và công bố kế hoạch cải cách Nhà nước. Kế hoạch này có tên gọi là: “Bản tuyên ngôn với nhân dân Pháp”. Theo Bản tuyên ngôn này nước Pháp phải là một nước Cộng hòa tập hợp các công xã tự do, được tổ chức theo mô hình công xã Paris. Thành phố cũng như nông thôn sẽ thực hiện hình thức Công xã tự quản. Mỗi công xã có quyền xây dựng lực lượng quân sự của mình dưới hình thức đội cận vệ. Tòa án sẽ được tổ chức trên cơ sở bầu cử các thẩm phán(1). Sau 72 ngày tồn tại Công xã Paris đã thất bại. Chính phủ Vécưxây đã đàn áp rất d7 man. Khoảng 30.000 người đã bị bắn và khoảng 50.000 đã bị bắt và phải chịu tù, đày. Khi nhận xét về nguyên nhân thất bại của công xã Paris Lênin đã viết: “Để cho một cuộc cách mạng thắng lợi giai cấp vô sản ít nhất phải có 2 điều kiện đó là sự phát triển cao của sức sản xuất và sự chuẩn bị của giai cấp vô sản. Nhưng vào năm 1871 ở Pháp còn thiếu hai điều kiện nói trên(2)

b. Các đế chế

– Đế chế thứ nhất (1804 – 1815). Trong đêm mồng 9 và rạng ngày 10/11/1799 vị tướng trẻ tài năng Napôlêông Bônapác đã làm cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của ủy ban đốc chính (thiết lập theo Hiến pháp 1795) và giành chính quyền về tay mình. Cuộc chính biến này được đi vào lịch sử với tên gọi “ngày 18 tháng sương mù LuiBônapác”. Dưới sự chỉ đạo của Napôlêông Bônapác Hiến pháp 1799 được xây dựng. Hiến pháp thiết lập một chế độ gọi là chế độ tổng tài(3). Thực chất đó là chế độ chuyên chế mang tính quân sự của Napôlêông. Theo quy định của Hiến pháp quyền lực tối cao được trao cho ba tổng tài với nhiệm kỳ là 10 năm. Tổng tài thứ nhất là Napôlêông với thẩm quyền đặc biệt. Tổng tài thứ hai và thứ 3 chỉ làm nhiệm vụ cố vấn. Thực chất toàn bộ quyền lực Nhà nước đã thuộc về Napôlêông. Hiến pháp 1799 quy định chế độ bầu cử phản dân chủ, tước đoạt quyền bầu cử của phần đông công dân. Những nguyên tắc dân chủ cơ bản được xây dựng trong quá trình cách mạng đã bị hủy bỏ. Và một năm sau khi ban hành Hiến pháp năm 1799 hệ thống địa phương tự quản đã bị b7i bỏ. Được giai cấp tư sản khích lệ Napôlêông đã quyết định chuyển từ chế độ Tổng tài sang chế độ Hoàng đế với cái vỏ khoác ngoài là nền cộng hòa. Vào năm 1804 Napôlêông tự tuyên bố mình là Hoàng đế và tập trung tất cả quyền lập pháp và hành pháp vào tay mình. Đế quốc Napôlêông I với tên gọi Đế chế thứ nhất tồn tại đến năm 1814. Vào giai đoạn cầm quyền của Napôlêông đệ nhất bộ máy Nhà nước tư sản được thiết lập một cách tương đối hoàn thiện và các chế định cơ bản của pháp luật tư sản cũng được hình thành. Vào năm 1804 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Napôlêông Bộ luật Dân sự ra đời và nó được gọi là Bộ luật Dân sự Napôlêông. Tiếp sau đó là các bộ luật khác liên tiếp ra đời: Bộ luật Thương mại năm 1807, Bộ luật hình sự năm 1810.

Là một nhà quân sự tài năng Napôlêông mang trong mình tham vọng làm bá chủ châu Âu. Napôlêông đã tiến hành cuộc chiến tranh chinh phục các nước châu Âu. Đến năm 1812 đế quốc Napôlêông đã chiếm được nhiều vùng l7nh thổ châu Âu với số dân gần bằng một nửa dân số lục địa này. Nhưng cũng vào năm 1812 Napôlêông bị thất bại thảm hại trong trận Bôrôdinô (tháng 8/1812) với quân Nga do tướng Kutudốp chỉ huy. Năm 1813 nhân dân Đức đứng lên làm cuộc chiến tranh giải phóng, Napôlêông phải thoái vị và bị đày ra đảo Enbơ (Elbe) ở ý. Sau đó ông lại tìm cách trở về Pháp trị vì thêm một trăm ngày nữa. Ông đã cầm quân đánh lại liên minh châu Âu nhưng thua trận Waterloo (Oateclô) ở Bỉ, sự nghiệp Napôlêông chấm dứt 1815. Ông bị đi đày và chết ở đảo XanhHêlen (Sainte – helene).

– Đế chế thứ hai (1852ư1870). Tháng 12 năm 1848 LuiNapôlêông III được bầu làm Tổng thống Pháp. Nhưng theo Hiến pháp năm 1848 nhiệm kỳ của tổng thống là 4 năm và không được bầu quá một nhiệm kỳ. LuiNapôlêông III đã quyết định phá bỏ quy định đó của Hiến pháp. Ngày 2/12/1951 Napôlêông III đã giải tán Quốc hội và tuyên bố sẽ xây dựng Hiến pháp mới, tiến hành cải cách bộ máy Nhà nước theo hướng: Tổng thống được bầu cử với nhiệm kỳ 10 năm. Hội đồng Nhà nước xây dựng các dự luật, Hội đồng lập pháp thông qua luật và Thượng nghị viện cân bằng quyền lực. Các bộ trưởng hoàn toàn do Tổng thống bổ nhiệm và b7i miễn. Dưới hình thức cộng hòa và trang điểm bằng luật bầu cử phổ thông nhưng quyền lực thực sự phải nằm trong tay tổng thống. Thực hiện ý định của mình tháng giêng năm 1852 LuiNapôlêông III đã cho ban hành Hiến pháp mới.

Hiến pháp đã tập trung quyền hành cho Tổng thống. Tổng thống vừa có quyền l7nh đạo hoạt động lập pháp vừa đứng đầu cơ quan hành pháp. Tổng thống bổ nhiệm, miễn nhiệm các bộ trưởng. Tòa án xét xử nhân danh tổng thống. Tổng thống chỉ huy quân đội và cảnh sát. Tháng 11 năm 1852 để loại bỏ mâu thuẫn giữa chức vị tổng thống và quyền lực thực tế của ông (với sự ủng hộ của Thượng nghị viện và thông qua trưng cầu dân ý) Napôlêông đã tuyên bố là Hoàng đế của nước Pháp. Có thể nói rằng đây là một nền quân chủ chuyên chế thực chất nhưng với chiếc áo khoác ngoài là Hiến pháp 1852 với hình thức chính thể cộng hòa. Napôlêông III là đại diện của quyền lực của tư sản tài chính và tư sản công nghiệp. Với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển Đế quốc pháp cấu kết với Anh, Mỹ nhiều lần tấn công Trung Quốc đe dọa Triều đình M7n Thanh, thực hiện chiến tranh xâm lược Angiêưri và chiến tranh đô hộ các nước Đông Dương. Năm 1870 Pháp thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh với quân Phổ. Đế chế thứ 2 sụp đổ.

c. Chế độ vương quyền phục hưng

– Chế độ vương quyền phục hưng lần thứ nhất: 1815 – 1830. Hai vua dòng Buốc bông (Bourbon) trị vì, đó là Lui XVIII và vua Sác lơ X.

Chế độ Vương quyền phục hưng lần thứ 1 là chế độ quân chủ lập hiến thiếu dân chủ theo xu hướng khôi phục chế độ đặc quyền phong kiến. Chế độ vương quyền phục hưng lần thứ 2 là chế độ quân chủ tháng 7/1830 (Monarchie de Juillet) tồn tại đến năm 1848. Với ngôi vua là LuiưPhilip (Louis Philippe) chính thể này đại diện cho giai cấp tư sản tự do mong muốn làm giàu đặc biệt là tư sản tài chính và công nghiệp. Thời kỳ này đánh dấu bằng chính sách chiếm thuộc địa: châu Phi, Viễn Đông, khu vực Thái Bình Dương. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 1846ư1847 và chính sách bảo thủ của Lui Philip đã làm ngòi nổ cho cuộc cách mạng 1848.

d. Lịch sử lập hiến của Pháp đã trải qua 5 chế độ cộng hòa

– Với nền cộng hòa thứ nhất 1792 – 1799 nguyên tắc bất hủ được thiết lập: “tự do, bình đẳng, bác ái”. Các quyền cơ bản của con người và của công dân mà bản tuyên ngôn năm 1789 đã tuyên bố được ghi nhận vào Hiến pháp là sự khẳng định thành quả của cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1789. Nền cộng hòa thứ nhất cũng đã xác lập chủ quyền dân tộc thuộc về toàn thể nhân dân Pháp, chủ quyền đó được nhân dân thực hiện thông qua chế độ dân chủ trực tiếp và gián tiếp. Không một ai, không một giai cấp nào, nhóm người nào có thể vi phạm chủ quyền đó. Đồng thời với nền cộng hòa thứ nhất nguyên tắc phân chia quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng được thừa nhận và thiết lập trong hiến pháp.

– Với nền cộng hòa thứ hai (1848ư1851) chế độ cộng hòa tổng thống được thiết lập theo Hiến pháp năm 1848 Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Toàn bộ quyền hành pháp trao cho vị tổng thống do nhân dân bầu ra bằng bầu cử phổ thông đầu phiếu.

– Nền cộng hòa thứ ba tồn tại từ năm 1870 đến năm 1940.

Dưới nền cộng hòa thứ ba Quốc hội đã thông qua 3 đạo luật Hiến pháp. Đó là đạo luật hiến pháp 25/2/1875 về tổ chức quyền lực Nhà nước; Đạo luật hiến pháp ngày 24/2/1875 về tổ chức Thượng nghị viện; Đạo luật hiến pháp ngày 16/7/1875 về mối quan hệ giữa các quyền lực Nhà nước: Lập pháp, hành pháp, tư pháp. Khác với nền cộng hòa thứ 2, nền cộng hòa thứ 3 thiết lập chế độ Cộng hòa lưỡng tính. Tổng thống không phải do nhân dân trực tiếp bầu ra mà là do Quốc hội bầu ra với đa số tuyệt đối. Nhiệm kỳ của tổng thống là 7 năm và có thể được bầu lại. Quốc hội lúc này khác với nền cộng hòa thứ 2 có hai viện. Hạ viện (Viện dân biểu) do bầu cử phổ thông trực tiếp, còn Thượng viện do bầu cử gián tiếp. Số lượng thượng nghị sĩ được luật Hiến pháp 24/2/1875 ấn định là 300 trong đó 225 đại biểu do các tỉnh của Pháp và các thuộc địa bầu ra, còn 75 đại biểu do Quốc hội bầu. Số lượng nghị sĩ do Quốc hội bầu thì sẽ là thượng nghị sĩ suốt đời, còn số thượng nghị sĩ do các tỉnh và các thuộc địa bầu ra thì có nhiệm kỳ là 9 năm và cứ 3 năm thì bầu lại 1/3. Với nền cộng hòa thứ 3, quyền lực của tổng thống rất lớn. Tổng thống đứng đầu cơ quan hành pháp và có quyền có sáng kiến luật công bố luật, có quyền đại xá, có quyền giải tán Hạ nghị viện, có quyền tổng chỉ huy quân đội, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ cao cấp trong bộ máy Nhà nước. Tổng thống không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì ngoại tội phản quốc. Nền cộng hòa thứ 3 còn được đánh dấu bằng sự ra đời của nhiều đảng phái chính trị khác nhau. Do có nhiều đảng phái chính trị nên xã hội Pháp phân hóa sâu sắc. Sự đổi ngôi của đảng cầm quyền (đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện) luôn luôn dẫn đến sự thay đổi Chính phủ.

– Nền cộng hòa thứ tư từ năm 1946 đến năm 1958. Chế độ cộng hòa này được xây dựng theo Hiến pháp 1946. Với Hiến pháp 1946 nước Pháp thiết lập một nền Cộng hòa nghị viện. Tổng thống do nghị viện bầu ra với nhiệm kỳ 7 năm và không thể giữ chức vụ này quá hai nhiệm kỳ. So với nền cộng hòa thứ 3 quyền lực tổng thống đã giảm sút. Tổng thống chỉ đứng đầu Nhà nước chứ không đứng đầu Chính phủ. Đứng đầu Chính phủ lúc này là Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng. Nghị viện có thể bỏ phiếu không tính nhiệm Chính phủ buộc Chính phủ phải giải tán. Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước tổng thống vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện.

Với chế độ nhiều đảng phái tham gia bầu cử và sự đổi ngôi thường xuyên của đảng cầm quyền hoặc liên minh các đảng cầm quyền chính quyền của nền cộng hòa thứ 4 tỏ ra không ổn định. Trong 12 năm tồn tại nền cộng hòa này đã thay đổi Chính phủ 24 lần.

– Nền cộng hòa thứ năm được thiết lập với Hiến pháp 1958. Nước Pháp chuyển từ chế độ Cộng hòa nghị viện sang cộng hòa lưỡng tính. Chế độ cộng hòa này là sự kết hợp một số yếu tố của chế độ cộng hòa tổng thống với một số yếu tố của chế độ cộng hòa Nghị viện. Tổng thống Pháp do nhân dân trực tiếp bầu ra theo cách thức phổ thông đầu phiếu(1). Nhưng Tổng thống chỉ đứng đầu nhà nước chứ không đứng đầu Chính phủ. Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước Tổng thống vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm Chính phủ buộc Tổng thống phải giải tán Chính phủ. Ngược lại tổng thống cũng có thể giải tán Hạ nghị viện. Quyền hạn của Nghị viện trong lĩnh vực lập pháp bị hạn chế trong những lĩnh vực nhất định theo quy định của Hiến pháp. Với hiến pháp 1958 Tổng thống trở thành trung tâm của chính trị. Vị trí của Nghị viện bị đẩy lùi xuống hàng thứ 3 sau Tổng thống và Chính phủ.

5/5 - (26456 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.