Kỹ năng của Kiểm sát viên trong công tác khám nghiệm hiện trường

Chuyên mụcKỹ năng mềm, Luật tố tụng hình sự, Thảo luận pháp luật Khám nghiệm hiện trường

Kỹ năng của kiểm sát viên trong công tác khám nghiệm hiện trường.

 

Các nội dung liên quan:

 

– Kiểm sát viên phải có mặt để khám nghiệm hiện trường.

– Kết quả của việc khám nghiệm hiện trường là những chứng cứ có giá trị chứng minh đặc biệt trong vụ án liên quan đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, các vụ án giao thông hoặc các vụ án xâm phạm quyền sở hữu vì vậy KSV phải thực hiện hết sức nghiêm túc và thận trọng.

– Nếu trong quá trình khám nghiệm hiện trường có vi phạm hoặc khám nghiệm không đầy đủ thì sẽ không thể khắc phục hoặc sửa chữa trong quá trình tố tụng.

* Kiểm sát việc khám nghiệm

– Đầu tiền là xác định thẩm quyền tiến hành  khám nghiệm

– Kiểm sát thành phần tham gia khám nghiệm trong đó có sự chú ý đến lực lượng kỹ thuật hình sự.

– Kiểm sát sự tham gia của người chứng kiến.

* Kiểm sát quá trình khám nghiệm hiện trường (K3 Điều 201 BLTTHS)

– K3: khi tiến hành KNHT Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ hồ sơ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết tội phạm có liên quan.

– Kiếm sát việc chụp ảnh hiện trường:

+ Bản ảnh hiện trường là tập hợp các ảnh chụp ở hiện trường ghi nhận khách quan cảnh hiện trường, vị trí trạng thái, đặc điểm, dấu vết, vật chứng, đồ vật, tử thi ở hiện trường.

+ Đây là tài liệu minh họa cho bb KNHT, KNHT có 1 vụ việc mang tính hình sự có thể chụp nhiều cảnh, mỗi cảnh chụp nhiều kiểu.

– Yêu cầu ảnh hiện trường:

+ Ảnh phải đảm bảo kỹ thuật

+ Thể hiện tính khách quan của đói tượng chụp về vị trí , trạng thái, màu sắc.

+ Ảnh không được sửa chữa

+ việc chụp ảnh phải được tiến hành trong suốt quá trình khàm nghiệm và sự di chuyển của cán bộ kĩ thuật, không làm hư hỏng hoặc gây ra dấu vết

+ Qua việc kiểm sát ngay tại hiện trường, VKS có thể thông qua việc quan sát của cán bộ kỹ thuật, cách lấy sáng, lấy góc.

– Kiểm sát việc vẽ hồ sơ và mô tả hiện trường

+ Sơ đồ hiện trường là bản vẽ kỹ thuật nhằm mô tả quang cảnh hiện trường, vị trị đồ vật, vật chứng, tử thi… tại hiện trường.

+ Sơ đồ hiện trường là tài liệu minh họa, bổ sung cho biên bản KNHT.

+ Có 4 loại sơ đồ: Sơ đồ chung, sơ đồ trung tâm, sơ đồ từng phần, sơ đồ chi tiết…

– Yêu cầu của sơ đồ hiện trường

+ Sơ đồ hiện trường vẽ theo đúng mấu quy định

+ Sơ đồ hiện trường vẽ theo đúng kỹ thuật

+ Sơ đồ thống nhất đơn vị đo trong bản vẽ, thống nhất ký hiệu

+ Vẽ theo tỉ lệ nhất định

– Mô tả hiện trường

+ Là một hình thức ghi lại hiện trường được thể hiện trong bb KNHT

Là biên bản thuyết minh bằng bằng lới duy nhất trong hồ sơ

+ Việc mô tả hiện trường phải ghi nhận đúng thực tế vụ việc đã xảy ra và tồn tại cũng như mọi dấu vết phát hiện được trong qua trình khám nghiệm.

+ Mô tả dấu vết phải phản ánh được loại dấu vết, hình dạng. Kích thước, màu sắc, kích thước, vị trí, chiều dài của dấu vết với môi trường vật chất xung quanh.

– Thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết

+ là hoạt đôụng quan trọng nhất trong quá trình kiểm sát KNHT

+ Việc thu lượm phải được ghi nhận mô tả trong bb KNHT, BB thu giữ vật chứng.

+ Nếu như phst hiện việc thu lượm không đảm bảo howjc còn bỏ sót dấu vết tì VKS phải yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục sai sót.

– Kiểm sát việc khám nghiệm tử thi

+ KSV phải có mặt để khám nghiệm tử thi

+ Khám nghiệm tử thi do điều tra viên tiến hành và có sự tham gia của bác sĩ pháp y và người chứng kiến

+ Kiểm tra chức danh của bác sĩ khám nghiệm.

+ Kiểm tra căn cứ mà CQĐT triệu tập người giá mđịnh có cần thiết không

+ Kiểm sát việc khám nghiệm tử thi:

Khám nghiệm xác định tung tích, lai lịch của nạn nhân

Phải làm rõ được nguyên nhân, thời gian, hoàn cảnh chết…

Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước khám ngoài và khám trong

+ Lưu ý khám ngoài:

Ghi nhận vị trí của tử thi ở hiện trường

Làm rõ các đặc điểm về giới tính, tuổi, tầm vóc, thể trạng, các dấu vết , đặc điểm nhận dạng đặc biệt để xác định tung tích.

Phát hiện và ghi đầy đủ các dấu hiệu biến đổi tử thi sau chết

Khám nghiệm kỹ bề mặt của tử thi: gáy, cổ, mặt, nách, bụng…

+ Khám trong là việc mổ tử để quan sát, phát hiện chi nhận các dấu vết, dấu hiệu xuất hiện tại vị trí mổ 1 cách khách quan, chính xác.

Trường hợp cần thiết yêu cầu bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Trường hợp tử thi là nữ giới cần kiểm tra tình trạng có thai hay không, có bị tổn thương bộ phận sinh dục không…

 


Các tìm kiếm liên quan đến Kỹ năng của kiểm sát viên trong công tác khám nghiệm hiện trường, thực trạng công tác khám nghiệm hiện trường, kiểm sát khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông, quy chế khám nghiệm hiện trường, khó khăn trong khám nghiệm hiện trường, kỹ năng kiểm sát điều tra, ý nghĩa của khám nghiệm hiện trường, kỹ năng kiểm sát tin báo, kỹ năng kiểm sát tin báo tố giác tội phạm

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền