Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật đất đai

Đất đai

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân; Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật; Sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm; Ứu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp; Thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai là 05 nguyên tắc cơ bản của Luật Đất đai 2013.

 

Những nội dung liên quan:

 

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật đất đai

Mục lục:

  1. Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân
  2. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật
  3. Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm
  4. Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp
  5. Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai

Đất đai

1. Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân

Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai,… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. ”. Điều 4 Luật Đất đai 2013 đã cụ thể hóa thành: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.

* Tính đặc biệt của sở hữu Nhà nước đối với đất đai thể hiện ở những điểm sau:

– Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, nó không phải là hàng hóa thông thường mà là một tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất và đời sống.

– Nhà nước là người duy nhất có đầy đủ quyền năng của một chủ sở hữu.

– Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do đó sẽ không có khái niệm “Đất vô chủ”, không còn tranh chấp về quyền sở hữu đối với đất đai và khái niệm “cấp đất” được chuyển thành khái niệm “giao đất”.

>>> Xem thêm: 10 điểm quan trọng nhất về Luật đất đai cần biết

2. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật

Sự thống nhất của Nhà nước đối với đất đai được thể hiện ở 4 mặt sau:

– Đất đai được xem là một chính thể của đối tượng quản lý.

– Sự thống nhất về nội dung quản lý đất đai, coi đất là một tài sản đặc biệt, điều này quyết định những việc làm cụ thể của Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình.

– Sự thống nhất về cơ chế quản lý, nhất là thống nhất trong việc phân công, phân cấp thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước, từng vùng và trong những tình huống quản lý cụ thể, thống nhất này đảm bảo cho việc quản lý Nhà nước về đất đai được nhất quán và không trùng sót.

– Thống nhất về cơ quan quản lý đất đai.

3. Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm

Để đảm bảo nguyên tắc này phải tuân theo những điều kiện sau:

– Sử dụng đất trước hết phải theo quy hoạch và kế hoạch chung.

– Đất đai phải sử dụng đúng mục đích mà cơ quan có thẩm quyền đã quyết định.

– Tận dụng mọi đất đai vào sản xuất nông nghiệp, khai thác đất đai có hiệu quả, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nhận đất trống, độ núi trọc để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

– Tăng cường hiệu suất sử dụng đất, thâm canh tăng vụ, bố trí lại cây con hợp lý trong sản xuất, phân công lại lao động, dân cư,…

>>> Xem thêm: Các cặp thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn trong Luật đất đai

4. Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp

Trong tình hình hiện nay với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao diễn ra trên địa bàn cả nước đang ngày càng làm cho quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần. Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã ra nhiều văn bản để hạn chế tình hình đó:

– Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

– Người sử dụng đất chuyên trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, bồi bổ, làm tăng độ  màu mỡ của đất.

5. Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai

– Nhà nước khuyến khích các hành vi cải tạo, bồi bổ, đầu tư công của, làm tăng khả năng sinh lợi của đất.

– Các chủ thể sử dụng đất có nghĩa vụ bắt buộc phải cải tạo, bồi bổ, làm tăng độ màu mỡ của đất, hạn chế khả năng đất bị rửa trôi, bạc màu do thiên tai gây ra ở mức thấp nhất.

– Nghiêm cấm các hành vi hủy hoại đất đai, làm đất bạc màu,…


Các tìm kiếm liên quan đến Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật đất đai, luật đất đai 2013, ngành luật đất đai bao gồm bao nhiêu nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc ưu tiên đối với đất nông nghiệp, nguyên tắc giao đất, trình bày nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, tại sao phải bảo vệ đất nông nghiệp, nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, vì sao phải ưu tiên bảo vệ và phát triển đất nông nghiệp

5/5 - (12969 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền