Đất đai thuộc sở hữu của ai? – Bài học về câu chữ của dân luật

Chuyên mụcCafe Dân Luật, Luật đất đai, Thảo luận pháp luật Chiến dịch giành lại vỉa hè của UBND Quận 1
Chiến dịch giành lại vỉa hè của UBND Quận 1 (Ảnh: internet)

Vừa qua trên khắp các mặt báo ngập tràn những tin tức về chiến dịch “giành” lại vỉa hè của UBND Quận 1, TP HCM. Chiến dịch này được người dân hết sức ủng hộ, báo chí hết sức quan tâm bởi lẽ đây được xem là nguồn cảm hứng cho việc xây dựng một đô thị văn minh và sạch đẹp hơn.

 

Về hoạt động của tổ công tác, có thể nói là hết sức quyết liệt và đáng trân trọng bởi có những vị lãnh đạo cấp cao phải đích thân ra đường, đến từng hộ dân, hộ kinh doanh, nhà hàng… để xử lý vi phạm. Đây là điều xưa nay hiếm thấy.

 

Tuy nhiên có một vấn đề nho nhỏ, tuy nó là nhỏ nhưng thật sự với dân luật của chúng ta thì nó không nhỏ một chút nào. Bởi luật pháp là phải chính xác, từng câu từng chữ, từng dấu câu cũng phải đặt đúng trong câu.

 

Chuyện là trong lúc thi hành nhiệm vụ, một vị lãnh đạo cấp cao của UBND Quận 1 đã vô tình phát biểu một câu. Khi nghe qua chắc chắn chúng ta đều hiểu ý của vị lãnh đạo này là muốn bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền lợi, sự an toàn của người dân khi đi bộ trên vỉa hè. Cụ thể câu nói có nội dung như sau:

 

“Làm gì thì làm, cứ phần đất của mình trở về sau là được, còn ở đây là phần đất của Nhà nước và của nhân dân đi lại”

 

Làm gì thì làm, cứ phần đất của mình trở về sau là được
Làm gì thì làm, cứ phần đất của mình trở về sau là được

 

Theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013

 

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

 

Như vậy, nói đất đai là của Nhà nước là không đúng về mặt pháp luật. Đây là một bài học kinh nghiệm, không riêng gì các lãnh đạo Nhà nước, mà chúng ta, đặc biệt là những người học luật phải cẩn trọng trong lời nói. Nhiều lúc ý của chúng ta là ý tốt, nhưng do cách truyền đạt không hợp lý nên khiến người khác hiểu sai bản chất của vấn đề, điều này là không tốt chút nào.

đánh giá bài viết

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền