Tổng hợp đề thi môn Công pháp quốc tế (có đáp án)

Chuyên mụcCông pháp quốc tế, Đề thi Luật Công pháp quốc tế

[Hocluat.VN] Tổng hợp đề thi môn Công pháp quốc tế (có kèm theo file đáp án) của một số cơ sở đào tạo luật trên cả nước để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tới.

..

Những tài liệu liên quan:

..

Đề thi Công pháp quốc tế

Download tài liệu về máy

[PDF] Đề thi Công pháp quốc tế

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Đề thi Công pháp quốc tế ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Đề 1:

1. Phân tích khái niệm, các hình thức, phương pháp và hậu quả của công nhận quốc tế / Phân tích khía canh chính trị, ý nghĩa pháp lý của hành vi công nhận quốc tế.

2. So sánh trách nhiệm pháp lý chủ quan và trách nhiệm pháp lý khách quan.

Đề 2:

1. Khái niệm luật quốc tế. Phân tích đặc trưng về chủ thể của luật quốc tế.

2. Điều ước quốc tế có giá tri tạo lập tập quán quốc tế không. Cho ví dụ?

Đề 3:

1. Phân tích cấu thành Quốc gia và đặc tính chính trị pháp lý?

2. So sánh quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan ngoại giao và lãnh sự

Hỏi thêm: Hành lý của công chức ngoại giao có bị kiểm tra hải quan hay không?

Đề 4:

1. Phân tích quyền năng chủ thể luật quốc tế – quốc gia

2. Phân tích cơ cấu thành lập, chức năng, quyền hạn của tòa án công lý quốc tế vấn đề pháp lý của ban hội thẩm trong ggtc WTO

Đề 5:

1. Trình bày đặc trưng cơ bản của Luật Quốc tế

2. Căn cứ xác định và hình thức thực hiện Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan

Đề 6:

1. Phân tích quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế.

2. Phân tích quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan ngoại giao khác gì so vs cơ quan lãnh sự?

Đề 7:

1.  Các trường hợp có hiệu lực ĐUQT với bên thứ 3

2. Quy chế pháp lý của Tòa án luật Biển quốc tế?

Hỏi thêm:

a. Tòa án công lý có bao nhiêu thẩm phán, phương thức xác định thẩm phán của tòa án công lý, các đặc điểm của nguyên tắc cơ bản, các ngoại lệ của nguyên tắc.

b. Bảo hộ công dân.

c. So sánh Tòa biển vs Tòa Công lý.

d. Thực tiễn tòa công lý xét xử vụ án luật biển

e. Chủ thể Luật quốc tế, các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, dân cư, đường cơ sở thẳng

Đề 8:

1. So sánh quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa theo quy định tại Công ước luật biển 1982.

2. Phân tích khái niệm, đặc điểm, cách phân loại các cơ quan tài phán quốc tế.

Hỏi thêm:

1. Hai nguyên tắc cơ bản của luật biển quốc tế là gì?

2. Mối liên hệ đặc trưng giữa hai nguyên tắc cơ bản của luật biển quốc tế là gì? Cho ví dụ chứng minh.

3. Tòa án công lý quốc tế có những chức năng gì?

4. Có mấy cách xác định thẩm quyền của tòa án công lý quốc tế, kể tên?

5. So sánh trình tự thủ tục của tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế.

6. Luật áp dụng của tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế trong vấn đề giải quyết tranh chấp có gì đặc biệt không?

Đề 9:

1. Điều kiện có hiệu lực của điều ước quốc tế

2. Định nghĩa, đặc điểm, phân loại tranh chấp quốc tế, cho ví dụ minh họa.

3. Phân tích vai trò của các bên tranh chấp trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.

4. Điều kiện để sự thay đổi hoàn cảnh ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước.

5. Ngoại lệ của trường hợp thay đổi hoàn cảnh.

6. Hiệu lực đối với bên thứ 3.

7. Quyền chủ quyền tự nhiên vốn có là gì? vùng nào(thềm lục địa vì là vùng đặc quyền kt phải tuyên bố).

8. So sánh quy chế pháp lý đqkt và thềm lục địa.

9. Tranh chấp quốc tế là gì?

10. Cơ sở thực tiễn của trách nhiệm pháp lý khách quan.

11. Cơ quan tài phán? bao gồm cơ quan nào?

12. So sánh tòa án công lý quốc tế và trọng tài quốc tế.

13. So sánh trách nhiệm pháp lý khách quan và chủ quan.

14. Quy phạm Jus Cogens ảnh hưởng đến điều ước quốc tế ntn? ngoài những nguyên tắc cơ bản thì còn qp nào là Jus Cogens?

Hỏi thêm:

1. Phân tích đặc điểm của giải quyết tranh chấp quốc tế

2. Các nguồn của Luật quốc tế

3. Mối quan hệ giữa tập quán và điều ước

4. Các điều kiện khác ảnh hưởng đến hiệu lực điều ước quốc tế

5. Bảo lưu là gì? các trường hợp không được bảo lưu?

6. Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh?

Đề 10:

1. Trình bày các vấn đề pháp lí của bảo lưu điều ước quốc tế?

2. Nêu định nghĩa, đặc điểm, phân loại cơ quan trọng tài quốc tế,2. Các vấn đề pháp lí về cơ quan phúc thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO?

Đề 11:

1. Phân tích các quy phạm luật quốc tế. Nêu ví dụ

2. Nêu và phân tích các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế của liên hợp quốc?

Liên Hợp quốc đã sử dụng những biện pháp nào để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

Hỏi thêm:

1. Thềm lục địa có phải lãnh thổ quốc gia k? Các quốc gia khác có quyền khai thác kể cả phần dư thừa hay k? Chế độ xác lý? Vẽ các cách xác định thềm lục địa

2. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng tòa án quốc tế có ưu thế gì so với trọng tài quốc tế

3. Phân biệt tranh chấp quốc tế và tình thế tranh chấp

4. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm pháp lý quốc tế

5. Một số câu bán trắc nghiệm:

a. Việt Nam và Trung Quốc có thể dùng Tòa án Công lý để giải quyết tranh chấp Trường Sa- Hoàng sa không? (đáp án: không)

b. Nếu quy phạm điều ước và quy phạm tập quán cùng điều chỉnh một vấn đề, dẫn đến hai hệ quả pháp lý khác nhau. Thì áp dụng cái nào và vì sao

c. Hành vi nào của chủ thể sẽ khiến chủ thể đó ràng buộc với những điều ước qt? (kí, phê chuẩn, phê duyệt và gia nhập)

Đề 12:

1. Nêu những điểm giống và khác nhau của quy phạm giữa Cogens và quy phạm quỳ nghi.

2. Phân tích nội dung và ngoại lệ nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực /

Trong những trường hợp nào thì được sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Điều này có trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế không? (các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc đe dọa)

3. Phân tích nội dung các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài?

Hỏi thêm:

– Thực tiễn ngoại lệ của nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực.

– Nếu viên chức ngoại giao phạm tội buôn bán ma túy có phải chịu TNHS không? Không

– Điều kiện để 1 quốc gia bảo hộ công dân.

– Ý nghĩa chính của việc xác định quốc tịch cho tàu thuyền!!!

Hỏi thêm:

1. Quy phạm pháp luật là gi?

2. Lấy ví dụ về quy phạm tùy nghi về lĩnh vực Luật biển.

3. Quy phạm pháp luật khác gì với văn bản pháp luật?

4. E đọc Hiến chương Liên hợp Quốc chưa? các trường hợp này (ở câu 2) được quy định ở điều bao nhiêu HCLHQ? (nếu không nêu được điều thì nêu nó ở chương nào?)

5. Pháp điển hóa là gì? Ví dụ pháp điển hóa trong lĩnh vực Luật biển và lĩnh vực Ngoại giao.

6. Tại sao PN và cá Nhân không phải là Ct của Luật quốc tế

7. Định nghĩa và đặc điểm của điều ước quốc tế

Đề 13:

1. So sánh Điều ước Quốc tế và tập quán quốc tế? Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế?

2. Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh ảnh hưởng như thế nào đến hiệu lực thi hành của Điều ước quốc tế trên phạm vi lãnh thổ các quốc gia thành viên.

Đề 14:

1. Định nghĩa, đặc điểm tập quán quốc tế. Trình bày phương thức hình thành tập quán quốc tế / Khái niệm, yếu tố cấu thành, con đường hình thành tập quán quốc tế

2. Nêu quy chế pháp lý vùng nội thủy.

Loại phương tiện nào được đề cập tới trong Công ước, quy chế pháp lý vùng nước quần đảo khác gì với nội thủy không, trong vùng nước quần đảo có thể có vùng có quy chế như nội thủy không,…

Hỏi thêm:

1. Mối quan hệ giữa TQQT và điều ước quốc tế

2. Mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ

3. Quy chế pháp lý của người nước ngoài

4.Quy chế pháp lý của biển cả

5. Các phương thức công nhận thẩm quyền của tòa án công lý quốc tế

Đề 16:

1. Trình bày nội dung nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và các ngoại lệ của nguyên tắc đó.

2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa pháp lý của quốc tịch.

Đề 17:

1. Điều ước quốc tế có làm hạn chế áp dụng tập quán quốc tế cùng nội dung hay không? Tại sao?

2. Trình bày nội dung nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Ngoại lệ của nguyên tắc này?

Hỏi thêm:

– Nguyên nhân tại sao Mỹ tấn công Iraq năm 1991?

– Có mấy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế? Hiến chương LHQ ghi nhận những nguyên tắc nào trong số các nguyên tắc trên?

– Điều kiện để một điều ước quốc tế có hiệu lực?

– Luật quốc tế điều chỉnh điều ước quốc tế như thế nào?

Đề 18:

1. Phân biệt cơ chế giải quyết tranh chấp trong trọng tài quốc tế và tòa án quốc tế?

2. Phân biệt cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự?

Đề 19:

1. Mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế?

2. Phân tích khái niệm, đặc điểm nguyên tắc cb của Luật quốc tế.

Phân biệt nguyên tắc pháp luật chung và nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế?

3. Khái niệm, đặc điểm, qui chế plý vùng ĐQKT

Hỏi thêm:

– Mối quan hệ nguồn cơ bản – nguồn bổ trợ

– Phân biệt nguồn cơ bản- nguồn bổ trợ

– Ngoại lệ nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực;

– Tập quán và ĐƯ, cái nào giá trị cao hơn,

– Đường cơ sở Việt Nam, Điểm a8 ở chỗ nào;

– Phân biệt vùng ĐQKT và TLĐ….v..v

1. Đặc điểm điều ước quốc tế?

2. Mối quan hệ giữa nguồn bổ trợ và nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế?

3. Phân biệt ký và ký kết?

4. Bản chất của bảo lưu quốc tế?

5. Tại sao bảo lưu quốc tế không áp dụng với điều ước song phương?

6. Ký đầy đủ có chắc chắn làm phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế không?

ĐỀ 20:

1. Phân tích nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình. Ngoại lệ của nguyên tắc này

2. Một Điều ước quốc tế bị chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp nào? Cho ví dụ

Một số Hỏi thêm:

1. Nội dung của Điều Luật quy định về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh

2. Ngoại lệ của trường hợp thay đổi cơ bản hoàn cảnh……………

3. Nguyên tắc trên có quan hệ mật thiết với nguyên tắc nào?

4. Điều kiện có hiệu lực của điều ước quốc tế.

5. Nêu sự khác nhau cơ bản của nguyên tắc pháp luật chung và nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế?

ĐỀ 21:

1. Nội dung nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Ngoại lệ?

2. Phân tích căn cứ hưởng quốc tịch do sinh ra?

Hỏi thêm:

1. Nêu ngoại lệ của các Nguyên tắc: cấm sử dụng vũ lực, bình đẳng chủ quyền, pacta sun servanda?

– Cấm sử dụng vũ lực: Quyền tự vệ cá nhân và tự vệ tập thể

– Bình đẳng chủ quyền: Quyền phủ quyết của thành viên thường trực HĐBA

2. Các điều kiện bảo hộ công dân?

3. Người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải sinh sống ở Việt Nam ít nhất bao lâu? với người không quốc tịch thì bao lâu?

4. Các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài?

5. Phân tích rõ chế độ đãi ngộ tối huệ quốc?

ĐỀ 22:

1. Phân tích đặc trưng của hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

2. Trình bày xác định biên giới quốc gia trên bộ

* Hỏi thêm:

1. So sánh biên giới trên bộ và trên biển

2. Xác định quốc tịch, so sánh quy chế pháp lý nội thủy và lãnh hải, TH nào là TH ngoại lệ đi qua không gây, ngoại lệ của nguyên tắc bình đẳng chủ quyền.

ĐỀ 23:

1. Quy chế pháp lý vùng biển quốc tế trong công ước 1982

2. Phân tích hưởng quốc tich do gia nhập / vấn đề pháp lý về gia nhập quốc tịch

Hỏi thêm:

1. Quy chế pháp lý vùng nc quần đảo

2. Các trường hợp phát sinh hiệu lực điều ước

3. Phân biệt các hình thức kí

4. So sánh giải quyết t.c thông qua bên thứ 3 và cơ quan tài phán quốc tế

5. Các bước hoạch định biên giới…

6. Các đặc điểm của quốc tịch, lấy ví dụ về tính cá nhân

7. Các điều kiện để đc gia nhập quốc tế? ý nghĩa, tại sao lại qui định các tiêu chí như thế (tiêu chí về gia nhập quốc tịch)?

8. Nguồn của Luật quốc tế?

ĐỀ 24:

1. Phân tích các vấn đề pháp lý về thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế?

2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại cơ quan tài phán quốc tế?

Các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế được các chủ thể tranh chấp thực thi như thế nào?

Hỏi thêm:

1. Các bộ ngành khác ngoài Bộ Ngoại giao có thẩm quyền ký điều ước quốc tế không?

2. Vấn đề tư vấn của Tòa án Công lý Quốc tế!

3. Phân biệt các hình thức ký điều ước quốc tế!

4. Thế nào là đường bờ biển khúc khuỷu??

5. Phân tích các hình thức kí kết điều ước quốc tế?

6. Thềm lục địa có thuộc chủ quyền quốc gia hay không?

7. Đối với tài nguyên vùng thềm lục địa mà quốc gia ven biển không khai thác hết thì quốc gia khác có quyền khai thác không?

8. Phân tích các cơ quan tài phán quốc tế?

9. Quốc gia ven có thềm lục địa rộng hơn 200 hải lý có quyền và nghĩa vụ gì` khác các quốc gia ven biển có thềm lục địa nhỏ hơn 200 hải lý?

Đề 25:

1. Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế, cho ví dụ

2. Phân tích các đặc điểm của điều ước quốc tế?

Phân tích so sánh quyền miễn trừ của thành viên cơ quan ngoại giao với thành viên cơ quan lãnh sự

Hỏi thêm:

1. Các nguồn của luật quốc tế

2. Mối quan hệ giữa tập quán và điều ước

3. Bảo lưu điều ước các trường hợp điều ước phát sinh hiệu lực với bên thứ 3…

4. Pháp luật của Việt Nam có sử dụng phương thức lựa chọn Quốc tịch hay không? Cho ví dụ?

5. Phân tích nội dung, ý nghĩa của chế độ tàu thuyền qua lại vô hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển?

6. Tại sao cơ quan đại diện ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao? Ý nghĩa của những quy đinh đó?

7. So sánh chủ thể của công pháp quốc tế và chủ thể của tư pháp quốc tế?

– Chế định ngoại giao có phải xuất phát từ tập quán không

– Kể tên các văn bản nguồn của luật ngoại giao lãnh sự ( nhớ kể cả năm)

– Các nguồn của luật quốc tế

– Mối quan hệ giữa tập quán và điều ước

– Bảo lưu điều ước

– Các trường hợp điều ước phát sinh hiệu lực với bên thứ 3…

Đề 26:

1. Khái niêm, đặc điểm điều ước quốc tế

2. Phân tích cách xác định và qui chế pháp lý vùng nước quần đảo

Đề 27:

1. Vai trò của Luật Quốc gia đối với Luật Quốc tế? Cho ví dụ?

2. Nêu khái niệm và đặc điểm của Điều ước Quốc tế?

Hỏi thêm:

1. Tại sao luật quốc gia lại đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành luật QT? đánh giá xu thế của vai trò ấy trong tương lai?

2. Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế 1969 có điểm khác cơ bản gì so với Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 của Việt Nam?

3. Việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế thể hiện cam kết hay nghĩa vụ của các quốc gia? Phân biệt cam kết với nghĩa vụ của quốc gia trong trường hợp này?

4. Thế nào là luật Quốc tế, trình bày đặc trưng của quá trình hình thành luật quốc tế

5. Hành vi ký kết Điều ước quốc tế

Trong Luật ký kết điều ước 2005 có mấy loại điều ước. Điều ước nào cần có sự phê chuẩn

Đề 28:

1. Mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ của luật qt,cho ví dụ

2. Những vấn đề trong xác định biên giới quốc gia trên biển.

Đề 29:

1. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi hoàn cảnh đến hiệu lực thi hành của điều ước quốc tế đối với quốc gia thành viên.

2. Nêu khái niệm & quy chế pháp lý của vùng thềm lục địa.

ĐỀ 30:

1. So sánh quy chế pháp lý của nội thủy so với quy chế pháp lý của lãnh hải

2. Phân tích các phương pháp giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ 3

Hỏi thêm:

1. trường hợp đi qua nội thủy không phải xin phép?

2. Các loại nguồn của luật quốc tế?

3. So sánh hiệu lực pháp lý của nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ?

4. So sánh hiệu lực pháp lý của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế?

5. So sánh giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế và thông qua bên thứ 3.

ĐỀ 31:

1. Phân tích nguyên tắc Pacta sunt servanda và ngoại lệ của nguyên tắc

2. Phân tích các trường hợp chấm dứt quốc tịch của một cá nhân.

ĐỀ 32:

1. Định nghĩa, đặc điểm, phân loại Tổ chức quốc tế Liên chính phủ

2. Nguyên nhân, hậu quả pháp lý và hướng khắc phục tình trạng người không quốc tịch

Hỏi thêm :

– Quyền năng phái sinh của tổ chức quốc tế liên chính phủ? ngoài quyền năng đó ra còn quyền năng nào nữa k? Là quyền năng do các chủ thể thành viên trao cho

– Việt Nam đã thưởng quốc tịch cho ai (Gagarin), tước quốc tịch của ai chưa?

– Cách xác lập quốc tịch (sinh ra, lựa chọn, hưởng QT, thưởng QT, xin nhập QT, kết hôn với người nước ngoài, làm con nuôi người nước ngoài)

– Các trường hợp mất quốc tịch : chết, đương nhiên mất (tham gia vào lực lượng vũ trang nước ngoài, tham gia vào bộ máy nhà nước của nước ngoài), tước quốc tịch, xin thôi quốc tế cũ mà chưa có quốc tế mới…

– Nêu các hiệp ước đa phương, song phương mà em biết về quốc tịch

Công ước Lahaye về xung đột quốc tịch. Hiệp định Pháp – Ý 1953 (quy định việc đương nhiên mất quốc tịch nếu gia nhập quốc tịch nước khác hoặc chỉ chọn 1 quốc tịch)

– Quy phạm tuỳ nghi là gì?

1. Phân biệt tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ

2. Phán quyết của tòa án công lý quốc tế có giá trị pháp lý như thế nào?

3. Cách xác định đường cơ sở

4. Hiệu lực của điều ước quốc tế

5. Nhận xét của em về Liên hợp quốc

6. Ngoại lệ của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền quốc gia

7. Phân biệt không quốc tịch – mất quốc tịch

8. Nguyên nhân tình trạng người 2 quốc tịch

9. Tranh chấp được giải quyết tại Tòa án công lý quốc tế chỉ đối với các chủ thể là thành viên của LHQ đúng hay sai?

10. Tập quán quốc tế bị hạn chế bởi điều ước quốc tế đúng hay sai?

ĐỀ 33

1. Phân biệt điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

2. Nguyên nhân, hậu quả pháp lí và biện pháp khắc phục tình trạng hai hay nhiều quốc tịch.

Hỏi thêm:

1. Đặc điểm điều ước quốc tế.

2. Nguyên tắc xác định huyết thống theo nơi sinh và theo lãnh thổ có mâu thuẫn với nhau không.

3. Các trường hợp mất quốc tịch.

Đề 34:

1. khái niệm, cơ sở, thẩm quyền và các biện pháp bảo hộ công dân.

2. phân tích điều kiện có hiệu lực, hiệu lực về không gian và thời gian của điều ước quốc tế.

Đề 35:

1. Khái niệm và cấu trúc lãnh thổ quốc gia

2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tranh chấp quốc tế

Hỏi thêm:

– Các trường hợp xác lập quốc tịch, quy định trong luật quốc tịch Việt Nam 2008?

– Ở Việt Nam đã có ai được thưởng quốc tịch, tước quốc tịch?

– Điều ước quốc tế hết hiệu lực khi nào?

– Phương pháp xác định đường cơ sở, Việt Nam áp dụng phương pháp nào?

1. Các cách xác định đường cơ sở?

2. Nội thuỷ nào tồn tại quyền qua lại vô hại?

3. Lãnh hải có tồn tại quyền bay qua vô hại k? Tại sao?

4. Cách xác định thềm lục địa? Trường hợp quốc gia ven biển có thềm lục địa lớn hơn 200 hải lý thì có thêm nghĩa vụ gì?

5. Vẽ sơ đồ 2 cách xác định thềm lục địa?

6. Phân biệt trách nhiệm pháp lý chủ quan và khách quan?

7. Một vài câu về Đại Hội đồng và Hội đồng Bảo An.

Đề 36:

1. Cách xác định và quy chế pháp lý vùng tiếp giáp lãnh hải theo luật biển năm 1982.

2. Phân tích trình tự kí kết điều ước quốc tế

Đề 37:

1. Phân tích khái niệm, cơ sở pháp lý, nguyên tắc dẫn độ tội phạm

2. Phân tích nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

Hỏi thêm:

– Phân tích nguyên tắc định danh kép

– Thế nào là tội phạm chính trị

– Ngoại lệ của nguyên tắc trên

– Kể tên các nguyên tắc

– Trong các nguyên tắc trên, những nguyên tắc nào được quy định trong hiến chương liên hợp quốc

– Nguyên tắc trên có quan hệ với nguyên tắc nào? nêu nội dung của nguyên tắc đó

1. Tài sản của cơ quan đại diện ngoại giao khác tài sản của cơ quan lãnh sự thế nào?

2. Cơ chế bắt buộc trong giải quyết tranh chấp của WTO?

3. Thềm lục địa có phải thuộc chủ quyền quốc gia không? (đại loại thế) tại sao?….

chẳng nhớ hết được TT_TT gần chục câu ý TT_TT vào cô Yến hỏi nhiều lắm, gần như hết

Đề 38:

1. Phân tích các nguyên tắc để xác định đường cơ sở theo quy định của công ước luật biển năm 1982/Cách xác định đường cơ sở theo Công ước luật biển 82.

2. Phân tích cơ cấu tổ chức, chức năng và phương thức xác định thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế của LHQ.

Hỏi thêm:

1. Nêu sự khác biệt của ĐCS quốc gia ven biển và ĐCS quần đảo?;

ĐCS thẳng được xuât phát từ án lệ nào? Ngư trường Anh – Nauy

Nêu án lệ Mỹ – Nicaragoa, lập luận của Mỹ trong vụ này thế nào? Lập luận của TA thế nào?

Lỗi có phải yếu tố bắt buộc trong xđ TNPLuật quốc tế không?

Nêu các nguyên tắc dẫn độ tội phạm?

Tại sao vẫn phải tồn tại vùng tiếp giáp lãnh hải khi vùng đặc quyền kinh tế đã được ghi nhận trong CULB 1982?

Quy chế về Vùng nước quần đảo tại CULB 1958? câu hỏi bẫy đấy, hồi CU1958 là chưa có đâu!

Đề 39:

1. Phân tích các yếu tố để điều ước quốc tế có hiệu lực?

2. Phân biệt giữa các nguyên tắc chung và các nguyên tắc bắt buộc trong luật quốc tế? Cho ví dụ?

Hỏi thêm:

Nguyên tắc pháp luật chung được quy định ở bài nào trong giáo trình? chương mấy? Nói cụ thể những gì anh biết về nó

Đề 40:

1. Phân tích cấu trúc nguồn của Luật quốc tế.

2. Phân tích các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lí quốc tế.

Đề 41:

1. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. Ngoại lệ của nguyên tắc này

2. Điều ước quốc tế có thể hình thành nên tập quán quốc tế không. Ví dụ

Đề 42:

1. Có tồn tại cơ quan quyền lực tối cao trong việc xây dựng các quy phạm luật quốc tế và cưỡng chế thi hành luật quốc tế hay không? Vì sao?

2. Định nghĩa và đặc điểm của Điều ước quốc tế?

Hỏi thêm:

1. Các chủ thể của luật quốc tế gồm những ai? VD

2. Có mấy nguyên tắc cơ bản? Kể tên.

3. Hiến chương LHQ ghi nhận mấy nguyên tắc? Kể tên những nguyên tắc không ghi nhận?

4. Tại sao các nguyên tắc pháp luật quốc tế được hình thành dựa trên cơ sở thoả thuận giữa các chủ thể

5. Hiệu lực thời gian

6. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế

7. Đặc trưng Điều ước quốc tế

Đề 43:

1. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của Điều ước Quốc tế? Ví dụ

2. Hành vi pháp lý đơn phương của Quốc gia có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể Quốc tế không? Ví dụ?

Hỏi thêm:

Điều ước chấm dứt hợp pháp trong trường hợp nào?

Thuyền của quốc gia khác phải có những đk gì để được khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế

Pháp luật của Việt Nam có sử dụng phương thức lựa chọn Quốc tịch hay không? Cho ví dụ?

Tại sao cơ quan đại diện ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao? Ý nghĩa của những quy đinh đó?

Đề thi môn công pháp quốc tế

Một số câu hỏi lý thuyết công pháp quốc tế

1. Áp dụng điều ước quốc tế?

2. Lập luận ký kết điều ước quốc tế? Trong Luật ký kết điều ước 2005 có mấy loại điều ước. Điều ước nào cần có sự phê chuẩn

3. Quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp?

4. Phân biệt phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập?

5. Đặc trưng điều ước quốc tế?

6. Hậu quả pháp lý của đồng ý bảo lưu và phản đối bảo lưu điều ước quốc tế?

7. Thủ tục phê duyệt, phê chuẩn điều ước quốc tế theo Hiến pháp Việt Nam

8. Em đã đọc Hiến chương ASEAN chưa? Có khác gì với Bangkhôngk trước đó?

9. Nêu các tên của điều ước quốc tế?

10. Thế nào là luật Quốc tế, trình bày đặc trưng của quá trình hình thành luật quốc tế

11. Phân tích khái niệm, cơ sở thẩm quyền và các biện pháp bảo hộ công dân

12. Phân tích hiệu lực theo không gian và theo thời gian của Điều ước quốc tế.

13. Phân tích cơ sở xác định và hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý chủ quan.

14. Phân tích các trường hợp chấm dứt quốc tịch

15. Trình bày nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

16. Hiệu lực của Điều ước. Khi nào Điều ước có hiệu lực – Khi nào điều ước là nguồn của Luật quốc tế….

17. Phân tích nội dung, ý nghĩa của chế độ tàu thuyền qua lại vô hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển?

18. Phân tích việc thực hiện phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế?

Đáp án đề thi Công pháp quốc tế

Download tài liệu về máy

[PDF] Đáp án đề thi Công pháp quốc tế

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Đáp án đề thi Công pháp quốc tế ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan: De thi Công pháp quốc tế HLU, nhận định đúng sai môn công pháp quốc tế, bài tập tình huống môn công pháp quốc tế, trắc nghiệm công pháp quốc tế, Đề thi công pháp quốc tế nêu, nhận định môn công pháp quốc tế có đáp án, bài tập công pháp quốc tế có đáp án, câu hỏi ôn tập môn công pháp quốc tế, tổng hợp câu hỏi nhận định môn luật quốc tế (công pháp quốc tế) – phần 2, nhận định đúng sai môn công pháp quốc tế có đáp án, đề thi công pháp quốc tế trường đh luật tp hcm, Bộ câu hỏi vấn đáp Công pháp quốc tế, Trắc nghiệm có đáp an môn Luật công pháp quốc tế, Đề thi Công pháp quốc tế học viên ngân hàng

 

Công pháp quốc tế là gì?

Công pháp quốc tế là một hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế được các quốc gia (chủ yếu là quan hệ chính trị) và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng lên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau và trong trường hợp cần thiết sẽ được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thực hiện.
Công pháp quốc tế có hệ thống các quy phạm của tồn tại song song với các quy phạm pháp luật thuộc hệ thống luật quốc gia. Quy pháp pháp luật quốc tế và quy phạm pháp luật quốc gia có ảnh hưởng, tác động đối với nhau.

Môn Công pháp quốc tế giúp ích gì cho người học?

Môn Công pháp quốc tế trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về Luật Quốc tế (Công pháp quốc tế). Qua đó, người học có thể nắm được các vấn đề quan trọng của pháp luật quốc tế, như: Những vấn đề chung về Luật Quốc tế (nguồn luật, chủ thể, các nguyên tắc); Lãnh thổ và biên giới quốc gia; Luật Điều ước quốc tế; pháp luật về ngoại giao và lãnh sự; về hàng không dân dụng; và về Biển quốc tế.

5/5 - (7768 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền