Hòa giải vụ án dân sự – Lý luận và thực tiễn

Chuyên mụcLuật tố tụng dân sự Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
(Ảnh minh họa - Nguồn: tapchitoaan.vn)

LỜI MỞ ĐẦU

Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm, bởi thông qua hoà giải rút ngắn được quá trình tố tụng, giảm thiểu chi phí tố tụng, đồng thời còn có ý nghĩa xác hội sau sắc trong việc củng cố tình thân, tương ái, gìn giữ khối đoàn kết cộng đồng. Vì vậy, trong giải đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sư (VADS), Toà án có trách nhiệm hoà giải đối với hầu hết các VADS để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

 

>>> Xem thêm bài viết: Hòa giải – Khó khăn vướng mắc từ quy định của pháp luật

 

NỘI DUNG

1. Những vấn đề lý luận về hòa giải vụ án dân sự

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hòa giải vụ án dân sự

1.1.1 Khái niệm

Sau khi thụ lý vụ án, để giải quyết vụ án tòa án tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ các đương sự giải quyết mâu thuẫn, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề của VADS có tranh chấp. Hoạt động này của tòa án được gọi là hòa giải VADS. Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.

Cơ sở của hòa giải VADS là quyền tự định đoạt của các đương sự. Để giải quyết VADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tòa án không chỉ xét xử mà còn hòa giải VADS. Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) quy định, “tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy, từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm hòa giải vụ án dân sự dưới góc độ là một hoạt động giải quyết tranh chấp, theo đó, Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng dân sự với vai trò của Tòa án bên trung gian thứ ba giúp đỡ các đương sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp dân sự.

1.1.2 Đặc điểm hòa giải vụ án dân sự

Với khái niệm trên có thể thấy hòa giải vụ án dân sự là một hoạt động tố tụng đặc thù của tố tụng dân sự với các đặc điểm riêng biệt như sau:

Thứ nhất, Hòa giải về bản chất là sự thỏa thuận của các đương sự

Mặc dù hòa giải vụ án dân sự là một hoạt động do Tòa án tiến hành nhưng về bản chất hòa giải vẫn là sự thỏa thuận của các đương sự. Chỉ có các đương sự mới có quyền hòa giải với nhau về tất cả những vấn đề đang cần giải quyết trong vụ án, bởi đương sự là những người có quyền lợi đang bị xâm hại hoặc tranh chấp. Khi tham gia vào quá trình hòa giải, các đương sự  có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhau để giải quyết những bất đồng về quyền lợi của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện ý chí, thỏa thuận. Mọi sự tác động từ bên ngoài trái với ý muốn của các đương sự đề bị coi là trái pháp luật và không được công nhận.

Mặc dù các đương sự có quyền tự thỏa thuận nhưng thỏa thuận của các đương sự phỉ trong không khổ pháp luật nên thỏa thuận của các đương sự phải được Tòa án công nhận khi không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Thứ hai, Tòa án là chủ thể trung gian tiến hành hòa giải, có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau

Hòa giải về bản chất là sự thỏa thuận của các đương sự nhưng tòa án là chủ thể không thể thiếu trong quá trình hòa giải đó. Tòa án tham gia vào quá trình hòa giải chỉ vớ vai trò là người tổ chức, xác định thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung hòa giải, giải thích pháp luật và nội dung tranh chấp để các đương sự thỏa thuận với nhau. Tòa án không can thiệp vào nội dung thỏa thuận của các bên đương sự.

Khi hòa giải, Tòa án chủ động giải thích pháp luật liên quan đến quan hệ tranh chấp, động viên, khuyên giải, giúp đỡ họ tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong tâm tư tình cảm của mình.Và kết quả thỏa thuận của các đương sự là do các  đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình và Tòa án không hề ha gia vòa hoạt động thỏa thuận đó. Còn đối với trường hợp hòa giải do Tòa án tiến hành thì mặc dù các đương sự vẫn là chủ thể của hòa giải nhưng kết quả hòa giải giữa có vai trò rất lớn của Tòa án.

Thứ ba, Hòa giải vụ án dân sự phải được tiến hành theo pháp luật tố tụng dân sự quy định

Hòa giải vụ án dân sự, cũng như các thủ tục khác do Tòa án tiến hfanh trên cơ sở quy định của pháp luật. Việc quy định thủ tục hòa giải vụ án dân sự nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng, bảo đảm sự bình đẳng của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án.

1.1.3 Ý nghĩa của hoà giải vụ ăn dân sự

Hoà giải VADS là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp của Toà án. Quy nghiên cứu cho thấy, hoà giải VADS có những ý nghĩa cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hoà giải VADS có ý nghĩa quan trọng về mặt tố tụng

Việc hoà giải VADS có thể giúp Toà án sớm kết thúc việc giải quyết VADS, tránh được những phức tạp trong giải quyết VADS và giúp các đương sự thỏa thuận giải quyết VADS, tránh được việc kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại. Bên cạnh đó, việc hào giải VADS thành còn giúp cho việc thi hành án được thuận lợi.

Ngoài ra , trong trường hợp hoà giải VADS không thành thì qua hoà giải VADS Thẩm phán cũng nắm cưa hc hơn yêu cầu, quan hệ tranh chấp giữa các đương sự, tình tiết của VADS, hiểu rõ hơn tâm tư, nguyện vọng, tình cảm và những khúc mắc của đương sự, từ đó có thể đưa ra định hướng giải quyết VADS được đúng đắn.

Thứ hai, Hoà giải VADS có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế

Đối với việc xét xử VADS, thời gian, kinh phí tổ chức việc xét xử của Toà án và tham gia TTDS của đương sự, những người tham gia TTDS là rất lớn. Việc hoà giải thành sẽ giúp cho Toà án kết thúc sớm việc giải quyết VADS, tiết kiệm được thời gian, công sức giải quyết VADS, tiền của của Tìa án. Đối với các đương sự, việc hoà giải thành sẽ tiết kiệm cho hơn thời gian và những chi phí không cần thiết, nhất là đối với những đương sự ở xa trụ sở Toà án, việc đi lại khó khăn và tốn kém.

1.2. Nội dung các quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 về hoà giải vụ án dấn sự

1.2.1 Các quy định về nguyên tắc tiến hành hoà giải vụ án dân sự

Nguyên tắc hoà giải được quy định tại điều 205 BLTTDS 2015. Mục đích của hoà giải VADS là nhằm giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết VADS. Bản chất thỏa thuận của đương sự về giải quyết VADS là một giao dịch dân sự nên Điều luật này quy định khi hoà giải, Toà án phải tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của cá đương sự, không được dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chưa của mình, nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Quy định này nhằm đảm bảo sự tương thư ích với quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo diều 117 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015

Tuy vậy, Điều luật này còn hạn chế là  quy định đầy đủ các nội dung của nguyên tắc tiến hành hoà giải như vấn đề cần phải tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, của các chủ thể khác và lợi ích của Nhà nước, việc hoà giải phải tích cực, kiên trì để đề cao trách nhiệm của Thẩm phán chủ trì hoà giải.

1.2.2 Các quy định về các chủ thể trong hoà giải vụ án dân sự

1. 2.2.1 Về chủ thể tiến hành hoà giải

Điều 209 BLTTDS đã quy định thành phần phiên họp kiểm tra việc nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải. Theo quy định tại điểm a và b khoản 1 điều này, thì những người tiến hành hoà giải bao gồm: Thẩm phán chủ trì phiên họp; Thư ký Toà án ghi biên bản phiên họp.

  • Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải. Theo quy định tại khoản 7 Điều 48 BLTTDS năm 2015, Thẩm phân tiến hành phiên hoà giải, ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này.
  • Thư ký Toà án ghi biên bản phiên hoà giải. Thư ký Toà án phải ghi biên bản hoà giải theo đúng quy định tại điều 211 BLTTDS 2015 và phải chịu trách nhiệm về việc ghi biên bản hoà giải của mình.

1.2.2.2 Về chủ thể tham gia hoà giải

Theo quy định tại điểm c, d, đ và e khoản 1 và khoản 2 điều 209 BKTTDS 2015 thì những người tham gia phiên hoà giải gồm:

  • Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự (theo khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015, đương sự trong VADS là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lộ, nghĩa vụ liên quan);
  • Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp, đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hoà giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;
  • Người bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có)
  • Người phiên dịch (nếu có)
  • Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phiên hoà giải; đối với vui án về hôn nhân và gia đình,Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu hỏi vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành phiên họp.

1.2.3 Các quy định về phạm vi hoà giải vụ án dân sự

1.2.3.1 Những vụ án dân sự phải tiến hành hoà giải

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Toà án có trách nhiệm hoà giải đối với hầu hết các VADS để giúp các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. BLTTDS 2015 không liệt kê những vụ việc phải tiến hành hòa giải mà quy định theo phương pháp loại trừ. Theo đó, phạm vì hoà giải rất rộng, đó là những tranh chấp được quy định tại các điều 26, 28, và 32 BLTTDS, trừ những vụ án không hoà giải được theo quy định tại điều 206 và Điều 207 của BLTTDS hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Như vậy, hoạt động hoà giải được tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm VADS và là thủ tục bắt buộc, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại điều 206 , 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Ngoài ra, theo các Điều 246, Điều 300 BLTTDS 2015 thì tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm Toà án cũng hỏi các đương sự có thoát thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không.

1.2.3.2 Những vụ án không được hoà giải

Những VADS không được hoà giải là những vụ án mà pháp luật cấm hoà giải, vì hoà giải sẽ đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho các bên vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm tài sản của Nhà nước. Theo điều 206 BLTTDS năm 2015, những vụ án không được hoà giải bao gồm: Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và những VADS phát sinh từ giao dịch trái pháp luật và trái với đạo Đức xác hội.

Tuy nhiên, hiện nay BLTTDS năm 2015 không quy định vè hình thức sở hữu Nhà nước mà quy định hình thức sở hữu toàn dân. Vì thế, quy định tại điều 206 chưa atuwong thích với quy định tại điều 197 BKTTDS năm 2015.

1.2.3.3 Những VADS không tiến hành hoà giải được

Những VADS không tiến hành hoà giải được là những vụ án mà pháp luật quy định phải hoà giải nhưng thực tế có những trở ngại khách quan dẫn đến việc không hoà giải được. Theo điều 207 BLTTDS 2015, những VADS không tiến hành hoà giải được bao gồm: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn có tình vắng mặt; đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng; đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vụ dân sự; mộ trong các đương sự đề nghị không tiến hành hoà giải.

1.2.4 Các quy định về thủ tục hoà giải vụ án dân sự

1.2.4.1 Thủ tục thông báo về phiên hoà giải

Điều 208 BLTTDS năm 2015 quy định về việc thông báo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoặc giải. Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, chứng và hoà giải giữa các đương sự. Việc thông báo này có ý nghĩa để các đương sự chuẩn bị những phương án mà hỏi có thể đưa ra thoả thuận với nhau và họ có thể tham khảo trước ý kiến của những người hiểu biết về pháp luật để giúp cho việc thương lượng giữa các đương sự được thuận lợi.

1.2.4.2 Thành phần tham gia phiên hoà giải

Điều 209 BKTTDS 2015 quy định thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp chứng cứ và hoặc giải gồm:

  • Thẩm phán chủ trì phiên họp
  • Thư ký Toà án ghi biên bản phiên họp;
  • Các đương sự hoặc người đại diện hơn pháp của các đương sự
  • Địa diện tổ chức địa duệ tạo thể lao động đới với các vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người địa diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động.
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ( nếu có)
  • Người phiên dịch (nếu có)

1.2.4.3 Thủ tục áp dụng trong trường hợp hoà giải thành

– Thủ tục ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Được quy định tại Điều 212 BLTTDS  năm 2015.

– Thủ tục trong trường hợp đương sự thay đổi ý kiến sau khi lập biên bản hoà giải thành

– Thủ tục áp dụng trong trường hợp Toà án hoà giải thành và nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện

1.2.4.4 Thủ tục áp dụng trong trường hợp hoà giải không thành

Đối với những vụ án dân sự không được hoà giải khay những vụ án không tiến hành hoà giải được hoặc những vụ án mặc việc hoà giải vụ án không đạt được kết quả và không có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chủ giải quyết vụ án thì Tìa án lập biên bản hoà giải không thành và sẽ tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.

2. Thực tiễn hoà giải vụ án dân sự và một số kiến nghị hoàn thiện

2.1 Thực tiễn hoà giải vụ án dân sự

Những hạn chế

  • Ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự không đúng nội dung thỏa thuận của đương sự
  • Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không đúng thời hạn
  • Hoà giải phiến diện, chiếu lệ

Co những vụ án, Toà tuy có tiến hành hoà giải nhưng chỉ cho đúng thủ tục mà chưa tìm hiểu lúc nội dung vụ án, nguyên nhân tranh chấp, yêu cầu, đòi hỏi của mỗi bên cũng như tâm tai nguyện vọng cùa từng đương sự, ngoài ra việc thực hiện hoà giải một cách phiến diện, chiếu lệ dẫn đến vụ án phải đưa ra xét xử .

2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện hoà giải vụ án dân sự

2.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Cần đưa quy định về việc tôn trọng và bảo đảm quyền và lợi dịch hợp pháp của các đương sự, lợi ích của các chủ thể khác và lợi sinh của Nhà nước.

Ngoài ra cần phải quy định về sự tích cực, kiên trì của Thẩm phán khi tiến hành hoà giải VADS.

  • Phạm vi những VADS không được hoà giải cần phải phù hợp với quy định tại Điều 197 BLTTDS 2015
  • Để thuật tiện hơn cho việc hoặc giải VADS cần bận hành văn bản hướng dẫn sao dụng các quy định trong một số trường hợp

+ Trường hợp vụ án có nhiều đương sự nhưng khi Toà án triệu tập tham gia hoà giải  thì một hoặc một số đương sự vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng.

+ Đối với trường hợp các đương sự có thoả thuận sau khi Toà án đã lập biên bản giải thành.

2.2.2. Kiến nghị về thực hiện pháp luật

– Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị để nâng cao năng lực trách nhiệm của Thẩm phán.

Thẩm phán là người chịu trách nhiệm chủ trì phiên hoà giải, nên năng lực, trách nhiệm của Thẩm phán tiến hành hoà giải là một vấn đề hết sức quan trọng. Một thẩm phán hoà giải VADS phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo Đức nghề nghiệp cũng như tinh thần trách nhiệm, phải đủ tâm, đủ tầm, ngoài nắm vững các quy định của pháp luật thì còn phải nắm vững chính sách của Nhà nước. Do đó, cần phải thường xuyên đìa tại, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị cho Thẩm phán

– Tăng cường công tác quản lý của lãnh đạo Toà án đối với công tác giải quyết VADS. Công tác quản lý của lãnh đạo Toà án đối với công tác giải quyết VADS là yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến kết quả giải quyết VADS. Vì vậy, để nâng cao hiệu quạt hoà giải VADS thì lãnh đạo Toà án phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đối với công tác giải quyết VADS, trong đó có công tác hào giải VADS.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của đương sự.

Qua thực tế có nhiều vụ án nếu đương sự hiểu biết pháp luật thì có thể đã tự thương lượng hoặc thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, Toà án không phải đưa ra xét xử. Do đó, việc đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao sự hiểu biết của đương sự là hết sức cần thiết, nên kiến nghị nhà nước, các cấp các ngành cũng như TANDTC (tăng cường xét xử các vụ án lưu động) cần đặc biệt chú ý và quan tâm hơn nữa.

KẾT LUẬN

Trong xã hội, đó nhận thức pháp luật của các chủ thể khác nhau nên các mâu thuẫn tranh chấp xảy ra đều không tránh khỏi. Đặc biệt, đó tác động của sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xác hội chủ nghĩa thì những mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra càng nhiều. Tuy vậy, muốn ổn định được trật tự, ăn ninh xã hội để phát triển kinh tế xã hội thì phải sớm giải quyết được các tranh chấp. Hoà giải VADS là một biện pháp giải quyết tranh chấp cơ bản của Toà án và có nhiều ưu Việt. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTDS Việt Nam, các quy định về Hoà giải VADS ngày càng hoàn thiện.

3/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền