Tổng hợp câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường (có đáp án) được trích từ Đề cương môn Luật môi trường thường được sử dụng trong đề thi kết thúc học phần để bạn tham khảo, ôn tập.
Những nội dung liên quan:
- Bài tập tình huống môn Luật Bảo vệ môi trường (có đáp án)
- Đề cương luật môi trường – Đại học luật Hà Nội
- Các văn bản hướng dẫn luật bảo vệ môi trường 2014
Câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường
Câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường được biên soạn theo chương trình học của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Mục lục:
- Chương 1: Khái niệm Luật Môi trường
- Chương 2: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường
- Chương 3: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
- Chương 4: Pháp luật về đánh giá môi trường
- Chương 5: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
- Chương 6: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước
- Chương 7: Pháp luật kiểm soát suy thoái đất
- Chương 8: Pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng
- Chương 9: Pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh
- Chương 10: Pháp luật về kiểm soát nguồn gen
- Chương 11: Pháp luật về bảo tồn di sản
- Chương 12: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động có ảnh hưởng đặc biệt tới môi trường
- Chương 13: Giải quyết tranh chấp môi trường
- Chương 14: Thực thi các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam
- Chương 15: Thực thi các điều ước quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
Chương 1: Khái niệm Luật Môi trường
1. Phân tích khái niệm môi trường, chức năng của môi trường?
2. Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững?
3. Phân tích khái niệm bảo vệ môi trường, đặc trưng, biện pháp bảo vệ môi trường?
4. Cho biết những nội dung cơ bản trong các nguyên tắc của luật môi trường?
Chương 2: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường
Đang cập nhật…
Chương 3: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
1. Phân tích khái niệm đa dạng sinh học và cho biết vai trò của đa dạng sinh học?
2. Cho biết các quy phạm pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên?
3. Cho biết các quy định pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật?
4. Cho biết các quy định pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền?
Chương 4: Pháp luật về đánh giá môi trường
1. Phân tích định nghĩa và bản chất của đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược?
2. So sánh các quy định của pháp luật hiện hành về đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược?
3. Trình bày các quy định của pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường?
4. Phân tích các quy định pháp luật về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình đánh giá môi trường? Ý nghĩa và thực tiễn thi hành các quy định này?
Chương 5: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
1. Phân tích khái niệm kiểm soát ô nhiễm không khí?
2. Bình luận về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường và không khí tại Việt Nam?
3. Phân tích các quy định pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí?
4. Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường không khí?
5. Thực tiễn thực hiện bảo vệ môi trường không khí bằng pháp luật ở Việt Nam?
Chương 6: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước
1. Hãy phân tích trách nhiệm của nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước theo quy định của pháp luật hiện hành?
2. Hãy trình bày các loại giấy phép tài nguyên nước và thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước theo quy định của pháp luật hiện hành?
3. Trình bày nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm nguồn nước của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành?
4. Hãy trình bày các loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước?
5. Phân tích các trường hợp khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền?
Chương 7: Pháp luật kiểm soát suy thoái đất
1. Phân tích khái niệm kiểm soát suy thoái đất?
2. Phân tích các quy định của Pháp luật về kiểm soát nguồn gây suy thoái đất?
3. Đánh giá những quy định pháp luật về các hoạt động làm tăng khả năng sinh lợi của đất dưới góc độ môi trường?
4. Bình luận về hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành các hoạt động trên đất?
5. Đánh giá những quy định pháp luật liên quan tới việc sử dụng các loại hóa chất và chế phẩm vi sinh trên đất?
Chương 8: Pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng
1. Phân loại rừng và ý nghĩa của việc phân loại rừng?
2.. Phân tích trách nhiệm của chủ rừng trong quản lý, bảo vệ phát triển rừng?
3. Bình luận các quy định pháp luật về bảo vệ động, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm?
4. Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của kiểm lâm trong bảo vệ và phát triển rừng?
5. Bình luận về vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng?
Chương 9: Pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh
1. Phân tích khái niệm kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh và những yêu cầu phải phát triển bền vững nguồn thủy sinh?
2. Phân tích các quy định pháp luật về kiểm soát nguồn gây suy thoái nguồn thủy sinh?
3. Đánh giá những quy định pháp luật về bảo vệ, tái tạo và phát triển giống loài thủy sinh?
4. Bình luận các quy định của pháp luật về các công cụ, phương thức đánh bắt thủy sản nhằm bảo vệ nguồn thủy sinh?
5. Đánh giá những quy định pháp luật về thức ăn, thuốc và các loại hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản có nguy cơ tác động đến nguồn thủy sinh?
Chương 10: Pháp luật về kiểm soát nguồn gen
1. Xác định mối quan hệ giữa hoạt động kiểm soát nguồn gen với bảo vệ đa dạng sinh học?
2. Phân tích, đánh giá các quy định cơ bản của pháp luật về kiểm soát nguồn gen?
Chương 11: Pháp luật về bảo tồn di sản
1.Xác định mối quan hệ giữa vấn đề bảo tồn di sản với vấn đề bảo vệ cảnh quan môi trường?
2. Phân tích, đánh giá các quy định về bảo tồn di sản?
Chương 12: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động có ảnh hưởng đặc biệt tới môi trường
1. Hãy phân tích nghĩa vụ của nhà nước trong việc quản lý nhà nước về môi trường trong hoạt động khoáng sản?
2. Trình bày nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản?
3. Hãy phân tích nghĩa vụ của các tổ chức hoạt động dầu khí trong việc ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu?
4. Hãy trình bày điều kiện nhập khẩu phế liệu theo quy định của pháp luật hiện hành. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam hiện nay?
5. Hãy phân tích nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động du lịch. Liên hệ với thực tế hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay?
Chương 13: Giải quyết tranh chấp môi trường
1. Phân tích khái niệm tranh chấp môi trường và cho biết những dấu hiệu nhận biết tranh chấp môi trường?
2. Hãy cho biết những yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp môi trường?
3. Hãy cho biết các nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường?
4. Hãy cho biết các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường. Yêu điểm và hạn chế của mỗi phương thức?
Chương 14: Thực thi các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam
1. Cho biết lý do suất hiện các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường?
2. Xác định nghĩa vụ chủ yếu của Việt Nam hủy tư cách thành viên của các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường?
3. Đánh giá mức độ tương thích giữa các quy định của pháp luật môi trường Việt Nam với nội dung của các công ước về kiểm soát ô nhiễm môi trường?
Chương 15: Thực thi các điều ước quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
1. Trình bày tổng quan về các điều ước quốc tế về đa dạng sinh học và bóng tối thiên nhiên. Ý nghĩa của các công ước này trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ đa dạng sinh học nói riêng?
2. Trình bày nội dung cơ bản của các công ước quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia?
3. Trình bày nghĩa vụ chủ yếu của Việt Nam với tư cách là thành viên của các công ước quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên?
[Download] Đáp án câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường
[PDF] Đáp án câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường
Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Đáp án câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!
Câu hỏi ôn tập môn Luật bảo vệ môi trường (có đáp án)
Câu 1: Môi trường là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái môi trường? Để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, Việt Nam đã đưa ra chính sách và chương trình hành động như thế nào?
Gợi ý đáp án:
* Môi trường là gì?
Môi trường là một khái niệm gắn liền với sự sống, bao gồm những thực thể và hiện tượng của tự nhiên, bảo đảm cho sự phát sinh và phát triển của sự sống.
Nói cách khác, môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
* Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái môi trường?
Nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường là:
– Do sử dụng mặt đất, mặt nước để tạo thành những sản phẩm phục vụ cho con người. (Do xây dựng những nhà máy, nhà ở . . ., mở đường giao thông làm cho đất nông nghiệp bị mất dần, khai thác bề mặt nước để nuôi trồng thủy sản làm cho sinh vật ngày càng giảm về số lượng và có nguy cơ tuyệt chủng).
– Do canh tác mãnh liệt trên đất, làm cho đất bị chay, sói mòn; những đồng cỏ trên thảo nguyên ngày càng trở thành sa mạc (VD: do canh tác 3 vụ, sử dụng nhiều hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu).
– Do hàng trăm triệu dân nghèo gây nên, sự phân bố dân cư không đồng đều cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
* Để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, Việt Nam đã đưa ra chính sách và chương trình hành động như thế nào?
Để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, Việt Nam đã đưa ra chính sách và chương trình hành động như sau:
Từ những năm 80, Việt Nam đã có những quan tâm thiết thực đến chương trình và hành động bảo vệ môi trường. cụ thể:
* Về chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:
Hội đồng bộ trưởng đã thông qua “kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững”, chính thức ban hành kế hoạch này ngày 12/6/1992. Kế hoạch quốc gia đã đề cập đến việc: xây dựng chính sách pháp luật, thể chế môi trường; xây dựng các cơ quan quản lý môi trường; các công cụ quản lý môi trường trong phạm vi cả nước. Kế hoạch đã vạch ra chương trình hành động sau:
Phát triển đô thị và dân số:
– Phải có kế hoạch tổng thể phát triển đô thị đúng đắn về mặt môi trường cho từng thành phố có gắn kết chặt chẽ các yếu tố liên quan đến phân vùng đất đai, các công trình xây dựng, giao thông vận tải, cung cấp năng lượng, cung cấp nước, quản lý cống rãnh, chất thải. Kế hoạch thành phố phải có số dân phù hợp tránh tập trung dân số cao.
– Ổn định dân số: Dân số nước ta tăng nhanh ảnh hưởng đến sản xuất lương thực, tài nguyên, môi trường. Mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu người. Cho nên cần thiết phải giảm gia tăng dân số để đạt được mức ổn định.
Sản xuất lương thực:
Trong 50 năm qua, nông nghiệp nước ta phát triển chậm. Bình quân lương thực đầu người thấp 300 kg/người. Trong thời gian tới cần gia tăng sản lượng lương thực bằng cách giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, khai thác hợp lý tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn và kinh nghiệm sản xuất của nông dân. Cần cân nhắc kỷ việc khai khẩn đất mới, phá rừng trồng lúa, sao cho có hiệu quả kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường.
Trồng rừng và bảo vệ đa dạng sinh học:
Rừng là tài nguyên vô giá nhưng trong mấy chục năm qua rừng đã giảm sút do chiến tranh, do phát triển kinh tế. Rừng bị mất kéo theo sự giảm đa dạng sinh học vốn phong phú và đa dạng. Nhiều loài đã và đang bị tuyệt chủng. Trong 4 thập niên qua, có ít nhất là 200 loài chim và 120 loài thú bị diệt vong.
Biện pháp bảo vệ:
– Cấm phá rừng nguyên sinh và đầu nguồn.
– Ổn định dân số, giảm đói nghèo cho dân vùng rừng núi và các vùng nông thôn.
– Có chính sách giao đất, giao rừng bảo đảm lợi ích nông dân và lợi ích quốc gia.
– Trồng lại rừng và cây phân tán ở khắp nơi.
– Kiểm soát việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.
– Cấm các phương tiện đánh bắt có tính cách hủy diệt sự sống (chất độc, đánh bắt bằng điện . . )
– Củng cố và mở rộng các khu bảo tồn, vườn quốc gia, rừng cấm.
Phòng chống ô nhiễm:
Môi trường nước, không khí và đất đã bị ô nhiễm, có khi đến mức trầm trọng cả ở thành thị lẫn nông thôn. Rác thải, nước thải và khí thải ở các đô thị là vấn đề phức tạp nhất. Ở nông thôn, tập quán ở theo kinh rạch, không đủ điều kiện vệ sinh, lạm dụng phân bón và nông dưụơc làm cho môi trường nông thôn cũng bị ô nhiễm, đặc biệt là khan hiếm nước sạch. Điều đáng nói là ở nước ta chưa có hệ thống xử lý chất thải, cho nên những thứ dơ bẩn đều vứt trực tiếp ra môi trường.
Để từng bước cải thiện tình trạng ổ nhiễm môi trường cần có các biện pháp sau:
– Nâng cao dân trí, làm cho mọi người thấy rằng môi trường xung quanh và các công trình công cộng là của chúng ta, chứ không phải là của “chúng nó”.
– Các tiêu chuẩn quốc gia và địa phương về chất thải phải được mọi người tuân thủ. Do đó nhà máy, xí nghiệp phải tự giảm thiểu chất thải bằng quy trình công nghệ và xây dựng hệ thống xử lý chất thải của cơ sở.
– Khuyến khích công nghệ sạch (sử dụng phân hữu cơ thay thế một phần phân hóa học, biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IBM) ở nông thôn, công nghệ ít chất ô nhiễm trong công nghiệp . . .).
– Xây dựng nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt.
Quản lý và quy hoạch môi trường:
– Thành lập Bộ khoa học – công nghệ – môi trường và các Sở khoa học – công nghệ – môi trường ở các tỉnh.
– Xây dựng chính sách và pháp luật về môi trường.
– Ban hành tiêu chuẩn về môi trường và cách đánh giá tác động môi trường.
– Xây dựng hệ thống quan trắc quốc gia.
– Đẩy mạnh nghiên cứu về môi trường nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách, đồng thời hướng tới sự phát triển bền vững.
– Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong việc bảo vệ và quy hoạch môi trường.
Tăng cường các biện pháp hổ trợ giáo dục đào tạo:
– Nâng cao dân trí tổng quát và cải thiện điều kiện sống của quần chúng.
– Đưa chương trình giáo dục về môi trường, tình yêu thiên nhiên vào các lớp học chính khóa, ngoại khóa (du khảo, tham quan).
– Đào tạo đội ngũ có kiến thức cơ bản về khoa học môi trường và có khả năng đề xuất các ý kiến xử lý và bảo vệ môi trường.
Tất cả các chương trình hành động có thể làm cơ sở cho chúng ta phát triển, đồng thời sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường của mỗi địa phương, quốc gia góp phần bảo vệ trái đất, cái nôi của sự sống.
Câu 2: Yếu tố sinh thái là gì? Có mấy nhóm yếu tố sinh thái? Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái là gì? Hày cho một thí dụ về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn?
Gợi ý đáp án:
* Yếu tố sinh thái là gì? Có mấy nhóm yếu tố sinh thái?
Yếu tố sinh thái là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sinh vật. Yếu tố sinh thái được chia thành 3 nhóm:
– Yếu tố vô sinh: Thành phần không sống của tự nhiên, gồm các nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, nước, độ muối, các chất khí (O2, CO2, N2…), đất đai, địa hình.
– Yếu tố hữu sinh: Gồm các cá thể sống như thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật . . . Mỗi sinh vật thường chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các cơ chế trong mối quan hệ giữa cá thể trong quần thể, trong loài, trong quần xã.
– Yếu tố con người: là tất cả các dạng hoạt động của xã hội loài người làm biến đổi thiên nhiên là môi trường sống của các sinh vật. Con người và động vật có những tác động tương tự đến môi trường, có khi còn làm thay đổi hẳn môi trường.
* Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái là gì?
Hệ sinh thái tồn tại và hoạt động nhờ hai chức năng cơ bản: Vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng.
– Dòng năng lượng: là quá trình vận chuyển và hao hụt dần nguồn năng lượng mặt trời khi vào mô thực vật, mô động vật các cấp, trong các phế liệu hữu cơ và nhiệt tỏa ra ngoài sau giai đọan hô hấp và khoáng chất.
Trái đất được xem là một hệ sinh thái khổng lồ, từ đó sinh vật có diệp lục tố hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học tích lủy trong chất hữu cơ, acid béo, aicd amin và chuyển qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái (sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy) và năng lượng hấp thu lúc khởi đầu qua những khâu chuyển nhượng, dòng năng lượng này chỉ theo một chiều là chu trình hở.
Sự chuyển nhượng này có hai định luật cơ bản:
+ Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, nó không bị hủy diệt (tổng số năng lượng thiên nhiên không thay đổi, nó chuyển sang dạng khác).
+ Năng lượng từ cấp này sang cấp khác không bao giờ có hiệu suất 100% mà thấp hơn.
Việc chuyển hóa năng lượng trong một quần xã bắt đầu bằng việc cố định ánh sáng mặt trời qua quang hợp. Trong tổng lượng bức xạ mặt trời chỉ có 8% tới đưụơc trái đất và trong đó chỉ có 4% được thảm thực vật hấp thu, nhưng chỉ có 2% được sử dụng vào quang hợp, phần lớn bị mất đi dưới dạng nhiệt.
Để hiểu được quá trình vận chuyển năng lượng ta tìm hiểu hai khái niệm chuổi thức ăn và mạng lưới thức ăn.
Chuổi thức ăn: là quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng từ mô thực vật sang mô động vật các cấp bằng cách sinh vật sau dùng sinh vật trước làm thức ăn.
Thí dụ: Chuổi thức ăn trong hệ sinh thái đồng cỏ:
Cỏ => Châu chấu => Ếch => Rắn => Chim ăn rắn
(Có 5 bậc dinh dưỡng).
Mạng lưới thức ăn: các chuỗi thức ăn liên kết chéo nhau tạo thành mạng lưới thức ăn (một động vật có thể ăn nhiều loại thực vật và động vật ăn thịt ăn nhiều loài động vật ăn cỏ và thịt
Câu 3: Vòng tuần hoàn vật chất là gì? Vòng tuần hoàn vật chất gồm các khâu cơ bản nào? Chu trình sinh địa hóa là gì? Nêu một số chu trình sinh địa hóa cơ bản?
Gợi ý đáp án:
* Vòng tuần hoàn vật chất là gì? Vòng tuần hoàn vật chất gồm các khâu cơ bản nào?
– Vòng tuần hoàn vật chất: là quá trình vận chuyển các chất vô cơ trong hệ sinh thái theo đường từ sinh cảnh chuyển vào cơ thể sinh vật rồi từ cơ thể sinh vật chuyển lại sinh cảnh.
– Vòng tuần hoàn vật chất chuyển qua 3 khâu cơ bản:
+ Khâu sản xuất: do cây xanh (sinh vật sản xuất ) thực hiện qua hai quá trình quang hợp và sinh tổng hợp.
+ Khâu tiêu thụ: do động vật của các cấp (sinh vật tiêu thụ) thực hiện.
+ Khâu phân hủy: Do các loài vi sinh vật, côn trùng thực hiện. Khâu phân hủy gồm 3 giai đoạn:
l Xé nhỏ (kiến, mối, giun thực hiện);
l Mùn hóa: Quá trình này biến các chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản (mùn) dưới sự tham gia của các vi sinh vật.
l Khoáng hóa: Các vi sinh vật tiếp tục biến chất hữu cơ đơn giản thành chất vô cơ, muối khoáng và mất nhiệt.
– Chu trình sinh địa hóa là quá trình chuyển hóa từng chất vô cơ trong hệ sinh thái. Chu trình sinh địa hóa có hai loại:
+ Chu trình hoàn hảo: chu trình của những nguyên tố như C. N mà giai đoạn ở dạng khí chúng chiếm ưu thế trong chu trình. Khí quyển là nơi dự trữ chính của những nguyên tố này và trong quá trình vận động từ cơ thể sinh vật chúng trở lại sinh cảnh tương đối nhau .
+ Chu trình không hoàn hảo: chu trình của những nguyên tố như P, S … những chất này trong quá trình vận chuyển một phần đọng lại một khâu nào đó thể hiện qua chu kỳ lắng đọng trong những hệ sinh thái khác nhau. Chúng chỉ có thể được vận chuyển lại dưới tác động của những hiện tượng …… ra trong tự nhiên hoặc dưới tác động của con người .
Chu trình sinh địa hóa của những nguyên tố chính:
– Chu trình nước: Hàng năm nước bốc hơi từ đại dương (400.000 km3) rơi lại 365.000 km3 phần còn lại đưa vào đất liền. Trên đất liền bốc hơi (65.000 km3) + 35.000 km3 = 100.000 km3 rơi xuống thành mưa, tuyết tích lũy ở vực, sông, hồ, nước ngầm và sau đó lại bốc hơi vào khí quyển.
– Chu trình Carbon: Carbon là thành phần cơ bản kiến tạo nên phân tữ hữu cơ cần thiết cho sự sống: đường, chất béo, protein, axit nucleic, aixt deoxyribonucleic. Nguồn CO2 trong khí quyển và hòa tan trong nước là nguồn cơ bản để sản xuất các chất hữu cơ cho cơ thể sống.
Chu trình này có liên quan đến việc sử dụng khí CO2 trong quang hợp và hô hấp. Xác sinh vật bị chôn chặt trong lòng đất, tạo thành các hầm mỏ. CO2 trở lại do hoạt động của con người như khai thác các nhiên liệu hóa thạch, đốt cháy chúng, phóng thích CO2 vào không khí, giảm diện tích rừng, ô nhiễm đại dương, gây suy yếu khả năng sử dụng CO2 dẫn đến hiện tượng nhà kính.
– Chu trình Photpho: P là thành phần quan trọng trong tế bào chất (tạo thành nucleic và photphatidilipid), cần cho quá trình sinh trưởng ở động thực vật. Photpho dự trữ trong đá mẹ, qua quá trình phong hóa và giải phóng vào hệ sinh thái dưới dạng photphat (PO4). Động vật nhận Photphat vô cơ (apatid) từ nước uống, thức ăn. Khi các sinh vật chết đi được các vi khuẩn phân giải giải phóng photphat đi vào chu trình; một phần lắng đọng dưới dạng trầm tích (phosphoric).
Hiện nay chu trình trả P vào hệ sinh thái suy giảm, nhưng ở các nơi bị xói mòn, rữa trôi từ vùng đất canh tác tạo hiện tượng hòa tan quá nhiều photphat gây hiện tượng phú dưỡng hóa (thủy triều đỏ).
Câu 4: Tại sao nền nông nghiệp công nghiệp hóa cần được thay thế bởi nền nông nghiệp sinh thái?
Gợi ý đáp án:
* Nền nông nghiệp công nghiệp hóa cần được thay thế bởi nền nông nghiệp sinh thái bởi vì:
– Trong quá trình thực hiện nền nông nghiệp công nghiệp hóa con người đã lạm dụng các tiến bộ công nghệ và kỹ thuật của giai đoạn công nghiệp hóa vào sản xuất nông nghiệp tuy có mang lại những thành tựu to lớn. Họ đã sử dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu. Chính họ sử dụng quá nhiều cho nên nó tồn trữ trong thức ăn dẫn đến ô nhiễm môi trường, làm thay đổi hệ sinh thái, tạo ra được nhiều sản phẩm nhưng kém chất lượng.
Do những nhược điểm đó cho nên nền nông nghiệp sinh thái ra đời là tất yếu nhằm khắc phục những nhược điểm đó . Nền nông nghiệp sinh thái có những đặc trưng sau:
– Nền nông nghiệp không loại trừ sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, giống chọn lọc nhân tạo . . . mà là sử sụng hợp lý nhất.
– Tiếp tục phát huy nền nông nghiệp truyền thống, tránh giải pháp công nghệ đem đến sự hủy hoại môi trường.
– Nền nông nghiệp sinh thái kết hợp cái đúng đắn, tích cực của 2 nền nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp công nghiệp hóa. Bằng các tiến bộ khoa học sinh thái học phải làm sao cho năng suất sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp không ngừng được nâng cao mà các hệ sinh thái này vẫn bền vững để tiếp tục sản xuất.
Như vậy nền nông nghiệp sinh thái vừa đáp ứng nhu cầu an toàn lương thực thực phẩm, vừa bảo vệ môi trường.
Câu 5: Tại sao cần bảo vệ rừng? Thế giới đã đưa ra chiến lược bảo vệ và phát triển rừng như thế nào? Nguyên nhân và hậu quả của hiệu ứng nhà kính?
Gợi ý đáp án:
* Tại sao cần bảo vệ rừng?
Bởi vì rừng là một hệ thống phức tạp bao gồm các yếu tố lý học, hóa học và sinh học tác động qua lại với nhau, là một tổng thể của khí hậu, đất đai, động vật, thực vật và vi sinh vật. Rừng tham gia vào chu trình C, O2, H2O, N2 và của các loại chất khoáng khác. Rừng còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ nước, chống xói mòn đất, chống lũ lụt, chống sa mạc hóa, chắn gió và bảo vệ mùa màng . . .
* Thế giới đã đưa ra chiến lược bảo vệ và phát triển rừng như thế nào?
Trong tình hình hiện nay cho thấy việc bảo vệ tài nguyên rừng và việc khôi phục nguồn tài nguyên này để đảm bảo cho sự cân bằng sinh thái đồng thời bảo tồn tính đa dạng sinh học, ngăn chặn sự diệt vong của các loài nhất là các loài quá hiếm là việc làm cấp bách. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng trên thế giới tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:
– Ngăn chặn càng sớm càng tốt nạn phá rừng nhất là rừng nhiệt đới.
– Đẩy mạnh công tác giáo dục cho mọi người dân về vai trò của rừng cũng như hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi.
– Cần cho mọi người biết vai trò của rừng đối với đời sống của con người, đánh đổ quan niệm thói quen cho rằng rừng là của trời cho mà sử dụng phung phí. Việc đưa nội dung bảo vệ nguồn tài nguyên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng vào chương trình giáo dục là một điều hết sức cần thiết.
– Tuyên truyền giáo dục, hổ trợ và hướng dẫn tạo điều kiện để mọi ngưùơi nhất là dân tộc ít người làm quen với lối sống định canh, định cư.
– Sử dụng phương pháp nông lâm kết hợp và lâm nông kết hợp.
– Xây dựng và bảo vệ các khu rừng quốc qia.
* Nguyên nhân và hậu quả của hiệu ứng nhà kính:
Nguyên nhân: Là do con người khai thác rừng bừa bãi, các khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp thải ra không khí một lượng lớn CO2, mà CO2 tồn tại nhiều ngoài môi trường làm cho cây không thực hiện được quá trình quang hợp và CO2 tăng thì sẽ dẫn đến hiệu ứng nhà kính.
Hậu quả: Hiệu ứng nhà kính xảy ra làm cho trái đất nóng dần lên, làm cho các tảng băng trôi ra biển ,từ đó mực nước biển tăng lên và điều đó đã dẫn đến một số thành phố chìm trong nước biển, hiệu ứng nhà kính xảy ra còn làm cho tầng Ozon của chúng ta ngày càng thủng dần.
Câu 6: Hãy vận dụng kiến thức về môi trường và con người, anh (chị) hãy đưa ra những luận cứ chứng minh mối liên hệ giữa “Dân số – Môi trường – Tài nguyên” trong 2 trường hợp sau:
– Nếu dân số tăng nhanh thì mối quan hệ này sẽ ra sao?
– Nếu dân số thế giới ổn định thì mối quan hệ này sẽ ra sao?
Gợi ý đáp án:
Nếu dân số tăng nhanh thì mối quan hệ giữa “Dân số – Môi trường – Tài nguyên” sẽ:
Dân số tăng nhanh sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu thụ tăng, quy mô các hoạt động sản xuất kinh tế tăng đòi hỏi phải khai thác tự nhiên nhiều hơn và tất yếu sẽ dẫn đến sự cạn kiệt đặc biệt là tài nguyên khoáng sản không thể phục hồi, theo dự kiến đến năm 2100 than đá và dầu khí trên toàn thế giới sẽ hết. Đồng thời mức ô nhiểm môi trường tạo ra bởi các phuơng tiện và công cụ mà con người đã sử dụng trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày một nhiều hơn.
Dân số thế giới đông sẽ tạo nên một sức căng lên môi truừơng (sức chứa của trái đất). Vì phải giải quyết các vấn đề chổ ở, lương thực, thực phẩm và các hoạt động sinh hoạt xã hội của con người . . . tất cả những vấn đề này sẽ tác động mạnh đến môi trường, làm cho môi trường có chiều hướng xấu đi. Sự tác động này có thể thể hiện cụ thể như sau:
– Để đảm bảo lương thực thực phẩm, con người gia tăng diện tích nông nghiệp thông qua việc phá rừng. Điều này sẽ tác động mạnh đến hệ sinh thái dẫn đến hàng loạt các hậu quả như: lũ lụt, hạn hán, đất bị rửa trôi, xói mòn, hoang mạc hóa, góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính, khí hậu thay đổi . . . Ngoài ra để đảm bảo tăng năng suất thực phẩm con người sẽ sử dụng những hóa chất như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ . . . những chất hóa học này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường. Đó là chưa đề cập hàng loạt những động, thực vật bị con người tiêu diệt để làm thức ăn . . .
– Để có chổ ở, con người sẽ lấn rừng, lấn biển, lấn sông, lấn chiếm đất nông nghiệp, sẽ khai thác nhiều hơn nữa các nguồn nguyên vật liệu xây dựng như: đất, cát, đá, đá vôi . . . tất cả những hoạt động này sẽ làm cho hệ sinh thái thay đổi và môi trường ngày càng xấu đi. Việc lấn sông đã làm thay đổi dòng chảy, làm cho đất lở, bồi không theo quy luật .
– Để đảm bảo các hoạt động sinh hoạt động cũng như các hoạt động xã hội của con người hàng loạt các yếu tố môi trường sẽ bị ảnh hưởng như: nguồn nước ngọt vốn ít ỏi sẽ trở nên cạn kiệt, nguồn nước bẩn thải ra nhiều hơn, lan rộng hơn. Nguồn không khí bị ô nhiểm nặng do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt gây ra. Nguồn rác thải ngày càng lớn không thể xử lý hết.
Nếu dân số ổn định thì mối quan hệ giữa “Dân số – Môi trường – Tài nguyên” sẽ:
– Dân số ổn định thì con người sẽ giảm bớt sức lo về luương thực thực phẩm và nguồn tài nguyên khai thác để sử dụng cho các hoạt động của con người sẽ giảm và nguy cơ cạn kiệt của các nguồn tài nguyên sẽ kéo dài.
– Dân số ổn định thì sức ô nhiểm về môi trường sẽ giảm, con người sẽ không còn phải lấn sông , lấn biển để xây dựng các khu đô thị.
– Dân số ổn định sẽ làm giảm áp lực về nhu cầu nhà ở, việc làm, cơ sở hạ tầng, năng lượng, y tế, giáo dục . . . và mức độ thải các chất độc hại ra môi trường sẽ giảm.
Câu 7: Con người đã tác động như thế nào lên hệ sinh thái, tài nguyên và môi trường? Từ đó anh (chị) hãy đưa ra những luận cứ để chứng minh “Con người muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa con người và môi trường”.
Gợi ý đáp án:
Con người là thành viên của hệ sinh thái. Con người khai thác các tài nguyên để tồn tại và phát triển. Qua quá trình sống con người đã tác động vào các hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và biến đổi môi trưùơng sống của mình ngày càng nhiều, đặc biệt là thế kỷ 20 làm biến động mạnh mẽ đến chính cái nôi của mình.
Dân số tăng không kiểm soát được, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác không đợi phục hồi, môi trường sống suy thoái nghiêm trọng, lương thực thực phẩm thiếu, năng lượng thiếu . . .
Các khủng hoảng trên đang thực sự đe dọa sự tồn tại của con người trên trái đất.
Nhìn chung con người và môi trường thiên nhiên đã tồn tại hài hòa. Nhưng do con người áp dụng một cách bừa bãi các tiến bộ khoa học công nghệ vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, quá chủ quan vào tiềm năng của môi trường, lơ là với những tác nhân sai trái không tính toán của xã hội, nhân loại đang đứng trước những hiểm họa môi trường do chính mình gây nên. Cần phải lập lại sự đồng bộ hài hòa giữa con người và môi trường, chỉ được phát triển kinh tế bền vững. Chỉ có như vậy con người mới thực sự làm chủ được thiên nhiên, làm cho nhân loại ngày một tiến hóa.
Con người và thiên nhiên phải có mối quan hệ tồn tại hài hòa, ví dụ như hàng năm khu vực ĐBSCL đều có lũ về, nếu như ta ngăn không cho lũ về thì đất đai sẽ không được phù sa sông bồi đắp, không rữa chua, mặn làm cho đất đai ngày càng thoái hóa và sẽ làm cho nguồn thủy sản tự nhiên mất đi. Vì thế, hiện nay ở khu vực ĐBSCL nói chung, An Giang nói riêng đang chủ trương cho người dân “sống chung với lũ” bằng cách xây dựng các khu dân cư vượt lũ, cho lũ về để rữa chua, mặn và bồi đắp nguồn phù sa sông và coi mùa lũ như là một mùa để cho người dân giải quyết việc làm bằng các hình thức giăng câu, thả lưới.
Vấn đề thứ hai là vấn đề lấn sông đã làm thay đổi dòng chảy, ví dụ như ở huyện Tân Châu thuộc tỉnh An Giang, do con người khai thác cát trên sông bừa bãi đã làm cho đất đai bị lở bồi không theo quy luật.
Tóm lại, con người phải sống hài hòa và phù hợp với quy luật thiên nhiên thì con người mới tồn tại và phát triển bền vững.
Câu 8: Tại sao nói năng lượng rất cần thiết cho sự sống? năng lượng có được do đâu? Tại sao cần đảm bảo sự cân bằng năng lượng?
Gợi ý đáp án:
Năng lượng rất cần thiết cho sự sống bởi vì tất cả mọi hoạt động của con người cuối cùng là thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần. Đúng như Mác viết: “Không ai làm gì cả nếu như cái đó không gắn liền với nhu cầu của họ”. Nhu cầu là nguồn gốc và động lực thúc đẩy mọi hoạt động của con người. Để thỏa mãn được những nhu cầu đó thì một trong những yếu tố cần thiết đó là năng lượng, nếu như con người không có năng lượng thì không thể nào hoạt động được và nếu thiếu năng lượng thì con người sẽ sinh ra các bệnh như thiếu máu, bướu cổ, sức đề kháng của cơ thể giảm, choáng váng, rối loạn tiêu hóa . . .và nếu thiếu năng lượng thì năng suất lao động sẽ giảm, ảnh hưởng tới tuổi thọ trung bình.
Năng lượng có trong các loại thức ăn như protit (chất đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất đường – bột).
– Protit: các protit được cấu tạo nên bởi những đơn vị axit amin, trong đó có 8 axit amin (ở trẻ em là 10 axit amin). Trong dinh dưỡng protit được chia làm hai loại:
+ Protit có nguồn gốc từ động vật: có nhiều trong các loại thức ăn như thịt, cá, tôm, cua, ốc . . .
+ Protit có nguồn gốc từ thực vật, có nhiều trong các loại hạt họ đậu.
– Gluxit: có vai trò là cung cấp năng lượng – nguồn năng lượng chính và rẽ tiền nhất trong khẩu phần hàng ngày, hơn 1/2 năng lượng của khẩu phần là do năng lượng cung cấp.
– Lipit: là nguồn sinh năng lượng quan trọng. 1 gam lipit khi oxi hóa trong cơ thể cung cấp 9 calo, nhiều hơn 2 lần gluxit hay protit; lipit là dung môi tốt cho các vitamin tan trong dầu, mỡ: A, D, E, K của chúng trong chất béo thì sức đề kháng của cơ thể với môi trường bên ngoài sẽ giảm đi và sự tiêu hóa một số chất cũng sẽ giảm.
Cần phải đảm bảo cân bằng năng lượng là do nếu ăn quá nhiều chất này, quá ít chất khác đều không có lợi cho sức khỏe. Cách ăn tốt nhất là năng lượng do protit cung cấp trong khẩu phần cần đạt 14 – 15% trong tổng số nâng lượng do 3 chất cung cấp, năng lượng do chất béo cung cấp không nên dưới 15% và quá 30%, năng luựơng do gluxit cung cấp nên từ 50 – 60%. Tỷ lệ cân đối sinh lý về trọng lượng giữa protit, lipit, gluxit trong khẩu phần ăn nên là 1: 4, tỷ lệ này có thể thay đổi theo tuổi, tình trạng sinh lý và lao động.
Ngoài ra, còn có những chất cơ thể cần rất ít nhưng đóng vai trò rất quan trọng đó là vitamin, muối khoáng và các yếu tố vi luựơng. Qua phân tích cho thấy nếu cơ thể thiếu muối ăn có thể gây choáng váng, mệt mỏi toàn thân; thiếu sắt sinh ra thiếu máu; thiếu íôt sẽ gây bệnh to tuyến giáp trạng (bướu cổ).
Sự cần thiết của lương thực thực phẩm đối với con người còn thể hiện ở hai mặt lượng và chất.
– Lượng: Nếu nhu cầu luương thực thực phẩm được tính bằng calo thì lượng calo cần thiết sẽ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố: lứa tuổi, giới tính, lao động, vùng khí hậu. Nếu tính số lượng trung bình đối với tất cả những điều kiện ăn uống khác nhau, người ta chấp nhận ở mức 2.400 Kcalo/ ngày. Đây đưụơc coi là khẩu phần vừa phải, nghĩa là lượng thức ăn tối thiểu cần thiết để cung cấp khả năng lao động chân tay và trí óc có hiệu quả.
– Chất: Có nhiều hợp chất mà cơ thể con người không có khả năng tự chế biến, nhưng lại rất cần ở dạng chế biến, nên phải đưa vào cơ thể cùng với thức ăn. Vì vậy, một người muốn có sức khỏe tốt và tồn tại đòi hỏi không những chỉ tiêu thụ đủ lương thực, mà lương thực còn phải chứa đủ số lượng protein, mở, cacbohydrat, sinh tố và khoáng chất, nếu khẩu phần ăn thiếu vài chất này coi như không đủ chât lựơng.
Nếu khẩu phần ăn không đủ luựơng và chất sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng mà suy dinh dưỡng sẽ đem lại những hậu quả: sức khỏe kém, bệnh tật; nhất là thiếu protit sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, bị ốm do sức chống đở bệnh tật của cơ thể giảm.
Một số câu hỏi tự luận khác
- Phân biệt khái niệm môi trường theo nghĩa rộng và theo Luật Bảo vệ môi trường. Ý nghĩa của việc xác định phạm vi điều chỉnh của Luật từ cách tiếp cận này.
- Chứng minh biện pháp pháp lí là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.
- Phân tích nguyên tắc phát triển bền vững và cho ý kiến bình luận về sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật Việt Nam
- Phân tích yêu cầu của nguyên tắc môi trường là thể thống nhất và bình luận về sự thể hiện cùa nó trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam
- Phân tích các hình thức thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong pháp luật môi trường Việt Nam
- Phân biệt các hình thức thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” với phạt vi phạm hành chính về môi trường.
- Bình luận việc áp dụng nguyên tắc phòng ngừa trong các quy định pháp luật môi trường Việt Nam và các nước.
- Thực thi các quy định đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường trong lành.
- Phân biệt tiêu chuẩn môi trường với quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
- Thẩm quyền xây dựng, cô bố và áp dụng tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
- So sánh hoạt động đánh giá môi trường chiến lược với hoạt động đánh giá tác động môi trường
- Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước Basel về nhập khẩu phế liệu
- Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lí chất thải
- Phân biệt cơ sở gây ô nhiễm môi trường với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, những biện pháp xử lí đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường và cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Phân tích những đặc điểm của bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra
- Bình luật các quy định của pháp luật Việt Nam về xử lí hành vi vi phạm pháp luật môi trường.
- Cơ chế phát triển sạch và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
- Quá trình phát triển của Luật Quốc tế về chống lại xu hướng khí hậu biến đổi và vấn đề cắt giảm khí nhà kính sau năm 2012.
- Việc tham gia các Công ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường của Việt Nam.
- Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn về môi trường gắn với nguyên tắc “Môi trường là một thể thống nhất”.
- Phân biệt hoạt động kiểm tra với thanh tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường.
- Giải thích nghĩa vụ cắt giảm và đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS của quốc gia theo Nghị định thư MONTREAL 1987. Cho ví dụ.
- So sánh các quy định về kiểm soát buôn bán mẫu vật của các giống loài nguy cấp, quý hiếm theo Công ước Cites và quy chế bảo vệ các giống loài này theo pháp luật Việt Nam.
- So sánh khái niệm “di sản văn hóa” theo Luật Di sản văn hóa và Công ước Heritage.
- So sánh quy định công nhận di sản theo Luật Di sản văn hóa và Công ước Heritage.
Đáp án câu hỏi ôn tập môn Luật môi trường
Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Đáp án câu hỏi ôn tập môn Luật môi trường PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!
Tìm kiếm có liên quan: Câu hỏi lý thuyết luật môi trường, Tài liệu học luật môi trường, Câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường, Câu hỏi về Luật bảo vệ môi trường, Câu hỏi về luật môi trường, Những câu hỏi tình huống về Bảo vệ môi trường, Đề thi luật môi trường thay Võ Trung Tín, On tập luật môi trường
Môn Luật môi trường cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản khái quát về pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, đánh giá môi trường; pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, nước, suy thoái đất, suy thoái rừng, suy thoái nguồn thủy sinh, nguồn gen; pháp luật về bảo tồn di sản; thực thi các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam;…
Bạn có thể tìm thấy nhiều tài liệu hữu ích khác tại chuyên mục: Luật môi trường hoặc nhận bản mềm những tài liệu này bằng cách liên hệ trực tiếp qua Email: tailieu@hocluat.vn.
– [PDF] Giáo trình Luật Môi trường – Đại học Luật Hà Nội
– [PDF] Giáo trình Luật Môi trường – Đại học Luật TP.HCM
Cho e xin file đáp án với ạ
Cho em xin file đáp án ngoyenlinh45678@gmail.com
cho em xin file đáp án câu hỏi ôn tập môn Luật môi trường với ạ
Đáp án ôn tập luật bảo vệ môi trường
Admin hay ai đi qua có đáp án đề cương Luật Môi trường thì cho e xin với ạ. E cần gấp ạ.
daoducgiang180819@gmail.com
E cảm ơn anh/chị ạ.
e xin file đáp án của các chương. em cảm ơn ạ
cho em xin file đáp án với ạ
Cho mình xin file đáp án với ạ
cho em xin đáp án ạ
cho em xin file đáp án
taofacelamcho@gmail.com cho em xin đáp án ạ
cho em xin đáp án ạ. gmail :renie2720@gmail.com
Đáp án câu hỏi ôn tập môn Luật môi trường PDF
cho em xin file đáp án môi trường với ạ
Cho em xin đáp án với ạ