Dưới đây là bài thu hoạch thực tập cuối khóa tại tổ chức hành nghề luật sư (công ty luật/văn phòng luật sư). Xin chia sẻ để bạn tham khảo!
. .
Những nội dung liên quan:
- Tổng hợp mẫu báo cáo (bài thu hoạch) thực tập cuối khóa ngành luật
- Kinh nghiệm trước khi đi xin việc dành cho sinh viên luật
- Cách viết Email chuyên nghiệp người học luật nên biết
- 4 lưu ý khi sinh viên luật đi tập sự, thực hành luật
. .
Mẫu báo cáo thực tập tại công ty luật
[Word] Bài thu hoạch thực tập cuối khóa ngành luật
Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Mẫu báo cáo thực tập tại công ty luật ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!
MỤC LỤC:
PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU, TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. 2. Tổng quan về cơ sở thực tập
a) Giới thiệu chung về Công ty Luật VA
b) Cơ cấu tổ chức của Công ty Luật VA
c) Lĩnh vực hoạt động của Công ty Luật VA
1. 3. Các nội dung thực hiện trong quá trình thực tập
PHẦN 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO.
2. 1. Quá trình thực hiện công việc được giao
2. 2. Phương thức thực hiện công việc
2. 3. Phân tích thực trạng công việc được giao
a) Tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án
b) Soạn thảo các văn bản pháp lí
c) Tham gia nghiên cứu hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp
d) Sao chép văn bản, giấy tờ tài liệu
e) Các công việc khác
2. 4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao
a) Thuận lợi
b) Khó khăn
PHẦN 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU VÀ TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP, CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. 1. Lời nói đầu
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô trong khoa Luật trường Đại học Vinh đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được thực tập cọ sát, áp dụng kiến thức chúng em đã được học vào thực tế mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Luật học. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Ngô Thị Thu Hoài đã tận tâm hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Báo cáo thực tập được thực hiện trong khoảng thời gian gần 8 tuần. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư tại Công ty Luật VA, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin kính chúc quý thầy cô trong Khoa Luật trường Đại học Vinh thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Em cũng xin cảm ơn Luật sư Nguyễn Văn A và các anh/chị nhân viên làm việc tại Công ty Luật VA đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thu thập thông tin để hoàn thiện báo cáo này.
1. 2. Tổng quan về cơ sở thực tập
a) Giới thiệu chung về Công ty Luật VA
Đáp ứng nhu cầu hội nhập của nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Quốc hội đã ban hành và sửa đổi pháp luật cho phù hợp với nhu cầu thực tế, trong đó có Luật luật sư theo đó ban hành các quy định phù hợp với các loại hình luật sư trên thế giới, nhằm giúp cho pháp luật của chúng ta được thi hành một cách triệt để và chuyên nghiệp đồng thời cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu của Quốc tế trong tiến trình hội nhập đó là: “Minh bạch trong vấn đề pháp luật”. Theo đó hình thức tổ chức hành nghề luật sư được mở rộng so với trước kia và phù hợp với thế giới, cụ thể là: Tại Điều 32 khoản 1 điểm b Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) quy định: Các luật sư có thể hành nghề luật sư dưới dạng Công ty Luật. Như vậy không giới hạn là Văn phòng luật sư hay Công ty hợp danh như trước kia mà bây giờ có thêm Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (theo quy định tại Điều 34 Luật Luật sư 2006). Quy định này góp phần làm nâng cao tính chuyên nghiệp của các luật sư để rễ ràng hội nhập với luật sư trên thế giới.
Trước nhu cầu được trợ giúp pháp lý của nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, Công ty Luật VA đã được thành lập với một đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tham gia tố tụng, tư vấn pháp lý, tư vấn đầu tư, thương mại, giải quyết tranh chấp, đất đai, bất động sản, tài chính, ngân hàng.
Công ty Luật VA được cấp phép hoạt động vào ngày 22/03/2018 do Sở Tư pháp TP. Hà Nội cấp số 302235/TP/ĐKHĐ do Luật sư Nguyễn Văn A là người đại diện theo pháp luật.
b) Cơ cấu tổ chức của Công ty Luật VA
– Hình thức, tên gọi và trụ sở công ty:
+ Tên công ty: Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên VA (gọi tắt là Công ty Luật VA)
+ Trụ sở công ty: Tầng 2, tòa nhà Trung Anh, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
+ Điện thoại: 0989. 852. 846
– Thành viên sáng lập công ty (Luật sư chủ sở hữu công ty)
+ Họ và tên: Nguyễn Văn A
+ Chức vụ: Giám đốc
+ Sinh ngày: 12/11/1985
+ CMND số: 123456789 do công an TP. Hà Nội cấp ngày 23/03/2017.
– Tổ chức nhân sự của Công ty:
c) Lĩnh vực hoạt động của Công ty Luật VA
– Tư vấn pháp luật
+ Tư vấn thường xuyên cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân về các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh.
+ Tư vấn và soạn thỏa hợp đồng dân sự, kinh tế – thương mại, ngoại thương, lao động.
+ Nghiên cứu và lập báo cáo pháp lý về các lĩnh vực pháp luật cho các tổ chức Chính Phủ, tổ chức Phi Chính Phủ, tổ chức Quốc Tế và các Doanh Nghiệp.
– Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng
+ Tham gia bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân, tổ chức và Doanh Nghiệp trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao dộng, hành chính.
+ Đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia tranh tụng tại tòa án, trọng tài.
– Dịch vụ pháp lý khác:
+ Đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi đăng ký kinh doanh.
+ Hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
+ Thu hồi công nợ, hỗ trợ thi hành án v. v. . .
1. 3. Các nội dung thực hiện trong quá trình thực tập
– Nghiên cứu hồ sơ (các vụ án dân sự, hình sự);
– Tư vấn pháp lý cho khách hàng qua hệ thống website, điện thoại, email và hỗ trợ trực tiếp khách hàng tại văn phòng theo yêu cầu;
– Soạn thảo văn bản pháp lý, các hợp đồng, giấy tờ của vụ việc được tư vấn;
– Hỗ trợ luật sư trong quá trình tiếp xúc và làm việc với khách hàng;
– Tham gia dự khán các phiên tòa xét xử tại Tòa án nhân dân;
– V. v…
PHẦN II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
2. 1. Quá trình thực hiện công việc được giao
Qua quá trình thực tập tại Công ty Luật VA, bản thân em đã được tiếp cận với thực tiễn đang diễn ra các hoạt động hành nghề của luật sư. Qua đó, giúp em hiểu rõ hơn tính chất thực tế trong hoạt động, lĩnh vực hoạt động này. Trong thời gian thực tập tại Công ty, với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các luật sư đã giúp em được cọ sát và vận dụng kiến thức của mình đã được học để hoàn thành những công việc, nhiệm vụ được giao một cách nhanh nhất, tốt nhất và hiểu quả nhất.
Quá trình thực tập tại công ty luật em đã được giao một số công việc liên quan chặt chẽ tới ngành mà em đã học như:
– Tìm hiểu sơ bộ về nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm của luật sư và tìm hiểu đôi nét về Công ty: cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, các lĩnh vực hoạt động của công ty.
– Nghiên cứu các hồ sơ các vụ án:
+ Vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế của nguyên đơn bà Nguyễn Thị H, Nguyễn Thị H và bị đơn ông Nguyễn Đình H.
+ Vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Trần Văn H.
+ Vụ án mua bán trái phép chất ma túy của Và Ga V và đồng phạm.
+ Vụ án mua bán người của Lô Thị L.
+ Vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
+ Vụ án đánh bạc của Nguyễn Văn V.
+ Vụ án cố ý gây thương tích của Trần Danh L.
Nghiên cứu hồ sơ trong bối cảnh này để tìm hiểu, xem xét kỹ lưỡng những vấn đề cốt lõi trong hồ sơ, nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Khi nghiên cứu hồ sơ, phải nắm được các thông tin quan trọng, kiểm tra thông tin, phải ghi chép những nội dung quan trọng hay sao chép tài liệu và các bút lực cần thiết, hệ thống lại trên cơ sở đánh giá chứng cứ và bổ sung thêm nếu thấy cần thiết. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, phải kiểm tra, đánh giá những thông tin có được nhằm xác định độ chính xác của thông tin. Từ sự gợi ý của hồ sơ phải thu thập chứng cứ và tiếp tục củng cố hồ sơ.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật, văn bản pháp luật cần thiết để áp dụng phù hợp với nội dung hồ sơ.
– Tiếp xúc và tư vấn khách hàng:
+ Tư vấn cho khách hành về trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
+ Tư vấn cho khách hàng về trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp;
+ Tư vấn cho khách hàng về ly hôn.
– Soạn thảo đơn, hợp đồng, các văn bản pháp lý khác.
– Tìm hiểu, nghiên cứu trình tự thủ tục đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại, kinh doanh dịch vụ karaoke, nghiên cứu các hồ sơ vụ án…
– Hỗ trợ tiếp khách hàng, trả lời qua mail. Đối với khách hàng đến trực tiếp văn phòng để yêu cầu tư vấn cần tiếp nhận hồ sơ của khách hàng sau đó kiểm tra các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, giấy tờ khai sinh, hộ chiếu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và một số giấy tờ liên quan khác để tiến hành đối chiếu, so sánh xem có đủ điều kiện để tiến hành công việc. Sau khi kiểm tra xong thì chuyển cho chuyên viên văn phòng kiểm tra lại một lần nữa và tiến hành các thủ tục cần thiết khác.
– Tham dự các phiên tòa:
+ Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Trần Văn H.
+ Phiên tòa xét xử vụ án “Tranh chấp chia di sản thừa kế” của nguyên đơn bà Nguyễn Thị H, Nguyễn Thị H và bị đơn ông Nguyễn Đình H.
+ Phiên tòa xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Quang H về tội cố ý gây thương tích.
– Nghiên cứu, tìm các văn bản pháp luật về các vấn đề:
+ Tranh chấp đất đai, các trường hợp thu hồi đất.
+ Trả tiền phí sử dụng đất.
+ Giải quyết tranh chấp khi ly hôn.
+ Tranh chấp Chia di sản thừa kế.
– Đi thực tế chụp tài liệu cùng luật sư tại Tòa án nhân dân TP. Hà Nội.
– Đi công chứng, chứng thực các giấy tờ có liên quan.
– Trực văn phòng, thực hiện photo tài liệu tại Công ty và đánh số thứ tự tài liệu hồ sơ vụ việc tiếp nhận, học cách sử dụng máy photo, máy in, …
– Ngoài ra, trong quá trình thực tập em có được đi đưa một số công văn, giấy tờ tới các Cơ quan nhà nước trên địa bàn TP. Hà Nội.
2. 2. Phương thức thực hiện công việc
Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, bản thân em đã kết hợp những kiến thức đã được các nghiên cứu, học tập trên lý thuyết ngay từ khi còn trên giảng đường kết hợp với những kiến thức tự tìm hiểu, tự nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, em cũng thường xuyên trực tiếp trao đồi với những Luật sư, nhân viên cùng các bạn làm việc tại Công ty Luật bởi đây là những người có nhiều kiến thức thực tiễn, đã trải qua nhiều năm làm việc tại văn phòng, qua đó đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong trường hợp không thể tìm ra được phương án giải quyết thì em có thể tự mình hoặc cùng các Luật sư đến liên hệ trực tiếp các cơ quan có thẩm quyền để tìm hiểu các cách làm việc của họ đối với những tình huống đó.
Các phương thức mà em đã sử dụng trong việc thu thập thông tin cho bài báo cáo thực tập của mình để những thông tin đưa ra có tính khách quan, đầy đủ, bao quát được các vấn đề cần nghiên cứu trong báo cáo này đó là:
– Đọc, nghe, nhìn
– Phân tích, tổng hợp;
– Thu thập thông tin;
– So sánh, lấy số liệu;
– Điều tra, khảo sát;
– V. v…
2. 3. Phân tích thực trạng công việc được giao
Trong quá trình thực tập tại Công ty Luật Luật VA, em được hướng dẫn thực hiện những nhóm công việc như sau:
– Tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án dưới sự hướng dẫn của Luật sư Nguyễn Văn A.
– Soạn các văn bản pháp lý theo sự hướng dẫn của luật sư.
– Tham gia nghiên cứu hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp.
– Sao chép văn bản, giấy tờ tài liệu.
– Làm các công việc khác theo sự hướng dẫn luật sư và các anh chị nhân viên trong công ty.
a) Tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án
Nghiên cứu hồ sơ vụ án là xem xét, tìm hiểu các thông tin, tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để nắm vững các vấn đề cần giải quyết trong vụ án đó.
Trong quá trình thực tập tại công ty, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Luật sư Nguyễn Văn A em đã được tiếp cận và tham gia các buổi tư vấn khách hàng, nghiên cứu các hồ sơ vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại.
– Hồ sơ vụ án hình sự là tổng hợp các văn bản, tài liệu được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập hoặc lập ra trong quá trình khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử vụ án hình sự, được sắp xếp theo một trình tự nhất định phục vụ cho việc giải quyết vụ án và lưu trữ lâu dài.
Thông thường hồ sơ vụ án hình sự được sắp xếp theo một trình tự nhất định, theo nhóm tài liệu, lấy thời gian thu thập làm căn cứ để sắp xếp theo thứ tự tài liệu thu thập trước để ở trên, tài liệu thu thập sau để ở dưới.
– Hồ sơ vụ án dân sự là tập hợp các giấy tờ, tài liệu do Tòa án thu thập hoặc soạn thảo trong quá trình thụ lý một vụ án dân sự và cần thiết cho việc giải quyết vụ án đó.
Hồ sơ vụ án dân sự giúp Tòa án có các thông tin cập nhật về tiến trình thụ lý và giải quyết vụ án, nhất là về các quyết định đã được đưa ra và các biện pháp đã được thực hiện trong quá trình tố tụng, đồng thời, dựng lại diễn biến của việc thụ lý và xét xử vụ án qua các giai đoạn tố tụng.
Qua hồ sơ có thể biết được nội dung của vụ án; đặc biệt trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp trên có thể dựa vào hồ sơ để hình dung toàn bộ lịch sử của vụ án.
Việc quản lý hồ sơ vu án dân sự thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính của Tòa án thụ lý, cụ thể là của các thư ký được phân công theo dõi vụ án.
Phương thức thực hiện:
– Đọc và nghiên cứu các loại tài liệu có trong hồ sơ vụ án:
Hồ sơ vụ án là tập hợp những tài liệu được lập hoặc thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bởi các cơ quan tiến hành tố tụng. Là căn cứ để Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố, là căn cứ cho Viện kiểm sát ra bản cáo trạng truy tố bị can và là căn cứ để Hội đồng xét xử ra bản án đúng người đúng tội. Thể hiện quá trình tố tụng của các Cơ quan tiến hành tố tụng và phản ánh sự tuân thủ pháp luật tố tụng cùng cách thức xây dựng hồ sơ vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án.
– Nắm bắt được hình thức của các tài liệu có trong hồ sơ vụ án:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2016) thể hiện sự phát triển về mặt lập pháp của nước ta. Là sự kế thừa phát triển cùa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Bộ luật tố tụng hình sự, dân sự hiện hành hạn chế được tính hình thức, hạn chế những cách hiểu khác nhau, thuận lợi cho việc áp dụng thống nhất các quy phạm pháp luật.
– Tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định hồ sơ vụ án hình sự bao gồm:
Lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
Các biên bản tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập;
Các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án.
Theo quy định của pháp luật, hồ sơ vụ án phải có thống kê tài liệu kèm theo. Thống kê tài liệu ghi rõ tên tài liệu, số bút lục và đặc điểm của tài liệu (nếu có). Trường hợp có bổ sung tài liệu vào hồ sơ vụ án thì phải có thống kê tài liệu bổ sung. Hồ sơ vụ án luôn được sắp xếp theo một trình tự nhất định,cụ thể như sau:
+ Các văn bản về khởi tố vụ án, khởi tố bị can
+ Các văn bản về thủ tục trong việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
+ Các tài liệu về kết quả điều tra không thuộc lời khai của những người tham gia tố tụng
+ Biên bản ghi lời khai của người tham gia tố tụng
+ Tài liệu về nhân thân bị can
+ Tài liệu về nhân thân người bị hại
+ Các tài liệu về đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra
+ Tài liệu về truy tố
+ Tài liệu trong giai đoạn xét xử
+ Các tài liệu của Tòa án cấp trên khi hủy án điều tra lại hoặc xét xử lại (nếu có).
– Tại điều 204 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định hồ sơ vụ án bao gồm:
+ Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự.
+ Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm. Giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.
– Tiếp cận và tham gia nghiên cứu một số hồ sơ vụ án hình sự, điển hình vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – bị cáo Trần Văn H.
Phương thức thực hiện: Từ thực tiễn nghiên cứu hồ sơ vụ án, em rút ra các phương thức cơ bản sau:
– Đọc, nghe, nhìn tài liệu:
+ Đọc tài liệu, hồ sơ vụ án: Khi đọc tài liệu cần đọc chậm, đọc kỹ và đọc nhiều lần cùng một tài liệu. Cần thiết có thể gạch dưới câu, chữ và đoạn văn cần chú ý. Không đọc qua loa tài liệu vì có thể sẽ không hiểu hết ý nghĩa câu, chữ trong tài liệu hoặc bỏ sót những nội dung trong tài liệu. Đối với những tài liệu chữ viết xấu hoặc khó hiểu thì cần mời người cung cấp tài liệu gải thích rõ. Đối với những tài liệu là bản photo mà chữ viết mờ thì cần đối chiếu với bản gốc để hiểu chính xác nội dung viết.
+ Nghe tài liệu: Khi nghe tài liệu cần kèm theo văn bản ghi chi tiết nội dung về thười gian diễn ra sự kiện, những người tham gia sự kiện, nơi diễn ra sự kiện, nội dung cuộc trao đổi. Nếu nghe không rõ thì yêu cầu người cung cấp tài liệu giải thích.
+ Nhìn tài liệu: như hình ảnh, đĩa ghi hình, băng ghi hình và các thiết bị điện tử khác. Cần kết hợp nhìn tài liệu với đọc tài liệu để có thể hiểu hết nội dung tài liệu.
– Ghi chép, đánh dấu tài liệu: Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án cần ghi chép, đánh dấu hoặc dùng bút màu những nội dung quan trọng trong hồ sơ.
– So sánh, đối chiếu tài liệu: Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án cần so sánh, đối chiếu giữa tài liệu này với tài liệu khác, giữa bản chính với bản sao chép để đánh giá tính chính xác của tài liệu.
– Phân tích tài liệu: Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án cần phan tích tài liệu để có thể làm rõ được nội dung, bản chất của hồ sơ vụ án.
– Qua nghiên cứu hồ sơ, hồ sơ vụ án bao gồm các tài liệu, chứng cứ liên quan như:
+ Đơn tố cáo và yêu cầu khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
+ Giấy xác nhận trả tiền và nhận tiền
+ Đơn xin trình bày
+ Đơn trình bày
+ Bản kết luận điều tra
+ Biên bản ghi lời khai
+ Biên bản giao nhận
+ Bản tự khai
+ Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội.
b) Soạn thảo các văn bản pháp lí
Đối với soạn thảo văn bản
Soạn thảo văn bản là một trong kỹ năng quan trọng, gồm những thao tác như: nhập(gõ) văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in ấn văn bản.
Phương thức thực hiện:
Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo bằng hình thức đánh máy và đảm bảo các tiêu chí như sau:
Đảm bảo về kỹ thuật trình bày văn bản: Trình bày đúng khổ giấy, kiểu trình bày, cách định lề trang văn bản, các thành phần thể thức, cỡ chữ chuẩn văn bản, font chữ, kiểu chữ
Phông chữ được sử dụng để trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ Tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode
Khổ giấy: Được trình bày trên khổ giấy A4 (210mm x 297mm). Trình bày theo chiều dài của trang A4.
Định lề trang văn bản:
+ Lề trên: Cách mép trên từ 20 – 25 mm
+ Lề dưới: Cách mép dưới từ 20 – 25 mm
+ Lề trái: Cách mép trái từ 30 -35 mm
+ Lề phải: Cách mép phải từ 15 – 20mm
Thực trạng công việc được giao
– Soạn thảo đơn tố cáo
Theo Luật tố cáo 2011, tố cáo là việc công dân theo thủ tục quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạn gây thiệt hại lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Khi nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân bị xâm hại, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể đó việc soạn thảo đơn tố cáo là việc cần thiết.
– Soạn thảo đơn yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, tại khoản 3 Điều 49 quy định rõ rằng khi có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ sẽ tiến hành thay đổi người tiến hành tố tụng.
Về căn cứ không vô tư khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế. . . ) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư khi làm nhiệm vụ. Có căn cứ rõ ràng để chứng minh trong cuộc sống họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế.
Ví dụ: Ngày 22 tháng 03 năm 2019 tiếp nhận vụ án có dấu hiệu của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự. Bị can là Trần Văn A (60 tuổi, trú tại khối 11 xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương, TP. Hà Nội). Trong vụ án này Điều tra viên được phân công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là Điều tra viên Nguyễn Quốc Đạt. Qua xác minh, được biết rằng Điều tra viên Nguyễn Quốc Đạt là con rể của bị can Trần Văn A.
– Soạn thảo đơn khởi kiện:
Đơn khởi kiện là văn bản trong đó đương sự sẽ yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
Ví dụ: Ngày 22 tháng 03 năm 2019 chị Nguyễn Quỳnh Chi trú tại khối 12, xã Trù Sơn, huyện Đô Lương, TP. Hà Nội yêu cầu khởi kiện anh Hoàng Văn Tâm trú tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, TP. Hà Nội. Cụ thể: Ngày 29 tháng 07 năm 2017 chị Nguyễn Quỳnh Hoa và anh Hoàng Văn Tâm có xác lập hợp đồng vay tiền. Theo thỏa thuận, anh Tâm vay chị Chi 400. 000. 000 đồng. Thời hạn trả nợ là tháng 11 năm 2017. Tháng 9 năm 2018 chị Hoa cho anh Tâm thuê một chiếc xe máy hiệu Shmode (Biển kiểm soát 37A-02226) để đi lại và thời hạn trả là tháng 10 năm 2018. Đến nay, đã hết hạn trả nợ nhưng anh Tâm không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
– Soạn thảo hợp đồng
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Trong hợp đồng, yếu tố cơ bản nhất là sự thỏa hiệp ý chí (nguyên tắc hiệp ý). Nguyên tắc hiệp ý là kết quả tất yếu của tự do hợp đồng. Khi giao kết các bên được tự do quy định nội dung hợp đồng, tự do xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ các bên. Tuy nhiên khi giao kết phải tôn trọng đạo đức, trật tự xã hội. Các điều khoản của hợp đồng không thuộc các điều cấm theo quy định của Pháp luật. Những thỏa thuận không phù hợp với ý chí của các bên sẽ là vô hiệu. Ý chí phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý khi người giao kết có đầy đủ năng lực hành vi để xác lập hợp đồng. Một sự thỏa thuận không thể hiện ý chí thực của các bên thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên.
– Soạn thảo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay còn gọi là giấy xác nhận tình trạng độc thân là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xác nhận tình trạng độc thân của công dân. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tình trạng độc thân có thể sử dụng làm thủ tục kết hôn, hoặc làm thủ tục vay vốn, kinh doanh….
c) Tham gia nghiên cứu hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp
Công ty cổ phần được thành lập bởi tối thiểu ba tổ chức, cá nhân cùng nhau góp vốn. Khác với mô hình Công ty TNHH 1 thành viên hay công ty TNHH 2 thành viên trở lên, vốn của Công ty cổ phần được chia thành nhiều phần gọi là cổ phần. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông.
d) Sao chép văn bản, giấy tờ tài liệu
– Photo giấy tờ, tài liệu các văn bản cần thiết được cho là liên quan đến vụ án (hoặc vụ việc) đang cần thiết để giải quyết phục vụ cho các hoạt động xem xét, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ trong vụ án. Góp phần nắm vững bản chất vụ án, diễn biến của hành vi phạm tội, qua đó xác định sự thật khách quan của vụ án.
– Chứng thực một số loại giấy tờ bản sao đúng với bản chính của giấy tờ.
e) Các công việc khác (như tư vấn dịch vụ pháp lí cho khách hàng…)
2. 4. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
a) Thuận lợi.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Luật VA, bản thân em nhận thấy được một số thuận lợi, đó là:
– Các anh chị, các bạn ở Công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học hỏi, nắm bắt vấn đề, luôn quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo khi gặp khó khăn trong thời gian thực tập;
– Sự chuẩn bị chu đáo và chuyên nghiệp về thành phần nhân sự, cơ sở vật chất, và các trang thiết bị kỹ thuật, phong cách phục vụ và các ưu điểm khác, Công ty Luật VA có khả năng đáp ứng các điều kiện cần thiết, sẵn sàng cung cấp một dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp Luật sư;
– Thông qua các luật sư tư vấn mà khách hàng có thể giải quyết được các tranh chấp nhanh chóng, thuận tiện, tốn ít chi phí trên cơ sở đảm bảo các quyền, lợi ích các bên. Ngoài ra, còn giúp các bên củng cố, duy trì mối quan hệ của mình, giữ được bí mật về tranh chấp cũng như giữ được uy tín của các bên. Chính vì đó mà luật sư tư vấn là giải pháp đầu tiên mà các bên vận dụng khi phát sinh tranh chấp. Do vậy, hoạt động của các luật sư trong văn phòng dường như sôi động hơn, họ có điều kiện để tiếp xúc, cọ xát với thực tế nhiều hơn. Qua đó, củng cố thêm kiến thức, trau dồi thêm trình độ và kỹ năng hơn cho các Luật sư;
– Phạm vi hoạt động của văn phòng ngày càng được mở rộng, đa dạng, quy mô lớn điều đó chính là cơ hội của các Luật sư thể hiện khả năng của mình;
– Được tiếp xúc thực tế các vụ án cùng các anh chị, các bạn trong phòng và tìm ra hướng giải quyết;
– Quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp của một Luật sư, cách ứng xử, cách giao tiếp khi có khách hàng tới tư vấn, kí kết hợp đồng tại văn phòng;
– Biết chọn lọc ý chính trong hồ sơ và mạnh dạn đưa ra ý kiến, quan điểm của cá nhân, biết cách sắp xếp hồ sơ theo các bút lục, soạn thảo công văn;
– Đã có công tác chuẩn bị tốt trước khi tiến hành làm việc với khách hàng với sự giúp đỡ của các anh chị trong văn phòng nên có sự chủ động hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
– Có sự chủ động nắm bắt tâm lý của đương sự để động viên, giải thích, và đi đến thống nhất quan điểm hướng tới thỏa thuận giữa các bên;
– Quy định của pháp luật chi tiết, cụ thể nên tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, đọc và hiểu được nhanh chóng, dễ dàng hơn;
– Có nguồn tài liệu phong phú, đầy đủ, được sắp xếp, phân loại rõ ràng và dễ tìm hiểu.
b) Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, thì trong quá trình thực tập, bản thân em cũng như các bạn trong nhóm thực tập vẫn còn những khó khăn, hạn chế như:
– Quá trình thu thập thông tin và khảo sát thực tế đã và đang là một vấn đề khó khăn nan giải, không phải lúc nào cũng thuận lợi, mặc dù vậy nhưng các anh chị trong Văn phòng luật sư vẫn không ngại khó khăn, vất vả, vẫn chịu khó tìm hiểu kỹ càng những việc có liên quan để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng;
– Do sự thay đổi của hệ thống pháp luật nên trong quá trình giải quyết còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng, đặc biệt là pháp luật hình sự và một số chuyên ngành pháp luật khác mà không được trau dồi kiến thức trên giảng đường;
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa thực sự hợp tác trong việc thu thập hồ sơ, nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế, ít hiểu biết nên tạo khó khăn trong việc hòa giải;
– Còn chưa tự tin,bản lĩnh khi các anh trong văn phòng yêu cầu nêu quan điểm của cá nhân trong một số vụ án nhất định;
– Thời gian đầu thực tập còn bỡ ngỡ, rụt rè thiếu tự tin về kiến thức cũng như trình độ của mình khi tiếp xúc với khách hàng cũng như trong công việc. Kiến thức bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm còn ít, vì vậy khi được tiếp xúc với các vụ án trên thực tế còn bỡ ngỡ, khó khăn nhất định;
– Do kiến thức còn chưa sâu rộng, kinh nghiệm còn thiếu sót dẫn đến quá trình thực hiện nhiệm vụ còn có nhiều thiếu sót;
– Gặp khó khăn vì một số vấn đề nghiên cứu không được quy định cụ thể, các quy định pháp luật chồng chéo về thẩm quyền;
– Một số giấy tờ, cũng như tài liệu do khách hàng cung cấp chưa đảm bảo được tính chính xác, khách quan;
– Nhiều vụ việc diễn ra phức tạp nên việc nghiên cứu và hoàn thành hồ sơ gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian đòi hỏi đầu tư thời gian lớn để nghiên cứu đưa ra quan điểm pháp lý.
PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
3. 1. Kết quả đạt được
– Trải qua kì thực tập kéo dài trong tám tuần, vượt qua những khó khăn, thử thách, trở ngại ban đầu, đó chính là khoảng thời gian để những sinh viên năm cuối học hỏi, tích lũy hành trang cho mình trước khi chính thức đến với công việc sau khi ra trường;
– Sau một khoảng thời gian thực tập tại Công ty Luật VA, tuy là một khoảng thời gian ngắn nhưng cũng đã giúp bản thân em học hỏi được nhiều điều. Đó là kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp. . . cải thiện những kỹ năng cần có của một sinh viên luật và của một Luật sư. Đó là cách đọc, nghiên cứu hồ sơ, là cách lấy thông tin từ khách hàng, là cách bảo vệ quan điểm của bản thân. Đó cũng là kỹ năng soạn văn bản, kỹ năng soạn công văn. . . bên cạnh đó là những trải nghiệm thực tế tại phiên tòa có sự tham gia của Luật sư, quan sát và được học hỏi những công việc và vai trò của một người Luật sư trong phiên tòa, bảo vệ cho thân chủ của mình như thế nào;
– Qua quá trình thực tập, em cũng như các thành viên trong nhóm thực tập đã được trải nghiệm những công việc thực tế, môi trường làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp cùng sự tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện tốt nhất cho em và các bạn trong nhóm thực tập của các anh chị trong Công ty. Ngoài ra, chúng em còn được lắng nghe những kinh nghiệm quý báu, chân thành và bổ ích từ các anh chị đã trau dồi mà mỗi sinh viên cần có cho hành trang chinh phúc ước mơ của mình từ tất cả mọi người trong văn phòng;
– Kỳ thực tập vừa qua đã giúp em có được những mối quan hệ mới là các anh, luật sư, chuyên viên pháp lý tại văn phòng, cũng như các quan hệ khác với những người làm việc tại các Cơ quan khác. Được sự quan tâm tận tình giúp đỡ, của cô giáo hướng dẫn và các bạn sinh viên cùng nhóm thực tập. Tất cả mọi người đã tạo cho em một cảm giác thân thiện, vui vẻ và thoải mái, giúp em nhanh chóng hòa đồng, giúp em có được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong việc học tập nghề nghiệp cũng như cơ hội nghề nghiệp sau này;
– Qua những gì mắt thấy, tai nghe và đặc biệt là dạy dỗ chỉ bảo đến từ các anh chị trong Công ty Luật VA, em đã có những kinh nghiệm ban đầu cho bản thân trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình;
– Thấy được những hạn chế còn tồn tại của nền tư pháp nước nhà. Trên cơ sở đó để vận dụng khôn khéo, có chọn lọc những quy định của pháp luật nhằm bảo vệ tốt cho lợi ích của thân chủ; Đồng thời, đưa ra kiến nghị cho các nhà làm luật cần thay thế, hủy bỏ điều luật là không cần thiết trong đời sống pháp lý;
– Biết được kết cấu và yêu cầu của một bài bào chữa, bản luận cứ bảo vệ cho nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan của Luật sư tại phiên toà trên cơ sở hợp pháp cũng như hợp tình;
– Qua việc nghiên cứu hồ sơ, giấy tờ và các tài liệu liên quan em đã biết cách sắp xếp hồ sơ, phân loại hồ sơ biết chọn lọc ý chính trong hồ sơ và mạnh dạn đưa ra ý kiến, quan điểm của cá nhân;
– Quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp của một Luật sư, cách ứng xử, cách giao tiếp khi có khách hàng tới tư vấn tại văn phòng. Bản thân được hòa đồng hơn, ăn nói lưu loát và có thái độ làm việc nghiêm túc;
– Kỹ năng soạn văn bản, kỹ năng soạn công văn. . . bên cạnh đó là những trải nghiệm thực tế tại phiên tòa có sự tham gia của Luật sư, quan sát và được học hỏi những công việc và vai trò của một người Luật sư trong phiên tòa, bảo vệ cho thân chủ của mình như thế nào;
Qua công tác nghiên cứu hồ sơ tài liệu tại cơ quan, đặc biệt là việc trực tiếp tham gia làm việc cùng luật sư cũng như các chuyên viên tại Văn phòng em đã có được những kiến thức đầy đủ hơn trên thực tế mà không chỉ đơn thuần là những kiến thức mang tính lý luận, lý thuyết qua sách vở. Việc thực hiện những nhiệm vụ được giao trong thời gian thực tập tại Công ty Luật VA đã giúp em thu được những kết quả to lớn, đó không chỉ là kiến thức mà còn cả những kinh nghiệm, những kỹ năng liên quan đến công tác sau này.
Qua quá trình thực tập, em đã được trải nghiệm và được bắt tay vào những công việc thực tế, môi trường làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp cùng sự tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện tốt nhất cho em và các bạn trong nhóm thực tập của các anh tại văn phòng.
3. 2. Kiến nghị đề xuất
Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên, trường Đại học Vinh đã xây dựng kế hoạch thực tập tổng quát cho sinh viên và kế hoạch chi tiết cho từng đợt thực tập. Nhà trường để sinh viên chủ động liên hệ cơ sở thực tập phù hợp với điều kiện học tập và sinh hoạt nhưng vẫn quản lý và kiểm tra sinh viên trong suốt quá trình thực tập bằng các biện pháp hữu hiệu để quá trình thực tập thực sự trung thực và đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đó vẫn còn những hạn chế trong quá trình thực tập. Vì vậy, em xin đưa ra một số kiến nghị sau được rút trong quá trình thực tập:
– Thứ nhất, nên tăng lượng thời gian thực tập và chia thành nhiều đợt xen lẫn với quá trình học, để sinh viên có thể vừa học vừa thực tập, vừa nắm bắt kinh nghiệm. Nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Luật nên tăng thêm thời gian thực tập thực tế cho sinh viên để đáp ứng được nhu cầu “học đi đôi với hành” để sinh viên có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm đưa những kiến thức đã được học vào quá trình thực hiện công việc được giao. Vì thời gian thực tập như hiện tại rất ngắn sinh viên thực tập chỉ được tiếp cận một số hồ sơ, vụ việc đơn giản về các lĩnh vực hôn nhân – gia đình, đất đai. . . và quá trình đang giải quyết vụ án trực tiếp cùng luật sư bị bỏ dở vì thời gian thực tập kết thúc.
– Thứ hai, cần có những buổi giao lưu kinh nghiệm giữa cán bộ làm chuyên môn hoặc mời cán bộ trực tiếp làm công tác pháp luật tham gia cùng công tác giảng dạy trong suốt cả quá trình học tập trên ghế nhà trường để sinh viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhiều hơn, chứ không chỉ học mỗi lý luận.
– Thứ ba, Để gắn kết thực tiễn với chuyên ngành giảng dạy, mỗi giáo viên hướng dẫn cần tiếp cận nhiều hơn với đơn vị thực tập. Khi giáo viên đi thực tế sẽ thu thập được nhiều thông tin, nhiều nội dung để có thể truyền đạt lại cho sinh viên qua giờ lên lớp, chia sẻ với sinh viên trong quá trình hướng dẫn. Qua việc đi thực tế tại đơn vị thực tập, giáo viên sẽ có thể tổng hợp thông tin và viết thành các case study dùng cho giảng dạy và nghiên cứu. Trong quá trình giảng dạy giáo viên nên trực tiếp đi sâu vào chuyên môn, lấy nhiều ví dụ liên quan trực tiếp đến ngành nghề và gắn liền với thực tiễn để sinh viên khi bước chân ra ngoài môi trường đại học sinh viên không còn bỡ ngỡ và rụt rè khi tiếp xúc. Tăng cường sự phối hợp, trao đổi giữa giảng viên hướng dẫn với sinh viên và cơ quan thực tập để kiểm tra, giám sát sinh viên trong quá trình thực tập đảm bảo quá trình thực tập của sinh viên đạt hiệu quả, kết quả cao.
Để sinh viên thực tập thành công, điều căn bản nhất là chương trình đào tạo trong nhà trường cần được xây dựng có chất lượng, gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp. Có một thực tế hiện nay, các cơ quan, đơn vị phần lớn đều phải tái đào tạo nhân viên là sinh viên mới ra trường. Kiến thức sinh viên được học trên giảng đường đa phần nặng tính lý thuyết, ít được thực hành, ít được rèn luyện kỹ năng, ít được cập nhật các tri thức mới đi liền với sự phát triển của các ngành nghề. Điều này khiến sinh viên gặp không ít khó khăn, lúng túng khi tiếp cận với công việc, nhất là trong thời gian thực tập. Để biết được hạn chế của chương trình đào tạo, Nhà trường nên tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các cơ quan, đơn vị. Những ý kiến này thường rất thiết thực, giúp nhà trường hiểu được nhu cầu của thị trường việc làm, nhằm trang bị kiến thức cho sinh viên. Có thể lấy ý kiến phản hồi bằng nhiều cách như tổ chức hội thảo, tổng hợp thông tin qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp…
Nếu có thế, nhà trường nên tăng trợ cấp bồi dưỡng hướng dẫn thực tập cuối khoá cho giảng viên hướng dẫn. Đây là sự khích lệ cần thiết, bởi giảng viên hướng dẫn cũng phải đầu tư nhiều hơn khi giúp sinh viên nâng cao tính thực tế qua hoạt động thực tập.
KẾT LUẬN
Tuy thực tập chỉ kéo dài trong 8 tuần, nhưng bản thân em đã học được rất nhiều kinh nghiệm, tiếp thu được nhiều kiến thức mới, rất bổ ích cho công việc trong tương lai. Thực tập không chỉ là quá trình giúp sinh viên chúng em có được kiến thức, kinh nghiệm về một lĩnh vực chuyên môn, những lợi ích từ quá trình thực tập mà những thứ nhận được sẽ nhiều hơn em tưởng, nếu em tìm kiếm một sơ hội thực tập đúng nghĩa. Thực tập chính là cơ hội để sinh viên chúng em quan sát công việc hàng ngày tại đơn vị thực tập, văn hóa và môi trường làm việc, cũng là cơ hội để sinh viên hiểu thêm về ngành Luật, về ngành nghề mà mình định hướng. Có thể những gì sinh viên nghĩ sẽ hoàn toàn khác thực tế, vì vậy thực tập là một bước quan trọng để sinh viên có thời gian định hướng và phát triển sự nghiệp sau khi ra trường. Khi thực tập sinh viên có thể tận dụng thời gian này để làm quen với các anh, chị đồng nghiệp, học hỏi và xây dựng mối quan hệ. Có thể sau này sinh viên sẽ tìm được công việc từ chính những mối quan hệ này.
Thực tập là bước chuẩn bị, tích lũy quan trọng để sinh viên ra trường phát triển. Riêng bản thân em, sau lần thực tập này, em đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô Khoa Luật – Trường Đại học Vinh và các anh chị, các bạn từ Công ty Luật VA từ đó thấy được những thiếu sót của bản thân để có hướng khắc phục và dần hoàn thiện hơn. Đây là cơ hội để cho em có cái nhìn khách quan về bản thân, về định hướng tương lai và chuẩn bị, cải thiện mình tốt hơn để phát triển trong ngành nghề bản thân đã chọn. Em hi vọng rằng với sự nỗ lực của nhà trường, với sự nhận thức đúng đắn của sinh viên và sự ủng hộ của các đơn vị thực tập, quá trình thực tập tốt nghiệp thực sự trở thành một chiếc cầu nối cho sinh viên bước tiếp những chặng đường tương lai của sự nghiệp học tập và xây dựng đất nước.
Quá trình thực tập tại Công ty Luật VA tuy không dài nhưng đã để lại cho em nhiều bài học và kiến thức thực tế cho bản thân. Đây là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa đối với những sinh viên như em, khi mà em được tiếp xúc với những vụ việc và vụ án thực tập, được làm quen và tiếp xúc với cách làm việc khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012);
2. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
3. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
4. Luật Doanh nghiệp năm 2014;
5. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp;
6. Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
[Download] Mẫu báo cáo thực tập tại công ty luật
[Word] Bài thu hoạch thực tập cuối khóa ngành luật
Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Mẫu báo cáo thực tập tại công ty luật ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!
Các tìm kiếm liên quan đến báo cáo thực tập tại công ty luật, đề tài báo cáo thực tập tại văn phòng luật sư, báo cáo thực tập luật sư dân sự, báo cáo thực tập giới thiệu về công ty luật, báo cáo thực tập luật kinh tế, báo cáo thực tập chuyên ngành luật hình sự, báo cáo thực tập nghiệp vụ luật sư tư vấn, báo cáo thực tập cuối khóa ngành luật, kết luận báo cáo thực tập luật
Kết cấu chung của báo cáo thực tập tại tổ chức hành nghề luật sư (công ty luật/văn phòng luật sư) gồm 3 phần:
PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU, TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1.1. Lời nói đầu
1.2. Tổng quan về cơ sở thực tập
a) Giới thiệu chung về tổ chức hành nghề luật sự
b) Cơ cấu tổ chức của tổ chức hành nghề luật sự
c) Lĩnh vực hoạt động của tổ chức hành nghề luật sự
1.3. Các nội dung thực hiện trong quá trình thực tập
PHẦN 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO.
2.1. Quá trình thực hiện công việc được giao
2.2. Phương thức thực hiện công việc
2.3. Phân tích thực trạng công việc được giao
a) Tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án
b) Soạn thảo các văn bản pháp lí
c) Tham gia nghiên cứu hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp
d) Sao chép văn bản, giấy tờ tài liệu
e) Các công việc khác
2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao
a) Thuận lợi
b) Khó khăn
PHẦN 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết quả đạt được
3.2. Kiến nghị đề xuất
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Đề tài báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp Luật cạnh tranh và và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
– Đề tài báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp Luật Dân sự
– Đề tài báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp Luật Đất đai
– Đề tài báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp Luật Hành chính
– Đề tài báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp Luật Môi trường
– Đề tài báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp Luật Lao động
– Đề tài báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp Luật Thương mại Quốc tế
Cho em xin file với ạ.
Em cám ơn!
CHO EM XIN FILE VS Ạ
Cho em xin file với ạ =)))
Em cảm ơn ạ!!
ad cho em xin file với ạ. em cảm ơn
mình đang cần file. ad cho mình xin và gửi vào địa chỉ mail: nguyenkim452335@gmail.com
Cám ơn Ad.
ad cho mình xin file Word vào mail: ngdiepbn@gmail.com với nhé!
Chân thành cảm ơn ad, chúc web ngày càng phát triển
cho e xin file ạ ductin88@gmail.com
Ad ơi cho em xin file được không ạ. Em cảm ơn ạ!
Admin ơi cho em xin file được không ạ?
Em cảm ơn nhiều ạ
cho mk xin file vs ạ thanks . email luong1082110@gmail.com
cho mk xin file để tham khảo với ạ. thank
co thê cho e xin file được không a, e cám on ad nhiều a.
Có thể cho em xin file được không ạ? Em cảm ơn rất nhiều a
cho e xin file ạ phamminhtungalan@gmail.com
Cho em xin mẫu với ạ, em cảm ơn
Gmail: trungnguyenvan533@gmail.com
Cho tôi xin mẫu Nhật ký thực tập cuối khóa học luật sư, Đề cương báo cáo thực tập cuối khóa học luật sư, xin cám ơn
Cho em xin file với ạ!
gmail: phamphuongnhung124@gmail.com
cho e xin file với ạ!
Xin bạn tài liệu
em xin fire với ạ
Có thể cho em xin file được không ạ? Em cảm ơn rất nhiều
Cho mình xin file với nhé ad.tks
admin cho em xin file với ạ. Em cảm ơn !
Em đang cần file. Admin cho em xin file với ạ
Em cảm ơn