Bài tập chia thừa kế đơn giản đến phức tạp

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Luật dân sự Chia thừa kế

Tổng hợp các bài tập chia thừa kế từ đơn giản đến phức tạp môn luật dân sự để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đạt kết quả cao.

 

Các nội dung liên quan:

 

Bài 1. A có vợ là B, tài sản chung của A và B là 1,2 tỷ đồng. A chung sống như vợ chồng với C, tài sản chung của A và C là 600 triệu đồng. A chết, tiền mai táng cho A hết 50 triệu đồng. Tiền phúng viếng thu được 100 triệu đồng. Xác định DSTK của A.

 

Bài 2. A và B là vợ chồng. Khi A chết, A trích 100 triệu đồng từ tài sản chung để làm mai táng cho A. Sau khi trừ đi tiền mai táng, tài sản chung của A và B còn 800 triệu đồng. Hãy xác định DSTK của A.

 

Bài 3. Vợ chồng A và B có 2 đứa con là C, D. C có một người con là M. Tháng 1/2017, ông A bị tại nạn qua đời. Trước đó , ông A có để lại di chúc cho C và D mỗi người 1/2 di sản của mình. Bà B lo mai táng cho ông A hết 20 triệu đồng. Qua sự kiện trên bà B làm đơn kiện ra tòa án H để yêu cầu hưởng di sản thừa kế của ông A. Tòa án xác định tài sản chung của A và B là 400 triệu đồng. Sau khi ông A qua đời 5 tháng thì C cũng mất. Hãy chia thừa kế trong TH trên.

 

Bài 4. Năm 1980, Ông A kết hôn với bà B. Năm1991, bà B sinh được 3 người con C, D , E. Năm 2016, ông A chết để lại di chúc cho C toàn bộ di sản của mình. Năm 2017, bà B chung sống với ông F và nhận một người là con nuôi là H theo quy định pháp luật. Cuối năm 2010, bị cảm đột ngột nên bà B qua đời không kịp chăng chối điều gì. Hãy chia thừa kế trong trường hợp này biết rằng: Tài sản chung của A và B là 500 triệu đồng, tài sản của bà B từ khi chung sống với ông F là 200 triệu đồng.

 

Bài 5. H và L có con là P và Q (bị nghiện). P lấy vợ là N sinh được 2 người con là A và B ( cả 2 chưa thành niên). Năm 2016, P chết không kịp để lại di chúc. Năm 2017, H cũng bị bệnh nên qua đời. Trước khi chết H để lại di chúc cho 2 cháu A và B mỗi chãu 1/2 di sản của mình. Biết tài sản P và N là 700 triệu đồng. Tài sản của H và L là 600 triệu đồng. Q chưa đến tuổi trưởng thành. H còn có mẹ già đang sống ở quê nhà. Phân chia di sản thừa kế trong TH trên.

 

Bài 6. Ông A kết hôn với bà B và có ba người con chung là C, D, E (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). E kết hôn với F và có hai người con chung là X và Y (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp với bà B, Ông A chung sống như vợ chồng với bà K và có 2 người con chung là M và N (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Ông A còn có mẹ là bà Z. Chia di sản thừa kế của ông A trong những trường hợp sau:

  1. A chết không để lại di chúc. Tài sản chung của ông A và bà B là 900.000.000 đồng (chín trăm triệu đồng), tài sản chung của ông A và bà K là 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng). Mai táng phí cho ông A hết 50.000.000 (năm mươi triệu đồng).
  2. Ông A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B. Anh E chết trước ông A. Di sản của ông A là 1.200.000.000 đồng (một tỷ hai trăm triệu đồng).

 

Bài 7. Ông A kết hôn với bà B và có ba người con chung là C, D, E (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). E kết hôn với F và có hai người con chung là X và Y (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp với bà B, Ông A chung sống như vợ chồng với bà K và có 2 người con chung là M và N (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Ông A còn có mẹ là bà Z. Chia di sản thừa kế của ông A trong những trường hợp sau:

  1. Ông A chết có để lại di chúc định đoạt cho bà B được hưởng 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), cho K được hưởng 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Cho E hưởng 300.000.000 (ba trăm triệu đồng) nhưng E chết cùng thời điểm với ông A. Di sản của ông A là 1.500.000.0000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng).
  2. Ông A chết để lại di chúc cho K được hưởng 1/2 tổng di sản, bà B bị tước quyền hưởng di sản thừa kế. Di sản của ông A là 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng).

 

Bài 8. Ông A và bà B là vợ chồng, có 3 người con chung gồm C, D, E. C, D đã thành niên và có khả năng lao động; còn E 8 tuổi. Ông A và bà B có khối tài sản chung 2,4 tỷ đồng. Ông A chết, hãy chia di sản thừa kế của A trong các trường hợp sau đây:

  1. A chết không lập di chúc
  2. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của E
  3. A chết lập di chúc cho C hưởng 300 triệu đồng nhưng C chết cùng thời điểm với A. C có 2 con là M và N. Ngoài ra, trong di chúc A định đoạt cho D hưởng 200 triệu đồng.

 

Bài 9. Ông A và bà B là vợ chồng, có 3 người con chung gồm C, D, E (C, D, E đều đã thành niên và có khả năng lao động). A còn có một bà mẹ là bà K. Ông A và bà B có khối tài sản chung 1,8 tỷ đồng. Ngoài ra, A còn chung sống như vợ chồng với F và có một con chung là M. Số tài sản chung của A và F là 1,6 tỷ đồng. Khi A chết tiền làm mai táng cho A hết 100 triệu đồng. Hãy chia di sản thừa kế của A trong các trường hợp sau đây:

  1. A chết không lập di chúc.
  2. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B.
  3. A chết lập di chúc cho C hưởng 100 triệu đồng; cho D hưởng 200 triệu đồng; cho E hưởng 1/2 số di sản còn lại và truất quyền thừa kế của K.

Bài 10. A kết hôn với B có 2 con là C, D, E. C, D đều đã thành niên và có khả năng lao động; E chưa thành niên. Tài sản chung của A và B là 2 tỷ đồng. Ngoài ra, A còn chung sống như vợ chồng với F và có con chung là K. Tài sản chung của A và F là 800 triệu đồng.

  1. A chết, không để lại di chúc.
  2. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B.
  3. A chết để lại di chúc, trong đó truất quyền thừa kế của E, cho C hưởng 1/2 di sản nhưng C chết cùng thời điểm với A. C có 2 người con là M và N.

 

Bài 11. A kết hôn với B có 2 con là C, D (C, D đều đã thành niên và có khả năng lao động). A còn có mẹ là bà E. Tài sản chung của A và B là 2 tỷ đồng. Ngoài ra, A còn chung sống như vợ chồng với F và có con chung là K. Tài sản chung của A và F là 800 triệu đồng.

  1. A chết, không để lại di chúc.
  2. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của E.
  3. A chết để lại di chúc, trong đó truất quyền thừa kế của B, cho C hưởng 1/2 di sản nhưng C chết cùng thời điểm với A. C có 2 người con là M và N.

 

Bài 12. A và B là vợ chồng, có ba người con chung là C, D, E. C có vợ là C1 và có con chung là C2 và C3. Tài sản chung của A và B là 2 tỷ đồng. A còn có mẹ là bà K. A chết, hãy chia DSTK của A trong các trường hợp sau đây:

  1. A chết không lập di chúc.
  2. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B.
  3. A chết lập di chúc chia đều di sản thừa kế cho C, D, E
  4. A chết lập di chúc cho C = 50 triệu; D = 100 triệu. Để cho C2 và C3 hưởng 1/8 số di sản còn lại. Truất quyền thừa kế của K.
  5. A chết lập di chúc cho D và E mỗi người 100 triệu; cho C hưởng ¼ số di sản còn lại nhưng C chết cùng thời điểm với A. Truất quyền thừa kế của B.
  6. A chết tháng 1/2017; C chết tháng 3/2017. Biết tài sản chung của C và C1 là 800 triệu đồng. A chết không lập di chúc. C lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho C2 (lưu ý: Phần này chia thừa kế cho cả A và C).

 


Các tìm kiếm liên quan đến bài tập chia thừa kế đơn giản, bài tập chia thừa kế có lời giải, bài tập chia thừa kế pháp luật đại cương, cách tính 1 suất thừa kế theo pháp luật, cách chia thừa kế, tình huống thừa kế di sản, ví dụ về thừa kế theo di chúc, bài tập thừa kế thế vị, bài tập luật dân sự có đáp án

3.5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

  1. Cho em xin đáp án câu 1 với ạ, nhưng thêm phần A và B có đứa con tên D, và A chung sống với C như vợ chồng và có con là E nữa ạ
    Xin cảm ơn nhiều ạ.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền