Các bước cơ bản của quá trình soạn thảo hợp đồng
Trong hợp tác kinh doanh thương mại, các hợp đồng kinh tế thương mại được kí kết phải được sự nhất trí và thống nhất của các bên. Hợp đồng là cơ sở để các bên tiến hành thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này. Do vậy, việc soạn thảo các điều khoản trong hợp đồng là một điều hết sức quan trọng và luật sư sẽ là người đồng hành cùng với các thân chủ xem xét và kiểm tra lại các điều khoản trong hợp đồng để tiến hành việc kí kết hợp đồng. Khi luật sư là người soạn thảo hoặc tư vấn Hợp đồng, các điều khoản trong hợp đồng sẽ chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật cũng như bảo vệ được quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng. Tùy theo loại hình và sản phẩm giao dịch, mỗi hợp đồng có qui tắc soạn thảo khác nhau. Tuân thủ 4 bước sau, bạn sẽ có bản hợp đồng hoàn hảo.
Mục lục:
Bước 1: Tìm hiểu cơ bản về hợp đồng
Trước khi bắt tay soạn thảo, bạn phải hiểu rõ tính pháp lý và phạm vi áp dụng của hợp đồng. Thông thường, hợp đồng kinh doanh chỉ áp dụng cho những giao dịch có giá trị lớn và kéo dài từ một năm trở lên. Các điều luật hợp đồng đưa ra thường nằm trong Bộ luật thương mại. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ bộ luật này và những điều khoản luật thông dụng khác.
Bước 2: Soạn dàn ý của hợp đồng
Nếu chưa bao giờ soạn thảo hợp đồng, hãy tham khảo những hợp đồng mẫu trên mạng, sách hoặc phòng lưu trữ của công ty. Bạn có thể dựa theo hợp đồng mẫu để thêm hoặc viết lại hoàn toàn. Để tránh sai sót, nên liệt kê tất cả những điều khoản cần soạn lên bản phác thảo. Chúng bao gồm đề nghị từ phía công ty đối tác, ưu đãi cho đối tác, điều luật áp dụng… Liệt kê càng cụ thể, rõ ràng càng tốt. Sắp xếp tiêu đề và chia đoạn hợp lý sẽ giúp bản hợp đồng của bạn thêm chặt chẽ, dễ theo dõi.
Bước 3: Soạn thảo hợp đồng
Đừng bỏ qua giai đoạn viết nháp. Như thế bạn có thể kiểm tra và chỉnh sữa bản hợp đồng cho đến khi thật vừa ý. Câu cú nên ngắn gọn, đúng ngữ pháp từ ngữ phải chính xác, rõ ràng, đúng chính tả. Tuyệt đối không viết tắt hoặc ghi ký hiệu tốc ký trong hợp đồng.
Bước 4: Kiểm tra lại hợp đồng
Hãy lập một danh sách kiểm tra và rà soát lại lần cuối trước khi trình hợp đồng cho cấp trên. Trong danh sách, cần liệt kê những yếu tố sau:
- Tên của các bên tham gia ký hợp đồng, các địa danh liên quan
- Ngày viết hợp đồng
- Các điều khoản, điều luật và giao kết giữa hai bên
- Bộ luật áp dụng trong hợp đồng
- Khoảng trống để ký tên.
Video hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thương mại
Phần 1:
Phần 2:
Phần 3:
Các tìm kiếm liên quan đến các bước cơ bản của quá trình soạn thảo hợp đồng, nguyên tắc soạn thảo hợp đồng, cách soạn thảo văn bản hợp đồng, trình bày giải pháp phòng tránh rủi ro trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng, giáo trình kỹ năng soạn thảo hợp đồng, nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích khi tham gia ký kết và soạn thảo hợp đồng, cách đọc hợp đồng, cách viết hợp đồng, rủi ro trong soạn thảo hợp đồng, mẫu hợp đồng kinh tế chuẩn 2020, hướng dẫn viết hợp đồng, cách làm hợp đồng kinh tế
Để lại một phản hồi