Khoa học luật hiến pháp của các nước trên thế giới

Khoa học luật hiến pháp

Khoa học luật hiến pháp của các nước trên thế giới

 

Những nội dung liên quan:

 

Trước khi khoa học luật hiến pháp ra đời, ở châu Âu có nhiều nhà tư tưởng lớn như Grotius, Xpinoza của Hà Lan; Hobbes, John Locke của Anh; Charles Montesquieu, Jean Jaques Rousseau của Pháp. Trong các tác phẩm của mình các nhà tư tưởng này đã đưa ra một số học thuyết như: Chủ nghĩa lập hiến, chủ quyền nhân dân, đại diện nhân dân, phân chia quyền lực… Nội dung của các học thuyết này đã được giai cấp tư sản sử dụng làm vũ khí trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên quyền.

Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX một ngành khoa học độc lập đã hình thành, lúc đó những tư tưởng dân chủ tiến bộ nói trên mới được thể hiện dưới hình thái pháp lý. Trong thế kỷ XIX xuất hiện các học giả lớn sau: W.Bagehot, Doisy, G.Myers (Anh), Laban (Đức), A.Esmein
(Pháp), Ghecxen, Belinxki, Corcunop, Lagiarepxki (Nga)… Các học giả này đã xây dựng học thuyết về chủ nghĩa đại nghị, nhà nước xã hội, nhà nước dân chủ, nhà nước pháp quyền.

Luật hiến pháp nước ngoài

Đầu thế kỷ XX có các tác giả nổi tiếng: D.Bryan (Anh) Elinech (Đức), V.Orlando (Italia), Gurvich (Nga), L.Duguit, H.Monnier, R.Bonnard, G.Berlia (Pháp). Trong các tác phẩm của mình các học giả đưa ra các luận điểm về đoàn kết dân chủ phi giai cấp, hạn chế quyền lực của Nghị viện, tăng cường vai trò của Chính phủ trong lĩnh vực lập pháp, tư tưởng “một chính quyền mạnh” v.v…

Từ giữa thế kỷ XX đến nay khoa học luật hiến pháp của các nước phát triển cùng với tên tuổi của các học giả C.A.de Smith, Hilaire Barnett, J.Mackitosh, O.Philip (Anh); Manz, O.Bachop, K.Hexe, K.Xton (Đức); L.Tribe, K.Philip (Mỹ); M.Prelot, G.Vedel, G.Burdeau, M.Duverger, Ph.Ardant (Pháp)… cùng với các học thuyết mới như học thuyết dân chủ đa nguyên, học thuyết “nhà nước thịnh vượng chung” học thuyết “dân chủ tinh anh”, học thuyết kỹ trị….

Sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, ở nước Nga hình thành một xu hướng mới trong lịch sử lập hiến của nhân loại với các tên tuổi như I.Stuchki, V.Krulenko… Các học giả này dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác ư Lênin xây dựng một mô hình nhà nước mới, nhà nước chuyên chính vô sản với nguyên tắc quyền tối cao của Xô Viết tối cao (Quốc hội), tất cả chính quyền thuộc về Xô Viết, nguyên tắc tập quyền tập trung dân chủ v.v… Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai (năm 1945) khoa học luật hiến pháp xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Những thành tựu của Luật Hiến pháp xã hội chủ nghĩa gắn với tên tuổi của các học giả Xô Viết như C.Avakian, B.Bahalaxep, A.Bacdanova, M.Brodovich, L.Zlataponxki, E.Cutaphin. PhXeremet, Ph.Vaxiliep, L.Vaievodin, B.Xtpaxun v.v… Các học giả này đã xây dựng luận điểm xã hội chủ nghĩa về dân chủ, đại diện nhân dân, chủ quyền nhân dân, chủ quyền dân tộc, chế độ bầu cử xã hội chủ nghĩa…

5/5 - (21429 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.