Thảo luận – bài tập tình huống môn pháp luật chủ thể kinh doanh

Chủ thể kinh doanh

Tổng hợp các bài tập tình huống môn pháp luật chủ thể kinh doanh (có đáp án) được đưa ra trong các tiết học thảo luận của sinh viên.

 

Những nội dung liên quan:

 

Bài tập 1

Anh (chị) hãy cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành, các ý định của ông An có hợp pháp không? Tại sao?

DNTN An Bình do ông An làm chủ có trụ sở tại TP. HCM chuyên kinh doanh lắp đặt hệ thống điện. Ông An đang muốn tăng thêm quy mô và mở phạm vi hoạt động kinh doanh của mình sang ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại nên ông có những dự định sau:

– Ông An mở thêm chi nhánh của DNTN An Bình tại Hà Nội và thành lập thêm một DNTN khác kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại;

* Về: DN mở thêm chi nhánh – Được.

Theo Khoản 1 Điều 46 – Luật Doanh nghiệp 2014

DN có quyền thành lập chi nhánh, VPĐD ở trong nước và nước ngoài. DN có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, VPĐD tại một địa phương theo địa giới hành chính.

* Về: Chủ DNTN thành lập thêm một DNTN khác – Không được.

Theo Khoản 3 Điều 183 – Luật Doanh nghiệp 2014

Một cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

– DNTN An Bình đầu tư vốn để thành lập thêm một công ty TNHH 1 thành viên kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại, đồng thời phát hành 1000 trái phiếu doanh nghiệp để vay nợ;

Không được.

Theo Khoản 2,4 Điều 183 – Luật Doanh nghiệp 2014

2.DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

4.DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

– Ông An góp vốn cùng ông Jerry (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Anna Nguyễn (quốc tịch Việt Nam và Canada) để thành lập Hộ kinh doanh kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.

*Về: Góp vốn cùng người quốc tịch nước ngoài (Jerry) thành lập Hộ kinh doanh – Không được . (Bà Anna Nguyễn thì được do quốc tịch VN)

Theo Khoản 1 – Điều 66 NĐ78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

*Về: Chủ DNTN góp vốn thành lập hộ kinh doanh – Không được.

Theo Khoản 3 Điều 67 – NĐ78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

3.Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Theo Khoản 3 Điều 183 – Luật Doanh nghiệp 2014

3.Một cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Bài tập 4

Trong công ty Luật hợp danh A có năm thành viên hợp danh là B, C, D, E và F và hai thành viên góp vốn là G và H. Tại công ty này có xảy ra các sự kiện pháp lý sau:

1. B muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho người khác, việc chuyển nhượng này nếu được Hội đồng thành viên công ty hợp danh A họp đồng ý thì B có được chuyển nhượng vốn không, vì sao?

*Về: Chuyển nhượng vốn Cty hơp danh. – Được chuyển nhượng.

Theo Khoản 3 Điều 175 – Luật Doanh nghiệp 2014

3.Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Lưu ý:

*Về: Tiếp nhận thành viên mới

Theo Khoản 1 Điều 181 – Luật Doanh nghiệp 2014

1.Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

*Về: Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty

Theo Khoản 3 Điều 177 – Luật Doanh nghiệp2014

3. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:

a) Phương hướng phát triển công ty;

b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

c) Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;

d) Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;

đ) Quyết định dự án đầu tư;

e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

g) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

h) Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận, được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;

i) Quyết định giải thể công ty.

2. Hội đồng thành viên công ty A họp và quyết định bổ nhiệm G làm giám đốc công ty. Việc này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?

Không phù hợp.

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 182 – Luật Doanh nghiệp 2014

Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:

b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;

***Giải thích từ ngữ: Người quản lýKhoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý DNTN, bao gồm:

  • Chủ DNTN
  • Thành viên hợp danh
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên
  • Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
  • Và các chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.”

3. Năm 2014 công ty này bị phá sản. Các thành viên hợp danh yêu cầu I, là thành viên hợp danh cũ của công ty đã bị khai trừ khỏi công ty vào năm 2012 phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty. Yêu cầu này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?

Xem xét lại nếu trong hạn 2 năm thì vẫn liên đới chịu trách nhiệm.

Theo Khoản 5 Điều 180 – Luật Doanh nghiệp 2014

5. Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a (tự nguyện rút vốn khỏi công ty) và điểm c (bị khai trừ khỏi công ty) khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

4. Luật sư D (thành viên hợp danh của công ty) đã ký kết hai hợp đồng tư vấn pháp luật: một hợp đồng ký nhân danh công ty với mức phí là 500 triệu đồng và một hợp đồng ký với tư cách cá nhân luật sư D với mức phí 300 triệu đồng.

Được ký kết nhân danh công ty và cá nhân, nhưng không được tư lợi.

Theo Khoản 3 Điều 174 và Khoản 2 Điều 175 – Luật Doanh nghiệp2014

3.Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;

2.Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của các tổ chức, cá nhân khác.

Lưu ý: Để hạn chế thành viên hợp danh tư lợi cá nhân à quy định rõ trong Điều lệ về quản lý, thông báo, ký kết hợp đồng…chi tiết và phân công cụ thể.

Bài tập 5

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) X có 5 thành viên góp vốn thành lập. Theo quy định tại Điều lệ công ty, chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Các thành viên cũng đã thống nhất cử ông A làm chủ tịch hội đồng thành viên và ông B, một trong các thành viên còn lại của công ty làm giám đốc công ty. Ông A đồng thời là một cổ đông sáng lập của CTCP Y, số cổ phần mà ông A nắm giữ tại CTCP Y chiếm 15% vốn điều lệ của công ty này.

Công ty X dự định ký 1 hợp đồng với công ty Y theo đó công ty Y sẽ cung cấp một dây chuyền thiết bị cho công ty X trị giá trên 5 tỷ đồng Việt Nam.

Theo anh/chị, công ty X và công ty Y phải thực hiện thủ tục gì để ký hợp đồng trên?

Không cần thực hiện thủ tục nào, ký hợp đồng bình thường không cần thông qua Hội đồng thành viên.

Theo Điều 67 – Luật Doanh nghiệp 2014

Theo Khoản 18 Điều 4 – Luật Doanh nghiệp 2014 (giải thích từ ngữ: Người có liên quan) -> không liên quan trong trường hợp này.

Bài tập 6

Công ty TNHH Q có 5 thành viên. Các thành viên có số vốn góp như sau: Ông A góp 50 triệu, ông B góp 100 triệu, ông C góp 200 triệu, ông D góp 80 triệu và ông E góp 70 triệu.

1. Trong một cuộc họp hội đồng thành viên của Công ty Q, chỉ có ông B và ông C tham dự. Cuộc họp bàn về việc bán một tài sản của công ty trị giá 1 tỷ đồng nhưng chỉ ông C biểu quyết tán thành.

Căn cứ vào các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, hãy cho biết cuộc họp hội đồng thành viên công ty Q nêu trên có hợp lệ không và nghị quyết của HĐTV có được thông qua không? Tại sao?

A : 50 triệu (10%)

B : 100 triệu (20%)

C : 200 triệu (40%)

D : 80 triệu (16%)

E : 70 triệu (14%)

Theo Khoản 1 Điều 59 – Luật Doanh nghiệp 2014

1.Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Do B+C (60%) nên không đủ điều kiện tiến hành họp. Nên nghị quyết không thông qua.

2. Sau khi công ty Q hoạt động được 5 năm, trong nội bộ các thành viên có một số mâu thuẫn, Ông D muốn rút vốn ra khỏi công ty.

Hỏi làm cách nào đề ông D có thể ra khỏi công ty và chấm dứt tư cách thành viên của mình?

Có thể rút vốn.

Theo Điều 52, 53, 54 – Luật Doanh nghiệp 2014

Lưu ý: cần thỏa mãn điều kiện và tuân thủ quy trình chuyển nhượng.

Thanh toán nợ của mình bằng phần góp vốn/ Tặng cho (Khoản 5 Điều 54 – Luật Doanh nghiệp 2014) phải được sự đồng ý của Hội đồng thành viên.

Bài tập 7

Công ty TNHH Sông Tranh được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp vào ngày 21/12/2014. Công ty gồm có 4 thành viên M, N, E, F. Phần vốn góp của các thành viên lần lượt như sau: 91%, 4%, 3%, 2%.

Các thành viên bầu M làm chủ tịch hội đồng thành viên

E và F dự định gửi văn bản yêu cầu chủ tịch HĐTV triệu tập họp HĐTV để giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty

Bằng các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, anh/chị hãy cho biết E và F có thể thực hiện quyền của mình không, vì sao?

Không.

(Ghi chú: Do E,F chỉ có 2 thành viên mà khoản 9 Điều 50 yêu cầu là nhóm thành viên còn lại phải gồm 3 thành viên là N,E,F mới đủ điều kiện)

Theo Khoản 1 Điều 58 – Luật Doanh nghiệp 2014

1. Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 50 của Luật này. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được tổ chức tại trụ sở chính của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác…

Theo Khoản 8,9 Điều 50 – Luật Doanh nghiệp 2014

8. Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây:

a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;

b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;

c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty;

d) Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

9. Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 8 Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 8 Điều này.

Bài tập 8

Công ty TNHH một thành viên A là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 2013. Để thực hiện việc quản lý công ty A, cơ quan đại diện chủ sở hữu đã cử 5 người làm đại diện để quản lý công ty.

Bằng các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, bạn hãy tư vấn cho công ty A về một số nội dung sau:

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu muốn cử thêm 3 người nữa tham gia vào hội đồng thành viên công ty A

Không được. Vì 5 người + 3 người = 8 người mà luật chỉ 3-5 thành viên.

Theo Khoản 1 Điều 79 – Luật Doanh nghiệp 2014

1. Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm gồm từ 03 đến 07 thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm….

2. Một trong 5 người được cử làm đại diện quản lý ở công ty A vừa kết hôn với cấp phó của cơ quan đại diện chủ sở hữu

Theo Khoản 2 Điều 92 – Luật Doanh nghiệp 2014

Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng thành viên

2. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.

(Lưu ý tư vấn: Cân nhắc thực tế, tình hình thu nhập vợ chồng…)

3. Hội đồng thành viên công ty dự định thuê ông M làm giám đốc của công ty nhưng ông M lại đang là người đại diện theo pháp luật (có thể không phải là giám đốc) ở một công ty cổ phần và trước đây ông M từng là chồng của một thành viên hội đồng thành viên công ty A nhưng họ đã ly hôn.

Được.

4. Công ty đang có dự định ký hợp đồng thuê nhà của ông I (là một thành viên của hội đồng thành viên) thì họ cần tiến hành thủ tục như thế nào?

Được nhưng thực tế khó công chứng. Nên ủy quyền người đại diện ký hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

  1. Xuân, hạ , Thu, Đông cùng góp vốn thành lập công ty TNHH bốn mùa có vốn điều lệ 100 tỷ dồng với tỷ lẹ như sau Xuân 40%, Hạ 25%, Thu 20%, Đông 15%. Tại thời điểm định giá căn nhà của Xuân là 15 tỷ đồng tuy nhiên giá trị thực tế của căn nhà trên chỉ là 10 tỷ đồng. Hỏi ai chịu trách nhiệm về khoản chênh lệch trong trường hợp trên và chịu tránh nhiệm như thế nào? Biết rằng tổng nợ của công ty là 150 tỷ đồng

  2. Tháng 1-2021, Công ty TNHH Tân Thành đã được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp với ngành nghề đầu tư là sản xuất và xuất nhập khẩu đồ nhựa gia dụng, có trụ sở chính tại quận B, thành phố Hà Nội, dự định đặt chi nhánh tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Vốn điều lệ đăng ký là 100 tỷ đồng bao gồm: Ông Khôi góp 15 tỷ đồng (tiền mặt và ngôi nhà 3 tầng); Bà Hạnh góp 15 tỷ đồng (tiền mặt và 4 ôtô tải Huynđai); Ông Hoà góp 20 tỷ đồng (tiền mặt và 1000 m2 quyền sử dụng đất) nhưng 5 tỷ đồng cam kết sau 2 tháng kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp mới góp đủ; Công ty TNHH Nhật Quang do ông Tân là đại diện theo pháp luật góp 50 tỷ đồng (giá trị 2 dây chuyền sản xuất, 10.000 USD và giấy xác nhận nợ 5 tỷ đồng). Điều lệ công ty quy định Tổng giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
    Cuộc họp Hội đồng thành viên ngày 05-5-2021 đã quyết định cử Ông Hoà thay Ông Tân làm Tổng giám đốc công ty Tân Thành.

    1 Các thành viên có thể góp vốn vào công ty bằng các loại tài sản trên không? Tại sao? Việc chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp vào công ty như thế nào?
    2 Xác định thành viên của công ty Tân Thành? Số lượng thành viên tối đa có thể có trong Hội đồng thành viên công ty Tân Thành?
    3 Hãy nêu khái quát những thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi từ cuộc họp Hội đồng thành viên ngày 05-5-2021.
    4 Công ty TNHH Nhật Quang có phải góp thêm phần còn thiếu nếu khoản nợ trong giấy xác nhận nợ 5 tỷ đồng không đòi được?