Nhận định đúng sai lý luận nhà nước và pháp luật

Chuyên mụcLý luận nhà nước và pháp luật Lý luận chung nhà nước và pháp luật

Dưới đây là các câu hỏi nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án) được sưu tầm và tổng hợp bởi sinh viên các trường ĐH luật Hà Nội, ĐH luật Huế, ĐH luật TP.HCM. Xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập.

Những nội dung liên quan:

Nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước và pháp luật

1. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội.

>>> Sai. Bởi pháp luật chỉ ra đời trong xã hội có Nhà nước. NN và pháp luật là 2 phạm trù luôn luôn tồn tại song hành. Khi mâu thuẫn xã hội gay gắt không thể điều hòa dẫn tới hình thành NN, để duy trì sự tồn tại của NN thì giai cấp cầm quyền đã ban hành PL, pháp luật trở thành công cụ để duy trì tật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền.

2. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.

PL là những quy tắc xử sự chung, do NN ban hành hoặc thừa nhận. Nhà nước có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách pháp điển hóa, ghi nhận trong luật thành văn. Chẳng hạn như K4 Đ 409 BLDS 2005: “Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng”.

3. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

Hình thức chặt chẽ của pháp luật thể hiện ở ngôn từ pháp lí, cách sắp xếp các điều luật, …

4. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.

Sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống pháp luật của họ chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: những nước trong hệ thống luật Anh- Mĩ.

5. Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật.

6. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.

>>> Sai. Bởi vì pháp luật là phạm trù thuộc về ý thức, kiến trúc thượng tầng, trong khi đó kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng. Cho nên khi ban hành pháp luật cần thiết phải dựa trên nền tảng về quan hệ trong xã hội về điều kiện cơ sở vật chất: quan hệ về tư liệu sản xuất, quan hệ sở hữu, về nhu cầu, phương hướng phát triển của xã hội… Điều này sẽ quyết định nội dung, bản chất của PL. Tức là vật chất quyết định ý thức, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng đấy.

7. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các quy định pháp luật.

>>> Đúng: Bởi pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật. pháp luật duy trì trật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đại bộ phận quần chúng trong xã hội (điểm này thì thể hiện rõ hơn trong các NN XHCN, bởi theo như NN VN là NN của dân, do dân, vì dân)

8. Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị.

>>> Đúng. Bởi kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Ai sở hữu tư liệu sản xuất sẽ có quyền tổ chức, quản lí kinh doanh và phân phối sản phẩm. Hơn nữa kinh tế là phạm trù thuộc về vật chất, về cơ sở hạ tầng, sinh ra thì phải có ăn cái đã, không có cái ăn thì chẳng thể làm nổi chính trị. Và mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp trong xã hội chẳng phải cũng xuất phát từ kinh tế đó sao?

9. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau.

>>> Sai. Chẳng hạn trong NN XHCN thì tính giai cấp và tính xã hội song hành và hỗ trợ nhau. Vì là NN của giai cấp công nhân và nông dân nên một mặt thể hiện tính giai cấp: ý chí của giai cấp cầm quyền; một mặt thể hiện tính xã hội đó là NN với công cụ là Pháp luật phải nhằm phục vụ quần chúng nhân dân, là NN của dân, do dân, vì dân (đôi khi chỉ là trên lí thuyết vì thực tế thì người dân vẫn chưa tham gia tích cực vào việc quản lí NN cho lắm

10. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

>>> Sai. Nếu pháp luật tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được tình hình phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội.

11. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người.

>>> Sai. Ngoài pháp luật còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức chẳng hạn.

12. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.

>>> Sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống pháp luật của họ chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: những nước trong hệ thống luật Anh- Mĩ.

13. Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật.

14. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật.

>>> Đúng. Các QPXH khác như QP đạo đức thể hiện phong tục tập quán, tư tưởng của quần chúng nhân dân. Nếu QPPL được ban hành hợp tình, hợp lí thì việc thực hiện trên thực tế sẽ dễ dàng hơn. Nó đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ thực hiện PL.

15. Mọi nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu nhà nước.

>>> Sai: ví dụ điển hình như Việt Nam chẳng hạn, VN không trải qua NN Tư bản chủ nghĩa mà từ phong kiến tiến lên XHCN. Trong Cương lĩnh của Nguyễn Ái Quốc 3-2-1930 có đề cập. Thực tiến cũng chứng minh như thế: sau CM T8, Nhà Nguyễn sụp đổ chấm dứt sự tồn tại của chế độ PK ở VN, VN xây dựng NN XHCN, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa.

Câu 16: Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội.

==> Sai. Trả lời dựa theo kết luận của Các Mác về hiện tượng nhà nước: Nhà nước không phải là một hiện tượng bất biến mà là 1 hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nó chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định và mất đi cùng với sự mất đi của những điều kiện đó.

Câu 17: Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.

==> Sai. Trả lời: Phải nói rõ là quyền lực gì, quyền lực đã xuất hiện trong xã hội nguyên thủy, là quyền lực xã hội hay quyền lực thị tộc.

Câu 18: Công xã nguyên thủy không tồn tại nhà nước vì không tồn tại hệ thống quản lý quyền lực.

==> Sai. Quyền lực thị tộc vẫn cần hệ thống quản lý.

Câu 19: Nhu cầu trị thủy là yếu tố căn bản hình thành nhà nước ở các quốc gia phương Đông.

==> Đúng. Xem lại lịch sử hình thành các quốc gia phương đông: Do đặc thù của nghề trồng lúa nước, trị thủy và chống giặc ngoại xâm–> vai trò cộng đồng được đề cao

Câu 20: Nhà nước của ai, do ai, vì ai…

==> Đúng. Nhà nước bao giờ cũng mang tính giai cấp, nó mang bản tính của giai cấp nào phục vụ cao nhất cho nhóm lợi ích nào.

Câu 21: Nhà nước thực hiện bảo vệ lợi ích xã hội là biểu hiện rõ nét nhất tính giai cấp của nhà nước.

==> Sai. Bào vệ lợi ích xh là biểu hiện rõ nét nhất của tính xã hội của nhà nước mà thôi.

Câu 22: Quyền ban hành và giám sát pháp luật được thực hiện bởi các tổ chức xã hội.

==> Sai. Chỉ có nhà nước, với quyền lực công đặc biệt của mình mới có thể ban hành và thực thi pháp luật.

Câu 23: Sự biến đổi nhiệm vụ của nhà nước dẫn đến sự biến đổi chức năng nhà nước.

==> Đúng. Trả lời: Vì chức năng nhà nước là các phương diện hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.

Câu 24: Nhiệm vụ của nhà nước xuất hiện do ý chí chủ quan của con người và sự vận động khách quan của xã hội.

==> Đúng. Nhà nước bao giờ cũng mang tính giai cấp, thể hiện ý chí của những con người thuộc giai cấp đó. Đồng thời, hoạt động của nhà nước chịu sự chi phối của các yếu tố khách quan khác, đặc biệt là điều kiện kinh tế.

Câu 25: Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện.

==> Đúng. Vì theo thầy có quốc hội hay nghị viện nào mà không do dân bầu đâu. Quốc hội suy ra là cơ quan đại diện, và quốc hội làm luật.

Câu 26: Một trong những yếu tố căn bản phân biệt cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội là thẩm quyền.

==> Đúng. Vì chỉ có các cơ quan nhà nước mới có quyền lực công đặc biệt, có các công cụ cưỡng chế nhà nước: nhà tù, vũ trang, quân đội…; còn các tổ chức xã hội chỉ đại diện cho một nhóm người hoặc một ngành nghề nào đó trong xã hội mà thôi.

Câu 27: Mọi chính phủ đều do quốc hội thành lập.

==> Sai. Ví dụ như Cộng hòa tổng thống: nhân dân vừa bầu ra quốc hội là cơ quan lập pháp, vừa bầu ra tổng thống, nắm quyền hành pháp, tổng thống lập ra chính phủ.

Câu 28: Trong chính thể cộng hòa hỗn hợp hay lưỡng tính, thủ tướng là người giữ quyền hành pháp.

==> Đúng. Tổng thống cùng với thủ tướng giữ quyền hành pháp.

Câu 29: Nguyên thủ quốc gia là một bộ phận có trong tất cả các nhà nước.

==> Đúng. Họ là vua, chủ tịch nước, tổng thống… tùy thuộc vào kiểu nhà nước nào.

5/5 - (8129 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền