Bài tập môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

ly-luan-chung-nha-nuoc-va-phap-luat

Tổng hợp các câu hỏi lý thuyết, bài tập tình huống: bài tập cá nhân tuần, tháng, bài tập nhóm, bài tập lớn học kỳ môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật (có gợi ý đáp án) để bạn tham khảo, ôn tập.

 

Những  nội dung liên quan:

 

Bài tập Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN SỐ 1 MÔN LÝ LUẬN CHUNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

(Sinh viên làm bài tập tại lớp, trong giờ thảo luận tuần 5, không được sử dụng tài liệu để làm bài).

  1. Phân tích định nghĩa nhà nước.
  2. Phân tích các đặc trưng của nhà nước.
  3. Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác.
  4. Phân tích nguyên nhân xuất hiện nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
  5. Phân tích khái niệm kiểu nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trình bày sự thay thế kiểu nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
  6. Phân tích tính giai cấp của nhà nước.
  7. Phân tích tính xã hội của nhà nước.
  8. Trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
  9. Phân tích khái niệm chức năng của nhà nước. Phân loại chức năng của nhà nước. Trình bày hình thức và phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước.
  10. Phân tích sự phát triển của chức năng nhà nước qua các kiểu nhà nước.
  11. Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước.
  12. Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước, phân loại cơ quan nhà nước, cho ví dụ.
  13. Phân biệt cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức xã hội khác.
  14. Phân tích sự phát triển của bộ máy nhà nước qua các kiểu nhà nước.
  15. Phân tích nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
  16. Phân tích nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.
  17. Phân tích khái niệm hình thức chính thể. Trình bày các dạng chính thể cơ bản, cho ví dụ.
  18. Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước. Trình bày các dạng cấu trúc nhà nước cơ bản, cho ví dụ.
  19. Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang, cho ví dụ.
  20. Phân tích khái niệm chế độ chính trị của nhà nước. Trình bày các dạng chế độ chính trị, cho ví dụ.
  21. Phân tích đặc trưng của chính thể quân chủ đại nghị, cho ví dụ.
  22. Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hoà đại nghị, cho ví dụ.
  23. Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hoà tổng thống, cho ví dụ.
  24. Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hoà lưỡng tính (hỗn hợp), cho ví dụ.
  25. Xác định hình thức của Nhà nước Việt Nam hiện nay và giải thích tại sao xác định như vậy.

Có thể bạn quan tâm:

BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN SỐ 2 MÔN LÝ LUẬN CHUNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

(Sinh viên làm bài tập tại lớp, trong giờ thảo luận tuần 8, không được sử dụng tài liệu để làm bài).

  1. Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị.
  2. Phân tích vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam với Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
  3. Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân”.
  4. Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân”.
  5. Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động theo cơ chế đảm bảo sự phân công và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước”.
  6. Phân tích định nghĩa pháp luật.
  7. Phân tích các đặc trưng của pháp luật.
  8. Phân biệt pháp luật với các công cụ khác để điều chỉnh quan hệ xã hội.
  9. Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội.
  10. Phân tích vị trí, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh xã hội.
  11. So sánh pháp luật với đạo đức.
  12. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.
  13. So sánh pháp luật với tập quán.
  14. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán.
  15. Phân tích tính giai cấp của pháp luật.
  16. Phân tích tính xã hội của pháp luật.
  17. Phân tích các đặc điểm thể hiện bản chất của pháp luật Việt Nam hiện nay.
  18. Tại sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?
  19. Phân tích vai trò của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
  20. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.
  21. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội.
  22. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn xã hội.
  23. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người.
  24. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng  trong xã hội.
  25. Phân tích vai trò giáo dục của pháp luật.

BÀI TẬP NHÓM THÁNG MÔN LÝ LUẬN CHUNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

(Các nhóm làm bài tập ở nhà, nộp bài tập vào giờ thảo luận tuần 10, thuyết trình vào tuần 11)

 Lưu ý: Lưu ý: bài làm trên giấy A4, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, dãn dòng Multiple 1,3; bài làm từ 3-5 trang, đóng thành quyển, không đóng giấy bóng kính.

  1. Ưu thế của nhà nước so với các tổ chức xã hội khác.
  2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của nhà nước.
  3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
  4. Sự cần thiết phải giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước.
  5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức nhà nước.
  6. Quan hệ giữa nhà nước và đảng phái chính trị trong hệ thống chính trị.
  7. Quan hệ giữa nhà nước và pháp luật.
  8. Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của pháp luật.
  9. Ưu thế của pháp luật so với các công cụ khác để điều chỉnh quan hệ xã hội.
  10. Ưu thế của văn bản qui phạm pháp luật so với các loại nguồn khác của pháp luật.

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LÝ LUẬN CHUNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Bài 1: Thông qua bài viết: “Tư duy về nhà nước và pháp luật trong thời đại ngày nay” của tác giả Đào Trí Úc (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2017), em hãy:

  1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
  2. (3 điểm) Cho biết quan điểm của tác giả bài viết về chức năng nhà nước, về pháp luật có điểm gì giống và khác so với những tri thức về chức năng nhà nước, về pháp luật mà em đã được học trong môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
  3. (2 điểm) Cho biết những suy nghĩ của em về “Chính phủ kiến tạo” ở Việt Nam hiện nay.

Bài 2: Thông qua bài viết: “Góp phần nhận thức về quyền lực nhà nước” của tác giả Nguyễn Minh Đoan (Tạp chí Luật học, số 1/2001), em hãy:

  1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
  2. (3 điểm) Chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách hiểu về quyền lực nhà nước giữa tác giả bài viết trên và tác giả Nguyễn Văn Năm trong bài viết “Quyền lực nhà nước và việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992” (Tạp chí Luật học, số 4/2001).
  3. (2 điểm) Trình bày quan điểm của cá nhân em về nội dung qui định tại khoản 2, Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Bài 3: Thông qua bài viết: “Bàn về tính thống nhất của quyền lực nhà nước và sự phân công, phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” của tác giả Lê Minh Tâm (Tạp chí Luật học, số 5/2003), em hãy:

  1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
  2. (3 điểm) Chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách hiểu về tính thống nhất của quyền lực nhà nước; sự phân công, phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giữa tác giả bài viết trên với tác giả Nguyễn Minh Đoan trong bài viết: “Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2007).
  3. (2 điểm) Trình bày quan điểm của cá nhân em về nội dung qui định tại khoản 3, Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Bài 4: Thông qua bài viết:“Góp phần đổi mới nhận thức về chức năng của nhà nước” của tác giả Lê Thu Hằng (Tạp chí Luật học, số 1/2002), em hãy:

  1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
  2. (3 điểm) Chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách hiểu về chức năng của nhà nước giữa tác giả bài viết trên với tác giả Nguyễn Thị Hồi trong bài viết: “Về vai trò và chức năng của nhà nước” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2004).
  3. (2 điểm) Trình bày quan điểm của cá nhân em về chức năng của các nhà nước hiện đại.

Bài 5: Thông qua bài viết: “Chức năng của nhà nước trước tác động của xu thế toàn cầu hóa” của tác giả Nguyễn Đình An (Tạp chí Triết học (10), 2013), em hãy:

  1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
  2. (3 điểm) Chỉ ra sự giống và khác nhau trong quan điểm về một số chức năng của nhà nước giữa tác giả bài viết trên với tác giả Nguyễn Minh Phong trong bài viết:“Thế giới đang biến đổi và tư duy mới về ‘bàn tay nhà nước’” (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2, 3 (139, 140) tháng 1/2009).
  3. (2 điểm) Cho biết quan điểm của cá nhân em về việc thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Bài 6: Thông qua bài viết: “Quan niệm về pháp luật, một vài suy nghĩ” của tác giả Hoàng Thị Kim Quế (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2006), em hãy:

  1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
  2. (3 điểm) Cho biết quan điểm về pháp luật của tác giả bài viết có điểm gì giống và khác so với cách hiểu về pháp luật mà em đã được học trong môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
  3. (2 điểm) Cho biết các yêu cầu, đòi hỏi của cá nhân em đối với pháp luật Việt Nam hiện nay.

Bài 7: Thông qua bài viết:“Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội” của tác giả Hoàng Thị Kim Quế (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7/1999), em hãy:

  1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
  2. (3 điểm) Chỉ ra sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức của tác giả bài viết trên với tác giả Nguyễn Văn Năm trong bài viết: “Nhận thức về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức” (Tạp chí Luật học, số 4/2006).
  3. (2 điểm) Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ở Việt Nam hiện nay.

Bài 8: Thông qua bài viết: “Tập tục và pháp luật” của tác giả Nguyễn Minh Đoan (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2003), em hãy:

  1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
  2. (3 điểm) Chỉ ra sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán của tác giả bài viết trên với tác giả Lê Vương Long trong bài viết: “Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội” (Tạp chí Luật học, số 2/2001).
  3. (2 điểm) Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở Việt Nam hiện nay.

Bài 9: Thông qua các bài viết: “Về khái niệm nguồn của pháp luật” (Tạp chí Luật học, số 2/2008); “Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Hồi (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12 (128) tháng 8/2008), em hãy:

  1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
  2. (3 điểm) Cho biết quan điểm về nguồn của pháp luật của tác giả bài viết có điểm gì giống và khác so với cách hiểu về nguồn của pháp luật mà em đã được học trong môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
  3. (2 điểm) Cho biết vị trí, vai trò của từng loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay.

Bài 10: Thông qua bài viết: “Nhận thức và áp dụng án lệ – Nhìn từ phán quyết Bosman và gợi mở cho Việt Nam” của tác giả Phạm Vĩnh Hà (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2017), em hãy:

  1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
  2. (3 điểm) Cho biết quan điểm của tác giả bài viết về án lệ có điểm gì giống và khác so với những tri thức về án lệ mà em đã được học trong môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
  3. (2 điểm) Cho biết quan điểm của cá nhân em về án lệ ở Việt Nam theo quy định tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, ban hành ngày 28/10/2015.

Bài 11: Thông qua các bài viết: “Bàn về cơ cấu của quy phạm pháp luật” (Tạp chí Luật học, số 1/2000); “Vấn đề cơ cấu của quy phạm pháp luật” (Tạp chí Luật học, số 2/2004) của tác giả Nguyễn Quốc Hoàn, em hãy:

  1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết “Vấn đề cơ cấu của quy phạm pháp luật” trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
  2. (3 điểm) Chỉ ra sự giống và khác nhau trong quan điểm về cơ cấu của qui phạm pháp luật của tác giả các bài viết trên với tác giả Nguyễn Minh Đoan trong bài viết: “Một cách tiếp cận đối với quy phạm pháp luật” (Tạp chí Luật học, số 4/2004).
  3. (2 điểm) Nhận xét về cơ cấu của quy phạm pháp luật được trình bày trong các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

Bài 12: Thông qua bài viết: “Thống nhất nhận thức về khái niệm quan hệ pháp luật” của tác giả Lê Vương Long (Tạp chí Luật học, số 4/2006), em hãy:

  1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
  2. (3 điểm) Cho biết quan điểm về pháp luật của tác giả bài viết có điểm gì giống và khác so với những tri thức về quan hệ pháp luật mà em đã được học trong môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
  3. (2 điểm) Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề “quan hệ pháp luật”.

Nguồn: Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật ĐHL

>>> Xem thêm: [PDF] Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật

Đáp án bài tập Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Đáp án bài tập Lý luận chung về nhà nước và pháp luật PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến lý luận chung nhà nước và pháp luật: đề cương lý luận chung về nhà nước và pháp luật, câu hỏi ôn tập lý luận nhà nước và pháp luật, đề thi lý luận nhà nước và pháp luật, câu hỏi nhà nước và pháp luật, trình bày mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, bài giảng lý luận nhà nước và pháp luật, khoa học pháp lý là gì, trắc nghiệm lý luận nhà nước và pháp luật

5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền