Chế định “Lẽ công bằng” trong Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

Chuyên mụcLuật tố tụng dân sự, Thảo luận pháp luật Chế định "Lẽ công bằng" trong hệ thống tư pháp Việt Nam

Theo quy định tại Điều 45, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, luật có nhắc đến “lẽ công bằng”, đây là khái niệm mới trong nền tư pháp Việt Nam.

Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó”.

Nhiều người đọc qua, phân vân không biết “lẽ công bằng” là cái gì, và trong thực tế những Thẩm phán còn phải tự thắc mắc, liệu áp dụng nó như thế nào theo luật. Và thắc mắc này của họ hoàn toàn hợp lý bởi vì không có một quy định nào khác hướng dẫn cụ thể, như thế nào là lẽ công bằng. Và đây là một chế định mang tính “định tính” là phần nhiều. Bởi vì chế định Việt Nam là một quốc gia theo hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa, và hệ thống, nền tảng pháp luật có nhiều nét tương đồng với hệ thống luật Civil Law. Ở đó, các vụ án xét xử dựa vào các quy định của Luật pháp, thẩm phán là người áp dụng luật để đưa ra các quyết định theo pháp luật, mà chưa có chế định cụ thể về “lẽ công bằng” nên việc áp dụng vào trong thực tiễn là cực kì khó khăn. Không giống như hệ thống luật Common Law, nơi mà các Thẩm phán có thể là một “lawmaker”, những người có thể đưa ra phán quyết để tạo nên một “án lệ”, ở hệ thống luật với những quy định như vậy, việc áp dụng “như thế nào là lẽ công bằng” sẽ dễ dàng và khả thi hơn.

Lẽ công bằng” nếu giải thích đúng nghĩa thì nó là sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng xã hội theo quy luật với sự hợp lý. Và sự hợp lý này phải là đương nhiên và thực tế phải được nhiều người thừa nhận một cách mặc định.

Từ thuở sơ khai, loài người kiếm sống dưới sự phối hợp bằng giao kết hợp đồng (đa số là hợp đồng bằng lời nói), khi một bên vi phạm hợp đồng (thường được xem là “thất hứa”) thì xảy ra tranh chấp trong thực tế. Động vật bậc thấp đánh nhau để giành lấy quyền sở hữu, thì loài người thì khác, từ thuở sơ khai người cổ đại đã biết nhờ tới những tộc trưởng, những thủ lĩnh, những người có uy tín trong bộ lạc để phân xử, giải quyết tranh chấp.

 

Ví dụ 1:

Người A săn được một con nai mang về cho gia đình làm thức ăn. Một người B giật lấy con nai này và nhận đó là của mình. Lúc này, người phân xử (như đã nói ở trên) sẽ căn cứ vào công sức của người A để phán quyết con nai săn được là của A. Nếu người B vẫn cứ khăng khăng đó là con nai của mình thì việc phân xử sẽ căn cứ vào các dấu vết trên vũ khí, các vết thương, lời trình bày của hai bên, người làm chứng… (những công việc này, sau này theo thuật ngữ chuyên ngành người ta gọi là nghiệp vụ điều tra).

Những lời phán xử này dần dần theo thời gian sẽ hình thành nên một quy ước là, “ai săn người đó hưởng” hay hiểu theo cách chung là “cấm cướp giật tài sản” và những tình tiết của sự việc trên trở thành một phần của cấu thành tội “cướp giật tài sản theo quy định hầu hết trong pháp luật hình sự của các nước. Chúng ta có thể thấy, ban đầu người phán xử muốn đòi lại “lẽ công bằng” cho anh A  vì công sức anh A bỏ ra, anh A xứng đáng với thành quả đó và điều đó là hoàn toàn hợp lý, không có gì có thể chối cãi.

 

Ví dụ 2:

Vở kịch nổi tiếng “Vòng phấn Kavkaz” của nhà soạn kịch nổi tiếng Bertolt Brecht với một phiên xét xử việc hai bà mẹ tranh chấp một đứa con, cả hai người đều cho đó là con của mình. Khi đó, quan tòa đã vẽ một vòng tròn, đặt đứa con giữa vòng và cho hai bà mẹ kéo đứa con về phía mình, ái kéo đứa con về thành công thì thắng kiện. Khi hai bà mẹ bắt đầu kéo được một lúc, bà Grusa thấy con mình đau quá nên đành phải buông tay vì xót con, theo giao ước từ trước thì bà Grusa thua kiện. Tuy nhiên quan tòa đã tuyên bà ta thắng kiện. Vì quan tòa dựa vào lẽ công bằng cho rằng, chỉ có người mẹ thật sự mới xót con như vậy.

Một thí dụ khác, trong vở kịch của Bertolt Brecht, nhà soạn kịch Đức, là “Vòng phấn Kavkaz” về hai bà mẹ tranh chấp đứa con. Quan tòa đã vẽ vòng phấn, đặt đứa con giữa vòng và cho hai bà mẹ kéo con ra khỏi vòng phấn. Ai kéo đứa con ra khỏi vòng phấn, kéo được về mình là mẹ. Bà Grusa thấy con đau đớn nên buông tay không kéo, chấp nhận thua nhưng Tòa đã tuyên bà ta thắng kiện. Quan tòa đã căn cứ vào luật Lẽ phải, vì chỉ bà mẹ nào thương con mới xứng đáng là mẹ đứa nhỏ.

Lẽ công bằng là chế định đặc trưng của hệ thống pháp luật Common Law nhưng thực tế “lẽ công bằng” đã được đề cập đến trong pháp luật của người La Mã từ những năm 400 trước Công nguyên, ở các nước phương Đông thì vấn đề này hình thành và được xem là “đạo lý” “đạo đức xã hội” chứ không được xem lẽ phải là một phần của Luật công bằng.

Vận dụng Luật Công bằng và Lẽ Phải trong công tác xét xử, đòi hỏi người quan tòa phải có vốn sống phong phú, nghĩa là phải dấn thân vào cuộc sống của người dân mới trải nghiệm được đạo lý của xã hội. Mặt khác, người quan tòa phải có tấm lòng nhân hậu mới hiểu rõ về Luật Công bằng. Điều này lý giải vì sao việc bổ nhiệm quan tòa ở các quốc theo hệ thống Luật Common Law, thường lấy từ nguồn các luật sư. Bởi vì các Luật sư chuyên về gỡ tội, đối lập với bên công tố chuyên buộc tội. Khi quan tòa xuất thân từ luật sư, ông ta sẽ có tiềm thức thiên về gỡ tội hơn; và quá trình hành nghề luật sư đã trang bị cho luật sư về luật của nhân dân, đó là Lẽ phải và Luật Công Bằng.
Ở Việt nam, các thẩm phán là công chức nhà nước, là đảng viên đã quán triệt tính giai cấp cách mạng và không một ai có xuất thân từ luật sư; cho nên, tiếp cận Luật Công bằng và Lẽ Phải, sẽ rất khó đi vào thực tế xét xử dù đã được luật hóa.

 

Còn nữa…

 

Các tìm kiếm liên quan đến Lẽ công bằng, nguyên tắc công bằng trong pháp luật việt nam, lẽ công bằng trong tố tụng dân sự, ví dụ về lẽ công bằng, áp dụng án lệ và lẽ công bằng, phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật dân sự, nguyên tắc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự, sự công bằng của luật pháp, công bằng là gì
5/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

  1. Mình từng đọc được 1 câu hỏi thế này: Bao nhiêu thẩm phán sẽ thực thi được lẽ công bằng này? Nếu như cái lẽ này mà làm không tốt thì rất dễ là công cụ cho tiêu cực đây

    • Thầy mình thì nói rằng, “Trên đời này làm gì có công bằng hả các em, có chăng chỉ còn chút công lý thôi. Công việc của các em là bảo vệ cái công lý còn sót lại kia đấy”

    • Thầy nào ấy nhỉ, cho mình xin cái profile để theo thầy tầm sư học đạo bảo vệ cái phần còn sót lại kia

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền