Kỹ năng xử lý vi phạm hành chính

xử lý vi phạm hành chính

Tổng hợp các kỹ năng xử lý vi phạm hành chính giúp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng chuyên sâu và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính tại các địa phương theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

 

Trong bài viết này, tôi xin đề cập đến 2 kỹ năng mà nhiều cán bộ, công chức thường mắc sai xót nhất đó là:

 

Kỹ năng ban hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính

 

Kỹ năng ban hành

  1. Phân tích tình tiết sự việc; đánh giá về mặt pháp lý của hành vi trên thực tế
  2. Lựa chọn quy phạm pháp luật của vụ vi phạm
  3. Áp dụng các hình thức; mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả chính xác phù hợp hvvp và nhân thân đối tượng vi phạm
  4. Ra quyết định xpvphc bảo đảm yêu cầu hợp pháp

 

Quyết định XPVPHC

  • Khi xác định có vphc => ra quyết định xử phạt (trừ trường hợp không ra quyết định xử phạtp K1 Đ65);
  • Ra quyết định xử phạt => nếu cơ quan tố tụng trả lời, không khởi tố hình sự (Đ62);
  • Ra quyết định xử phạt => không lập biên bản vphc sau 30, 45 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ do cơ quan tths chuyển đến (Đ63);
  • Ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt chuyển hồ sơ cho cơ quan tths K2 Đ62;
  • Ra quyết định huỷ bỏ quyết định xử phạt chuyển hồ sơ và tang vật cho quan tths (nếu có quyết định khởi tố hình sự) K3 Đ62;
  • Trả lại tang vật phương tiện vi phạm nếu quyết định xử phạt không áp dụng hình thức xp tịch thu.

 

Quyết định XPVPHC Đ67

  • Chỉ ra một quyết định xử phạt nếu một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiếu hvvphc mà bị xử phạt trong cùng 1 lần
  • Ra một hoặc ra nhiều quyết định xử phạt: nếu có nhiếu cá nhân, tổ chức cùng thực hiện 1 hành vi phạm một hoặc
  • Ra nhiều quyết định xử phạt: nếu nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiêu hành vi vi phạm khác nhau trong cùng một vụ vi phạm.

 

Kỹ năng lập biên bản vi phạm hành chính trong xử lý vi phạm hành chính

Trong xử lý vi phạm hành chính (VPHC) thì việc lập biên bản VPHC là một thủ tục quan trọng nhất, là một trong những căn cứ để ban hành quyết định xử phạt, đồng thời cũng là một trong những căn cứ để khẳng định tính hợp pháp của quyết định xử​ phạt. Nếu biên bản VPHC không hợp pháp (có thể không hợp pháp về hình thức hoặc nội dung) thì đó là một trong những căn cứ để khẳng định quyết định xử phạt là trái pháp luật về trình tự thủ tục và căn cứ pháp lý.

 

​Theo quy định tại Điều 58, Luật Xử lý VPHC thì: “Khi phát hiện VPHC thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản”.

 

Trước tiên, cần phải đánh giá đúng tính chất của hành vi vi phạm, nếu không sẽ dẫn đến nhầm lẫn lĩnh vực pháp luật điều chỉnh và xác định sai thẩm quyền. Khi đủ cơ sở để khẳng định hành vi là hành vi vi phạm, có căn cứ pháp lý áp dụng thì chủ thể có thẩm quyền lập biên bản VPHC.

 

Lập biên bản VPHC là một thủ tục được thực hiện trong quy trình xử phạt VPHC (trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản, xử phạt VPHC không lập biên bản theo quy định tại Điều 56, Luật Xử lý VPHC). Biên bản VPHC hợp pháp khi được lập phải theo đúng quy định tại Khoản 2, 3 Điều 58, Luật Xử lý VPHC và Điều 6, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 và quy định trong các nghị định xử phạt ở từng lĩnh vực cụ thể, nghĩa là đảm bảo về chủ thể có thẩm quyền lập biên bản, hình thức, nội dung của biên bản và tính kịp thời của việc lập biên bản.

 

Biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người vi phạm (nếu có nhiều tờ phải ký vào từng tờ); đặc biệt trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến; nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản . Đây là vấn đề cần phải chú ý, vì trong thực tiễn thi hành đối với trường hợp trên, biên bản VPHC đã được lập nhưng lại không có chữ ký hoặc thiếu chữ ký thì biên bản VPHC được lập đó không hợp pháp.

 

Chủ thể có thẩm quyền lập biên bản đối với những hành vi VPHC là người có thẩm quyền đang thi hành công vụ. Người lập biên bản có thể đồng thời là người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt hoặc người lập biên bản là người đang thi hành công vụ có thẩm quyền lập biên bản nhưng không có thẩm quyền xử phat. Trong trường hợp này, người lập biên bản phải chuyển ngay biên bản và hồ sơ, tài liệu có liên quan đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

 

Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó thì không lập biên bản mới mà người có thẩm quyền xử phạt phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm.

 

Lập biên bản vi phạm trong trường hợp lấy lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm. Đối với những vi phạm nghiêm trọng hoặc có tình tiết phức tạp cần làm rõ thì nhất thiết phài lấy ngay lời khai của người vi phạm, nếu trong quá trình lấy lời khai có sử dụng phương tiện ghi âm thì sau khi ghi âm xong phải mở máy cho mọi người nghe lại, sau đó niêm phong công cụ lưu  trữ dữ liệu ghi âm đã ghi với đầy đủ chữ ký của các bên liên quan trong niêm phong.

 

Biên bản VPHC phải được lập theo mẫu quy định tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 và được lập ít nhất thành 02 bản, 01 bản giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm, 01 bản lưu hồ sơ xử phạt VPHC.

 

Còn nữa…

 

Tham khảo thêm

  • Kỹ năng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
  • Kỹ năng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tư
  • Kỹ năng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
  • Kỹ năng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thông đường bộ

 


 

Các tìm kiếm liên quan đến kỹ năng xử lý vi phạm hành chính: luật xử lý vi phạm hành chính 2012
nghị định hướng dẫn luật xử lý vi phạm hành chính, luật xử lý vi phạm hành chính năm 2015, luật xử lý vi phạm hành chính 2016, luật xử lý vi phạm hành chính 2017, ví dụ về hành vi vi phạm hành chính, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền