Giáo trình Luật thi hành án hình sự – Đại học Vinh

Giáo trình

Giáo trình Luật Thi hành án hình sự – Trường Đại học Vinh (Giáo trình đào tạo từ xa 2011) – Chủ biên: Phan Nữ Hiền Oanh.

..

Những nội dung liên quan:

..

Nội dung của giáo trình Luật Thi hành án hình sự – Đại học Vinh

Bên cạnh Luật hình sự là ngành luật nội dung quy định về tội phạm và hình phạt, hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau bàn về Luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự – đây là hai ngành luật độc lập hay chỉ là một ngành luật – ngành luật tố tụng hình sự, phải chăng các quy định của thi hành án đều nằm gọn trong quy trình tố tụng hình sự và là một bộ phận của luật tố tụng hình sự? Vấn đề này đã gây tranh cãi và tốn khá nhiều giấy mực của những nhà nghiên cứu pháp luật. Cuốn sách này không nhằm đưa ra một quan điểm mới mà chỉ với mục đích thể hiện sự đồng tình với quan điểm của những nhà nghiên cứu pháp luật cho rằng: Luật thi hành án hình sự là một ngành luật độc lập.

Giáo trình Luật Thi hành án hình sự – Đại học Vinh (Phần 1)

Giáo trình Luật Thi hành án hình sự – Đại học Vinh (Phần 2)

Các tìm kiếm liên quan đến giáo trình Luật Thi hành án hình sự, bài giảng thi hành án hình sự, nguyên tắc đặc thù của Luật Thi hành án hình sự, khái niệm thi hành án hình sự, giao trinh luat thi hanh an hinh su, câu hỏi nhận định môn thi hành án hình sự, giáo trình Luật Thi hành án dân sự, Luật Thi hành án hình sự 2017, đề cương Luật Thi hành án hình sự

Thi hành án hình sự là gì?

Thi hành án hình sự là hoạt động thi hành các bản án, quyết định hình sự của Tòa án về hình phạt tử hình, hình phạt tù, hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú, các hình phạt tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, trục xuất, phạt tiền, tịch thu tài sản.

Kết cấu của Luật Thi hành án hình sự năm 2019?

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có 207 điều, được quy định thành 16 chương, cụ thể như sau:
– Chương I (Những quy định chung) có 10 điều, từ Điều 1 đến Điều 10.
– Chương II (Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự) có 11 điều, từ Điều 11 đến Điều 21.
– Chương III (Thi hành án phạt tù), có 55 điều, được chia thành 04 mục, cụ thể như sau:
+ Mục 1 (Thủ tục thi hành án và chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân) có 26 điều, từ Điều 22 đến Điều 47.
+ Mục 2 (Chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân) có 09 điều, từ Điều 48 đến Điều 56.
+ Mục 3 (Tha tù trước thời hạn có điều kiện) có 15 điều, từ Điều 58 đến Điều 72.
+ Mục 4 (Quy định đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi) có 4 điều, từ Điều 73 đến Điều 76.
– Chương IV (Thi hành án tử hình) có 07 điều, từ Điều 77 đến Điều 83.
– Chương V (Thi hành án treo, án phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ) có 23 điều, được chia thành 03 mục, cụ thể như sau:
+ Mục 1 (Thi hành án treo) có 11 điều, từ Điều 84 đến Điều 94.
+ Mục 2 (Thi hành án phạt cảnh cáo) có 01 điều (Điều 95).
+ Mục 3 (Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ) có 11 điều, từ Điều 96 đến Điều 106.
– Chương VI (Thi hành án phạt cấm cư trú, quản chế) có 11 điều, được chia thành 02 mục, cụ thể như sau:
+ Mục 1 (Thi hành án phạt cấm cư trú) có 05 điều, từ Điều 107 đến Điều 111.
+ Mục 2 (Thi hành án phạt quản chế) có 06 điều, từ Điều 112 đến Điều 117.
– Chương VII (Thi hành án phạt trục xuất) có 07 điều, từ Điều 118 đến Điều 124.
– Chương VIII (Thi hành án phạt tước một số quyền công dân), có 04 điều, từ Điều 125 đến Điều 128.
– Chương IX (Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định) có 03 điều, từ Điều 129 đến Điều 131.
– Chương X (Thi hành biện pháp tư pháp) có 26 điều, được chia thành 03 mục, cụ thể như sau:
+ Mục 1 (Quy định chung về thi hành biện pháp tư pháp), có 04 điều, từ Điều 132 đến Điều 135.
+ Mục 2 (Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh) có 05 điều, từ Điều 136 đến Điều 140.
+ Mục 3 (Thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng) có 17 điều, từ Điều 141 đến Điều 157.
– Chương XI (Thi hành án đối với pháp nhân thương mại) có 09 điều (từ Điều 158 đến Điều 166).
– Chương XII (Kiểm sát thi hành án hình sự) có 03 điều, từ Điều 167 đến Điều 169.
– Chương XIII (Bảo đảm điều kiện cho hoạt động thi hành án hình sự) có 06 điều, từ Điều 170 đến Điều 175.
– Chương XIV (Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự) có 18 điều, được chia thành 02 mục, cụ thể như sau:
+ Mục 1 (Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự) có 13 điều, từ Điều 176 đến Điều 189.
+ Mục 2 (Tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án hình sự) có 04 điều, từ Điều 190 đến Điều 193.
– Chương XV (Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong quản lý công tác thi hành án hình sự) có 10 điều, từ Điều 194 đến Điều 205.
– Chương XVI (Điều khoản thi hành) có 02 điều, Điều 206 và Điều 207.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi