Giảng viên luật có được hành nghề luật sư?

Nam sinh trường luật
Nam sinh với góc nghiêng thần thánh thu hút rất nhiều sự chú ý

Những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư

Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006 (được sửa đồi, bổ sung 2012) có quy định:

4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

 

Các nội dung liên quan:

 

Giảng viên luật có được làm luật sư?

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì giảng viên luật không được hành nghề luật sư

Quy định trên đã từng gây rất nhiều tranh cãi khi sửa đổi, bổ sung Luật luật sư 2006 vào năm 2012. Thời gian đó, góp ý về Dự theo Luật sửa đổi có 02 loại ý kiến:

– Loại ý kiến thứ nhất tán thành với dự thảo Luật, theo đó không cho phép quy định viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật hành nghề luật sư.

– Loại ý kiến thứ 2 đề nghị chỉnh lý quy định tại điểm b khoản 4 Điều 17 dự thảo Luật theo hướng cho phép viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật luật hành nghề luật sư (trong đó, nhiều ý kiến đề nghị cho phép đối tượng trên được hành nghề luật sư nhưng chỉ ở lĩnh vực tư vấn pháp luật).

Từ nhiều quan điểm, ý kiến tranh luận gay gắt, cuối cùng Quốc hội đã biểu quyết thông qua nội dung này với 330/470 ý kiến đại biểu có mặt tán thành, chiếm 62,27% trước khi thông qua toàn văn Luật với 90,16% ý kiến tán thành.

Ý KIẾN ĐỒNG TÌNH

Nên cho phép đội ngũ giảng viên đang giảng dạy luật được làm luật sư vì một số lý do sau:

– Thứ nhất, đội ngũ giảng viên luật có nền tảng kiến thức pháp luật tốt, có sự đầu tư, nghiên cứu pháp luật khá sâu, nếu được hành nghề luật sư thì đây sẽ là nguồn luật sư có trình độ.

– Thứ hai, tuy rằng giảng viên luật có trình độ, kiến thức pháp luật nhưng chủ yếu đó cũng chỉ là kiến thức về mặt học thuật, lý luận, đa số còn thiếu kiến thức thực tiễn. Đó cũng là một nguyên nhân khiến giữa giảng dạy và học tập có khoảng cách nhất định. Nếu giảng viên kiêm nhiệm cả việc hành nghề luật sư thì những khiếm khuyết này sẽ được khắc phục. Công tác đào tạo nguồn pháp luật sẽ đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Bên cạnh những lợi ích có thể mang lại cho sự phát triển của luật sư Việt Nam, bản thân những giảng viên cũng thu được những bài học thực tiễn quý giá để phục vụ cho công tác giảng dạy, đào tạo. Từ đó, việc đào tạo cũng sẽ được nâng cao hơn khi gắn được thực tiễn vào lý thuyết.

– Thứ ba, đội ngũ luật sư đang thiếu về số lượng và trình độ pháp luật chưa cao, chưa đáp ứng các nhu cầu của xã hội, nhất là yêu cầu hội nhập quốc tế. Đội ngũ giảng viên luật tham gia hành nghề luật sư sẽ giúp đội ngũ luật sư nâng cao được chất lượng lẫn số lượng. Ở một khía cạnh nào đó, hiện nhiều luật sư chưa sống được bằng nghề mà một trong những lý do là kiến thức pháp lý, kỹ năng tranh luận, trình độ ngoại ngữ… còn hạn chế, gây mất lòng tin cho thân chủ. Đội ngũ giảng viên luật hiện nay lại đáp ứng khá tốt các yêu cầu này.

Ý KIẾN PHẢN ĐỐI

Cần cấm giảng viên kiêm nhiệm hành nghề luật sư vì các lý do sau:

– Thứ nhất, việc kiêm nhiệm làm cho tính chuyên môn hóa, sự tập trung đầu tư cho nghề bị dàn trải, hiệu quả không cao.

– Thứ hai, công tác giảng dạy pháp luật đòi hỏi giảng viên phải đầu tư thời gian, công sức để vừa đảm bảo đủ thời lượng giảng dạy, vừa đủ số lượng đề tài nghiên cứu khoa học. Nếu cho giảng viên được hành nghề luật sư thì chẳng những ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo mà còn làm cho việc hành nghề luật sư cũng bị ảnh hưởng.

– Thứ ba, không đảm bảo thời gian: chắc chắn hai hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến nhau, khi cả hai đều phải tiến hành vào giờ hành chính.

– Thứ tư, tâm lý “thầy cãi trò”: không loại trừ trường hợp giảng viên hành nghề luật sư lại chính là thầy của người tiến hành tố tụng khác và điều này sẽ gây ra tâm lý “thầy trò” không thể loại trừ khả năng xảy ra “phân biệt đối xử. Mặt khác, bào chữa sẽ có những vụ án không thành công, khi đó hình ảnh của người thầy ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, ảnh hưởng đến học trò.

5/5 - (25109 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.