Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách làm bài tập chia thừa kế

Chuyên mụcLuật dân sự, Thảo luận pháp luật Chia thừa kế

Chia sẻ kinh nhiệm, hướng dẫn cách làm bài tập chia bài tập thừa kế nhanh chóng, chính xác – Soạn bởi: ThS.Lê Thị Giang – Khoa pháp luật Dân sự, Trường Đai học Luật Hà Nội. 

..

Những tài liệu liên quan:

..

Kinh nghiệm làm bài tập chia thừa kế

Download tài liệu về máy

[PDF] Hướng dẫn cách làm bài tập chia thừa kế

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

  1. Các bước chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật
  2. Cách rút tỉ lệ phần di sản của người được thừa kế theo di chúc để bù cho người thuộc điều 644 Bộ luật Dân sự 2015
  3. Cách chia thừa kế thế vị
Cách làm bài tập chia thừa kế
Phân chia di sản thừa kế (Ảnh minh họa)

Các bước làm bài tập chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

GỒM 4 BƯỚC + 1 PHẦN KẾT LUẬN (Lưu ý: Không phải bài tập thừa kế nào cùng đầy đủ 4 bước; tùy từng bài thừa kế cho thể 2 bước hoặc 3 bước)

Bước 1: Xác định di sản thừa kế

Một số dạng phổ biến:

1. Tài sản chung vợ chồng: X => Chia đôi (X/2).

2. Tài sản chung với bồ: X=> Chia 4 (X/4).

(Trước hết lấy X chia đôi. Nhưng phần chia đôi không phải của riêng người chết mà của người chết chung với vợ (hoặc chồng) vì đây là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân của người chết với vợ (hoặc chồng) nên thuộc sở hữu chung => do đó phải tiếp tục lấy con số này chia đôi => Chốt lại chia 4).

3. Nếu trong tình huống cho như sau: AB là vợ chồng, tài sản chung là X; A chung sống như vợ chồng với C, tài sản chung của AC là Y. A chết, xác định di sản thừa kế của A = (X + Y/2) : 2.

4. Đề có tình tiết còn nghĩa vụ tài sản chưa trả thì cần xác định nghĩa vụ đó là của chung vợ chồng hay của riêng người chết. Nếu là nghĩa vụ của riêng người chết thì phải được trừ vào di sản thừa kế của người chết;

5. Tiền mai táng được lấy từ di sản thừa kế của người chết. Nếu đề bài cho tiền mai táng lấy từ tài sản chung của vợ chồng thì cần cộng lại để xác định tài sản chung của vợ chồng khi chưa trừ đi tiền mai táng.

Ví dụ: AB là vợ chồng. Khi A chết tiền mai táng hết 50 triệu. Sau khi trừ tiền mai táng, Tài sản chung của vợ chồng còn 850 triệu. Xác định di sản thừa kế của A = (850 triệu + 50 triệu) : 2 – 50 triệu = 400 triệu.

6. Nếu đề bài cho tiền phúng viếng thì đây chỉ tính tiết bẫy => Không được cộng vào di sản thừa kế vì khoản tiền này phát sinh sau khi người để lại di sản thừa kế chết.

Bước 2: Chia di sản thừa kế theo di chúc

Những người sau không chia ở bước này:

1. Người không được chia thừa kế theo di chúc (trong di chúc người chết không chia cho người này);

2. Người bị truất;

3. Người bị tước (Điều 621), trừ khi người lập di chúc biết rõ về hành vi của những người này và trong di chúc vẫn cho hưởng;

4. Người được chia trong di chúc nhưng từ chối không hưởng;

5. Người được chia trong di chúc nhưng chết trước, chết cùng thời điểm với người lập di chúc => Phần di chúc bị vô hiệu, nên phần di sản định đoạt cho những người này được chia thừa kế theo pháp luật.

Bước 3: Chia di sản thừa kế theo pháp luật

(Lưu ý: Bước này chỉ có trong trường hợp: sau khi chia di sản theo di  chúc thì còn phần di sản thừa kế chưa được chia => Phần di sản thừa kế này được chia theo pháp luật).

– Xác định những người thừa kế theo pháp luật được chia (chia theo hàng, ưu tiên theo thứ tự hàng 1, hàng 2, hàng 3).

– Những người sau đây không được chia:

1. Người bị truất;

2. Người bị tước (Điều 621);

3. Người từ chối không nhận di sản thừa kế;

4. Đối với người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (là con của người chết) thì cần chia làm 2 trường hợp:

  • 4a: Những người này không có con => Không chia.
  • 4b: Những người này có con => Tất cả những người con được thừa kế thế vị chung nhau 1 suất.

Bước 4. Tính 2/3 một suất thừa kế cho những người thuộc điều 644 Bộ luật Dân sự 2015

– Những người được tính theo Điều 644:

1. Bố mẹ

2. Vợ chồng

3. Con: con chưa thành niên + con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động

– Những người trên rơi vào các trường hợp:

1. Không được hưởng thừa kế theo di chúc: người lập di chúc truất hoặc người lập di chúc không truất nhưng người lập di chúc đã chia hết di sản thừa kế mà không chia cho những người thuộc Điều 644;

2. Được hưởng di sản thừa kế (theo di chúc, theo pháp luật) nhưng phần hưởng không đủ 2/3 một suất thừa kế theo luật => Được bù đủ  2/3 1 suất (lấy 2/3 1 suất trừ đi số di sản họ đã được hưởng để tìm phần thiếu).

- Công thức tính: = 2/3 x (tổng di sản thừa kế : nhân suất)

Lưu ý: Nhân suất không bao gồm 3 nhóm người sau đây:

1. Người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế mà không có người thừa kế thế vị (nếu trường hợp họ có người thừa kế thế vị thì vẫn tính như bình thường);

2. Người từ chối không nhận di sản thừa kế;

3. Người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo Điều 621 (người bị tước);

Ví dụ: A có vợ là B, có 3 người con là C, D, E. A có mẹ là K. Tài sản chung của vợ chồng AB là 1,8 tỷ. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B; K từ chối không nhận di sản thừa kế.

– Tính 2/3 1 suất thừa kế theo Điều 644 cho B = 2/3 x 900 triệu : 3 = 200 triệu.

– Nguyên tắc rút bù:

+ Trước hết rút theo tỷ lệ của người hưởng thừa kế theo di chúc (nếu trong số những người phải trích ra có người thuộc Điều 644 thì lưu ý vẫn phải đảm bảo cho người này đủ 2/3 1 suất thừa kế theo luật).

+ Trường hợp rút của những người thừa kế theo di chúc không đủ thì rút tiếp tục của những người thừa kế theo pháp luật.

* Kết luận: (tính toán ra số di sản thừa kế được hưởng của từng người thừa kế. Nên thử lại bằng máy tính: cộng tổng những người được chia tk nếu bằng di sản thừa kế thì khả năng đúng; nếu lệch với di sản thừa kế thì sai cần xem lại).

Một số lưu ý chung khi chia thừa kế

1. Làm theo đúng trình tự các bước trên. Một số dạng bài có thể đảo lên tính 2/3 một suất thừa kế theo Điều 644 trước nhưng nếu các em không chắc chắn về kiến thức thì không tự ý đảo. Với dạng bài tập mà chỉ có một dữ kiện: “A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của vợ (hoặc bố mẹ hoặc con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động)” thì có thể đảo lên tính Bước 3 trước (tính cho người bị truất được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo Điều 644 trước). Phần còn lại chia đều cho những người thừa kế theo luật;

2. Không nên để kết quả phân số. Nên chia ra số thập phân.

3. Lý thuyết về làm tròn số (http://toanhocviet.com/lam-tron-so.html): Quy ước làm tròn số

– Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại (Ví dụ: Làm tròn số 12, 348 đến chữ số thập phân thứ nhất, được kết quả 12,3).

– Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại (Ví dụ: Làm tròn số 0,26541 đến chữ số thập phân thứ hai, được kết quả 0,27).

(Thông thường các em lấy sau dấu phẩy 2 số).

Cách rút tỉ lệ phần di sản của người được thừa kế theo di chúc để bù cho người thuộc điều 644 Bộ luật Dân sự 2015

Ví dụ: A và B là người được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo Điều 644. A cần được bù: 40 triệu; B cần được bù 80 triệu. Biết: C được hưởng thừa kế theo di chúc là 70 triệu; D được hưởng thừa kế theo di chúc là 140 triệu và E được hưởng theo di chúc là 210 triệu.

C1: Công thức rút = Phần di sản của người phải rút : (Tổng di sản thừa kế của tất cả những người phải rút) x tổng số di sản cần rút bù cho người Điều 644.

Áp dụng vào bài tập:

Số phần di sản C rút = 70 : (70 + 140 + 210) x 120 = 20 triệu.

Số phần di sản C rút = 140 : (70 + 140 + 210) x 120 = 40 triệu.

Số phần di sản C rút = 210 : (70 + 140 + 210) x 120 = 60 triệu.

* Lưu ý: Nếu làm theo cách 1 các em có thể trình bày trực tiếp vào vở.

C2: Chia tỷ lệ: Trong bài này, trích bù từ phần di sản của C, D, E theo tỉ lệ để bù cho A và B.

  • C = 70 triệu
  • D = 140 triệu
  • E = 210 triệu
Lấy số lớn hơn chia cho số nhỏ nhất đề tìm tỉ lệ
=> Số phần của C = 70 : 70 = 1 phần => Số phần của D = 140 : 70 = 2 phần => Số phần của E = 210 : 70 = 3 phần Tổng = 1 + 2 + 3 = 6 phần

– Tổng số di sản cần rút là: 40 + 60 = 120 triệu.

– Một phần tương ứng với số di sản cần rút là: 120 : 6 = 20 triệu.

=> Như vậy: C rút 20 triệu.

=> D rút = 20 x 2 = 40 triệu.

=> E rút = 20 x 3 = 60 triệu.

* Lưu ý: Nếu các em rút theo cách này thì phần này tính ra nháp rồi ghi kết quả vào trong vở (thực chất cô diễn giải từng bước thì thấy hơi dài và lâu nhưng tính quen theo cách này thì cũng tương đối nhanh. Bài này cô lấy kết quả tròn cho dễ thực hiện. Với những bào lẻ (số thập phân)… Các em tính tương tự theo phương thức này).

Cách chia thừa kế thế vị

Điều 652 về thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

– Ví dụ về thừa kế thế vị:

A có vợ là B, có 3 con chung là C, D, E. C có vợ là C1 và có 2 con chung là C2 và C3. Tài sản chung của AB là 1,8 tỷ đồng. A chết lập di chúc cho B hưởng 1/2 di sản; cho C hưởng 300 triệu đồng nhưng C chết cùng thời điểm với A.

Đối với loại bài tập này, các em thường sai ở chỗ: Các em sẽ lấy phần hưởng theo di chúc của C là 300 triệu để chia thế vị cho C2, C3 luôn => Chia sai.

– Nguyên tắc làm:

+ Trường hợp người con chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế => Phần di chúc này bị vô hiệu => Phần di sản này được chia theo pháp luật;

+ Những người con của C được hưởng chung nhau 1 suất ở bước chia thừa kế theo pháp luật.

– Ứng dụng:

* Xác định di sản thừa kế của A = 1.8 tỷ : 2 = 900 triệu.

* Chia di sản thừa kế của A theo di chúc:

B = ½ x 900 triệu = 450 triệu.

– Mặc dù trong di chúc A định đoạt cho C 300 triệu nhưng C chết  cùng thời điểm với A nên phần di chúc này bị vô hiệu; do đó, phần di sản định đoạt cho C được chia thừa kế theo pháp luật.

* Chia di sản thừa kế của A theo pháp luật:

(C2 + C3) = D = = E = 450 triệu : 3 = 150 triệu => C2 = C3 = 150 triệu : 2 = 75 triệu.

[Download] Tài liệu chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách làm bài tập chia thừa kế

Download tài liệu về máy

[PDF] Tài liệu chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách làm bài tập chia thừa kế

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến cách làm bài tập chia thừa kế có đáp án, bài tập luật dân sự về thừa kế (có đáp án), bài tập chia thừa kế theo luật dân sự 2015, bài tập chia thừa kế pháp luật đại cương, tổng hợp bài tập về thừa kế, công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật, bài tập chia thừa kế có di tặng, ví dụ thừa kế theo di chúc, bài tập chia thừa kế theo luật hồng đức, Trình bày cách xác định di sản thừa kế công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật, Công thức chia thừa kế theo pháp luật, Bài tập chia thừa kế bị truất quyền, Bài tập chia thừa kế chết cùng thời điểm, Bài tập thừa kế có lời giải, Cách tính hàng thừa kế, Tiền mai táng trừ vào tài sản chung hay riêng, Cách tính kỷ phần thừa kế, Cách tính 1 suất thừa kế theo pháp luật, Cách chia thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, cách tính 2/3 một suất thừa kế

Nguyên tắc chia thừa kế thế vị theo quy định của BLDS 2015

1. Trường hợp người con chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế => Phần di chúc này bị vô hiệu => Phần di sản này được chia theo pháp luật;
2. Những người con của C được hưởng chung nhau 1 suất ở bước chia thừa kế theo pháp luật.
CSPL: Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tôi muốn tham khảo những bài tập tình huống về chia thừa kế?

Mời bạn xem chi tiết những bài tập tình huống về chia thừa kế tại bài viết: Những bài tập chia thừa kế theo luật dân sự 2015 (có đáp án)
Hoặc yêu cầu tài liệu gửi về hòm thư điện tử tailieu@hocluat.vn để nhận thêm nhiều tài liệu hữu ích khác về chủ đề “chia thừa kế“. Xin trân trọng cảm ơn!

5/5 - (40069 bình chọn)

Phản hồi

  1. Trong trường hợp này tổng di sản của ông Bình= 1 tỷ+ 450trieu+ 50 triệu=1 tỷ rưỡi
    Tuy theo di chúc ông Bình để lại cho Khánh và Chi nhưng theo điều 644 về những người không được nhắc đến trong di chúc thì bà Mai và bố mẹ đẻ của ông Bình phải nhận được 2/3 của một suất theo pháp luật
    Mai= Bố= Mẹ=2/3*1500/7=142 triệu
    Di sản còn lại: 1500-142*4=932 triệu
    Khánh= Chi=932/2 triệu

    • Giúp e bài này với ạ , em cảm ơn
      Ông Nam (55 tuổi) và bà Bắc (53 tuổi) là vợ chồng hợp pháp, có 2 người con là Đông (35 tuổi) và Tây (32 tuổi). Đông có vợ là Xuân, hai con là Nguyệt và Nhật; Tây có vợ là Hạ và con gái là Thu. Ông bà có khối tài sản chung là 01 căn nhà rộng 80m2 trị giá 04 tỷ đồng, 01 chiếc xe ô tô Huyndai trị giá 800 triệu. Ông Nam có tài sản riêng là 01 sổ tiết kiệm trị giá 500 triệu đồng.
      Ông Nam chưa thực hiện nghĩa vụ nợ với bà Giang 100 triệu đồng, tiền lo chi phí mai táng là 100 triệu đồng.
      Hỏi:
      1. Chia di sản thừa kế của ông Nam biết Ông Nam chết không để lại di chúc?
      2. Chia di sản thừa kế của ông Nam biết năm 2019 Đông chết, năm 2021 ông Nam chết không để lại di chúc?
      3. Ông Nam có con riêng là Mai (16 tuổi – đã làm thủ tục nhận cha, mẹ, con theo quy định), năm 2021 ông Nam mất để lại di chúc cho Đông và Tây. Mai có được hưởng thừa kế do ông Nam để lại hay không? Giải thích?

    • Mọi người giải giúp em với ạ, em đang cần gấp ạ. Em cảm ơn ạ.
      Trình bày những nội dung cơ bản của thừa kế theo pháp luật được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, từ đó anh/ chị giải bài tập sau
      Ông A và bà B là vợ chồng, có 2 con chung là C ( 20 tuổi) và D ( 13 tuổi). Tài sản chung của ông A và bà B là 800 triệu. Ông A có mẹ là cụ H đang sống ở quê. Chia thừa kế trong trường hợp sau đây.
      a. Ông A chết không kịp để lại di chúc
      b. Ông A chết lập di chúc cho C hưởng toàn bộ tài sản

  2. Giúp e câu này với
    Năm 1982. Ông A kết hôn với bà B. Ông bà sinh được 3 con là M. N. C. Năm 1995,

    M kết hôn với E sinh được H và X. N lấy chồng sinh được con là K và D. Tháng 3/2007
    Ông A và M bị tai nạn và chết cùng thời điểm (tại thời điểm đó M. N. C đã đủ 1§ tuôi) .
    Trước khi chết ông A đẻ lại di chúc cho X và N mỗi người được hưởng 1⁄2 tài sản của ông.
    Biết rằng tài sản riêng của ông A là 600 triệu VNĐ. Tài sản chung của ông bà là §00 triệu
    VNĐ. Bà B mai táng cho ông A hết 40 triệu.

    1. Hãy chia tài sản thừa kế.

    2. Giả sử di chúc của ông A không hợp pháp. Chia di sản thừa kế trong trường hợp này

    • Tại vì bài bạn bị lỗi mất ký tự nên mình coi tài sản chung của ông bà AB là 800 triệu
      Vậy tổng di sản của ông A là: 600+800/2-40( an táng)=960 triệu
      Ông A để lại di chúc cho X và N mỗi người một nửa tài sản nên: X=N=960/2
      Nhưng theo điều 644 thì bà B vợ ông A sẽ nhận được 2/3 của một suất tức :2/3* 960/4=160 triệu
      Vậy X và N mỗi người bị rút một khoản theo tỷ lệ để bù cho bà B 160 triệu
      Tổng di sản mỗi người nhận được là: X=N=960/2-160/2
      B=400+160
      2. Trường hợp 2
      Vì di chúc của ông A ko hơp pháp nên chia theo pháp luật
      Theo điều 650, 651 sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm có: bà B, M, N, C
      nhưng vì M đã mất nên theo thừa kế thế vị con của M sẽ nhận được suất của M
      Di sản mỗi người nhận được là: B=N=C=H+X= 960/4

  3. Ông Bình lấy bà An có con chung là Châu và Báu (đều đã thành niên và có khả năng lao động). Châu có vợ là Vui, có con Khỏe, Mạnh. Báu có chồng là Kho có một con là Vàng. Di sản của ông Bình là 900 triệu. Chia thừa kế trong các trường hợp riêng biệt sau:
    1. Châu chết trước ông Bình, ông Bình di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản cho Khỏe
    2. Châu chết trước ông Bình, Báu chết sau ông Bình, ông Bình chết không để lại di chúc.
    3. Ông Bình chết cùng thời điểm với Châu. Ông Bình di chúc để lại cho Vàng ½ di sản.

    • Di sản của ông Bình=900 triệu
      1. Ông Bình di chúc để lại cho Khỏe nhưng theo điều 644 thì bà An cũng phải được 2/3 của một suất vậy trong trường hợp này di sản chia như sau
      An= 2/3*900/3
      Khỏe= 900- số An nhận được
      2. Ông Bình không để lại di chúc nên chia theo pháp luật tức là sẽ chia theo hàng thừa kế trong trường hợp này hàng thừa kế 1 gồm An, Châu, Báu nhưng Châu đã chết trước vậy nên theo thừa kế thế vị con của Châu sẽ nhận được phần của Châu
      An= Khoẻ+Mạnh= Báu=900/3
      Báu chết sau nhưng bạn không nêu là Báu có để lại di chúc hay không nên mình không chia được
      3. Trường hợp này vàng nhận được 1/2 tài sản và phần tài sản không được nhắc đến sẽ chia theo pháp luật
      Vàng=900/2
      An= Khỏe+ Mạnh=Báu =450/3=150
      Nhưng theo điều 644 thì số tài sản Bà An nhận được ít hơn 2/3 của một suất vì vậy cần phải bù tiền để bà An nhận được đủ 2/3 của một suất tức: 2/3*900/3=200 triệu
      Vàng rút: 450/(450+150+150)*50=30
      Khỏe+ Mạnh rút: 150/(450+150+150)*50=10
      Báu rút: 150/(450+150+150)*50=10
      xong tự cộng nốt nhé bạn

  4. Ông Bình và bà Mai kết hôn năm 1992 sinh được bốn người con là Ngọc, Diệp, Khánh, Chỉ. Ngọc đã kết hôn có 2 con trai, Diệp kết hôn có 1 con gái . Khảnh và Chỉ đang học cấp 2. Năm 2018, ông Binh lập di chúc (lúc lập di chúc ông Binh hoàn toàn minh mẫn) để lại toàn bộ tài sản cho Khánh và Chi. Biết rằng, tài sản chung giữa ông Bình và bà Mai là ngôi nhà trị giá 2 tỷ đồng và một mảnh đất trị giá 900 triệu đồng. Ngoài ra, ông Binh còn có một số tiết kiệm trị giá 50 triệu. Tháng 5/2019, ông Bình qua đời (bố mẹ đẻ của ông Bình vẫn còn sống).
    Chia di sản thừa kế giúp e vs ạ

    • Trong trường hợp này tổng di sản của ông Bình= 1 tỷ+ 450trieu+ 50 triệu=1 tỷ rưỡi
      Tuy theo di chúc ông Bình để lại cho Khánh và Chi nhưng theo điều 644 về những người không được nhắc đến trong di chúc thì bà Mai và bố mẹ đẻ của ông Bình phải nhận được 2/3 của một suất theo pháp luật
      Mai= Bố= Mẹ=2/3*1500/7=142 triệu
      Di sản còn lại: 1500-142*4=932 triệu
      Khánh= Chi=932/2 triệu

  5. ông A và bà B kết hôn và sinh được 3 người con là C, D,E . C đã lập gia đình và có công việc ổn định , D bị tật nguyền và E 10 tuổi . t6-2010 ông A lâm bệnh trong lúc còn minh mẫn ông lập di chúc để tài sản lại cho C . tài sản chung của 2 vợ chồng là 1 căn nhà trị giá 500tr đồng và 1 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 250tr đồng. bà B đã lo an táng cho ông A hết 50tr đồng . hãy phân chia tài sản của ông A

    • Mình không biết đúng không, bạn tham khảo nha.
      Tài sản ông A = ( 500tr + 250 tr) : 2 – 50tr = 325tr
      1 suất thừa kế = 325tr : 4 = 81,25tr
      B = D = E = 2/3.81,25tr = 54,17tr
      C = 325tr – (3.54,17tr) = 162,49tr

  6. Mọi người giúp em bài này với ạ
    Bài 1: M lập di chúc tặng toàn bộ tài sản riêng của mình là 1 tỷ đồng tiền mặt cho doanh nghiệp H ngày 01/02/2018. M không còn cha, mẹ, con. M có vợ là N. Tài sản chung của hai vợ chồng là ngôi nhà trị giá 3 tỷ đồng. Phần tài sản chung này không được ghi đề cập tới trong di chúc. Ngày 02/10/2018 M bị chết. M có một khoản nợ riêng là K trước hôn nhân là 200 triệu đồng. Ngày 15/10/2017 doanh nghiệp H bị tòa án tuyên bố phá sản và chấm dứt hoạt động.
    a. Xác định chủ thể được hưởng di sản của M, di sản của M là bao nhiêu?
    b. Hãy phân chia di sản của M
    c. Xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ với K.

    • a. Theo điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Theo đề bài, ngày 15/10/2017 doanh nghiệp H bị tòa tuyên án phá sản. Đến ngày 02/10/2018 thì M chết –> Doanh nghiệp H không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế nên di chúc vô hiệu.
      Vậy chủ thể được hưởng di sản của M là N
      Di sản của M = 1 tỷ tiền mặt + 1,5 tỷ (tiền ngôi nhà chung) – 200 triệu đồng (nợ) = 2,3 tỷ đồng
      b. Phân chia di sản của M.
      Vì M không còn cha, mẹ, con nên phần di sản của M sẽ dành hết cho bà N = 2,3 tỷ đồng.
      c. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ với K là bà N

  7. – AB: vợ chồng hợp pháp; cư trú tại Xã Q, huyện QN, tỉnh QN; tài sản chung hợp nhất 1.6 (tỉ đồng); 3 con chung: H, I, K.
    – HT: Vợ chồng hợp pháp; cư trú tại xã N, huyện QN, tỉnh QN; tài sản chung hợp nhất 1.2 (tỉ đồng), có 02 con chung là X, Y.
    – Chia di sản thừa kế trong trường hợp (A, H, B chết không để lại di chúc):
    A chết vào ngày 07/7/2009;
    H chết vào ngày 09/9/2011;
    B chết vào ngày 11/11/2013

  8. Giúp em câu này với ạ

    Ông A có vợ và 2 con C (bị tật bẩm sinh) và B. B đã có vợ và 2 con là E và F, trong 1 lần đi dự tiệc sinh nhật B và vợ đã gặp tai nạn tử vong vào năm 2010, sau khi ông B và vợ mất thì E cũng mất vào năm 2020 để lại 2 con là N và M. Năm 2021 ông A qua đời để lại di chúc cho chị C là 500 triệu đồng và để lại cho F là 300 triệu đồng. Biết rằng ông A có khối tài sản là 2 tỷ đồng.
    Hỏi trong trường hợp này chia thừa kế như thế nào?

    • Năm 1995 Mận kết hôn với anh Lê sinh ra 3 người con là Táo, Xoài, Ổi (10 tuổi). Năm 2015 anh Lê có qua lại với cô Đào hàng xóm sinh ra Hồng. Năm 2016 chẳng may bà Mận lâm bệnh nặng và qua đời không để lại di chúc. 2017 ông Lê tai nạn qua đời.

      Chia di sản thừa kế trong trường hợp:

      • Ông Lê có để lại di chúc toàn bộ di sản của mình cho Hồng.

      • Ông Lê không để lại di chúc

      Biết tài sản chung của Mận và Lê tạo lập trong thời kỳ hôn nhân 7 tỷ

  9. Ông A và bà B là vợ chồng có 2 con là C (lấy vợ là E và có 3 con chung là F, G, H) và K (sinh năm 2003). Ngày 1/2/2019 anh C đột ngột qua đời. Ngày 1/3/2020 ông A chết do tai nạn giao thông không kịp định đoạt tài sản của mình.
    1) Anh chị hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp trên?
    2) Giả sử ông A và anh C chết cùng thời điểm ngày 1/2/2019. Hỏi việc chia di sản thừa kế trong trường hợp này có gì khác?
    Biết tài sản chung của C và E là 550 triệu, của A và B là 680 triệu.
    Giusp em với huhu
    Em cảm ơn nhiều ạ

  10. Giúp em với:
    Ông A trước khi chết có làm di chúc miệng cho vợ 100 triệu, còn lại chia đều cho các con và cháu.
    Hãy chia tài sản thừa kế của ông A.
    – TH1: Di chúc miệng không hợp pháp.
    – TH2: Di chúc miệng hợp pháp.
    Biết: Tài sản ông A là 1 tỷ, các con đã thành niên

    • Bạn tham khảo thử: Câu này theo mình cần có dữ kiện về có bao nhiêu người con và cháu. TH1 di chúc miệng không hợp pháp thì xét hàng thừa kế thứ 1 của A là vợ và các con, ( cha, mẹ nếu có) rồi chia đều. TH2 di chúc miệng hợp pháp thì vợ hưởng 100 triệu, còn lại chia cho những người còn lại trong hàng thừa kế thứ 1 còn lại. Lưu ý chia xong phải xét xem vợ hưởng 100 triệu đã đủ 2/3 suất không phụ thuộc nội dung di chúc chưa, vì vậy cần phải có số lượng con của ông A mới rõ được.

  11. Ông A và bà B có tài sản chung là 3 tỷ. ông A có tài sản riêng 1,2 tỷ. chia thừa kế ứng với mỗi giả sử sau, biết rằng, các giả sử đều có tranh chấp. Ông A và bà B có con chung là C (25 tuổi và có KNLĐ) và D (30 tuổi, bị tâm thần); ông A còn mẹ là bà X. ông A lập di chúc cho X toàn bộ di sản DS.

  12. Tại sao lại rút từ người thừa kế theo di chúc mà không phải rút từ người thừa kế theo pháp luật hoặc tất cả người thừa kế?
    Nhầm lẫn ở phần ví dụ của người thừa kế theo 644?

  13. B đã được hưởng một nửa di sản theo di chúc rồi còn gì. Không cần chia theo pháp luật nữa. Cái cuối họ ghi nhầm B và E =))) Đúng là viết bài không check lại tai hại quá

    • Dù B nhận nửa di sản rồi nhưng vẫn được nhận phần chia theo pháp luật. Vì họ vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, không rơi vào trường hợp không được nhận di sản.

  14. Ông A và bà B là vợ chồng. Năm 2000, ông bà có nhận cháu C (5 tuổi) làm con nuôi; năm 2010 hai vợ chồng sinh được Anh D. Tài sản chung của 2 vợ chồng là 1 tỷ 500 triệu đồng, ông A có số tài sản riêng là 250triệu đồng. Năm 2020, ông A và bà B bị tai nạn khiến ông A và tử vong ngay tại chỗ, còn bà B bị thương. Chia di sản thừa kế trong trường hợp trên biết ông A trước khi lấy bà B có con là E (14 tuổi, hiện đang ở với người vợ trước)

    • Mình hỏi ké nha: bài này e thấy viết sai ở chỗ công thức tính hai phần ba. Giả sử a và b. Có hai người con. A chết để lại di chúc cho tài sản cho hai người con c và d. Truất quyền hưởng của b. Di sản của a là 100. Thì 2/3 một phần là (50*2/3):2. Còn nếu như a và b chỉ có một người con thì (100*2/3). Tức là phần tài sản người nhận 2/3 lớn hơn người nhận di chúc. Vô lí.

  15. Mọi người xem giúp em ạ
    Ông M và bà H là vợ chồng . Năm 2015, khi ông M chết, những người thân của ông M còn sống gồm: Bố ông M, mẹ bà H3 người con (người con thứ nhất tên T đi xuất khẩu lao động , người con thứ 2 là V 25 tuổi, bị bại liệt và người con thứ 3 là D đã đi làm). Di sản thừa kế ông M để lại là 2 tỷ đồng. Mai táng ông M hết 10 triệu đồng.Ông M lập di chúc hợp pháp, để lại 200 triệu cho bố, tài sản còn lại chia đều cho T với D

    • bài làm này sai chỗ nào ko ạ?
      Năm 2018, khi ông M chết số tài sản riêng của ông theo điều 43 luật hôn nhân và gia đình là 2 tỷ đồng. Theo điều 658 bộ luật dân sự năm 2015 về thứ tự ưu tiên thanh toán trừ vào khoản chi phí mai táng theo tập quán, khi đó tài sản còn lại của ông M là:
      2 000 000 000- 10 000 000= 1 990 000 000 (đồng)
      – Theo điểm a,khoản 1, điều 651 Bộ luật dân sự 2015 những người thừa kế di sản của ông M bao gồm 5 người: Vợ ông M, bố ông M, 3 con: T, V, D.
      – Mỗi suất thừa kế chia theo pháp luật là: 1 990 000 000 : 5= 398 000 000 (đồng)
      – Theo khoản 1,điều 644 Bộ luật dân sự 2015, người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc là V (con ông M-25 tuổi nhưng không có khả năng lao động ) và bà H (vợ)được hưởng 2/3 mỗi suất thừa kế:
      H=V= 2/3 * 398 000 000= 265 333 333,3 (đồng)
      – Theo di chúc bố ông M thừa hưởng 200 000 000 đồng
      – Số tiền còn lại lúc này: 1 990 000 000 –(2*265 333 333,3+ 200 000 000)= 1 259 333 333(đồng)
      Theo di chúc số tiền còn lại chia đều cho T và D: T= D= 629 666 666,5(đồng)

    • Mình nghĩ bạn thiếu ở chỗ bố ông M nhận được 200 triệu trong khi 2/3 1 suất thừa kế là 265.3 triệu. Vì vậy phải lấy thêm phần của T và D bù vào phần bố ông M cho đủ 200 triệu. Bạn tham khảo điều 644 BLDS 2015 nhé

  16. A, B là vợ ck có 520tr tại sản chung và 2 con chung C( công việc ổn định),D( 8 tuổi). A sống như vợ chồng với C và có con E 2 tuoi. A chết đi chúc miệng đem hết tài sản cho E( nhiều người chứng kiến). Sau khi A chết thì B làm xét nghiệm biết đc E không phải con ruột A. Chia thừa kế biets A còn bố đẻ là T.

  17. em có bài tập. Thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang ly hôn, đã kết hôn với người khác. Cho tình huống minh họa và giải quyết tình huống đó. Mn giúp em với ạ em cảm ơn. Gmail: nguyentien5201@gmail.com

  18. Anh Toàn và chị Mỹ kết hôn năm 1999, có 2 con gái là Hoàn sinh năm 2000 và Hảo sinh năm 2001. Năm 2009 anh Toàn đi lao động xuất khẩu ở Đài Loan và chung sống như vợ chồng với Thủy, hai người đã có một con chung là Sơn sinh năm 2011. Tháng 11/2017 – anh Toàn về nước và yêu cầu chị Mỹ ly hôn, chị Mỹ đồng ý và Tòa án cũng đã thụ lý đơn.

    Tháng 1/2018, anh Toàn chết đột ngột và không để lại di chúc. Thủy đến đòi chia di sản thừa kế của anh Toàn.

    Chia thừa kế trong trường hợp trên biết:

    + Toàn và Thủy cùng đầu tư kinh doanh, mở chung một công ty và có khối tài sản chung là 3 tỷ đồng; Tài sản chung của Toàn và Mỹ là 1.5 tỷ đồng ; Mai táng Toàn hết 60 triệu đồng; Bố và mẹ Toàn vẫn còn sống

    + Trước khi lấy Mỹ, Toàn có con riêng với Đào là Tiến. Toàn có nhận con nhưng không chu cấp nuôi dưỡng

    + Giả sử bố mẹ Toàn đồng ý nhận Thủy là con dâu thứ 2, nhận con chung của Toàn và Thủy là cháu đích tôn thì di sản của Toàn sẽ được chia như thế nào?

    + Giả sử bố mẹ Toàn không nhận thừa kế, muốn nhường phần của mình cho Sơn thì di sản sẽ được chia như thế nào?
    ai giúp e bài này với ạ

  19. H và L có con là P và Q (bị nghiện). P lấy vợ là N sinh được 2 con là Avà B (cả 2 đều chưa thành niên).Năm 2016, P chết không kịp để lại di chúc.Năm 2017, H cũng bị bệnh nên qua đời. Trước khi chết H để lại di chúc cho 2 cháu A và B mỗi cháu 1/2 di sản của mình.Biết tài sản của P và N là 700 triệu đồng. Tài sản của H và L là 600 triệu đồng. Q chưa đến tuổi trưởng thành. H còn có bà mẹ già đang sống ở quê nhà.1) Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp trên.2) Giả sử P và H chết cùng lúc, việc chia thừa kế có gì khác không? Hãy chia thừa kế trong trường hợp này.

  20. A và B là vợ chồng hợp pháp có tài sản chung là 600 tr . B có tài sản riêng 180 tr. A và B có 3 người con C,D và E đều đã trưởng thành . Khi B chết có để lại di chúc cho M là em trai ruột của B 100tr và Hội từ thiện 200 tr. Hãy chia thừa kế?
    Giúp mk bài này với!!!

    • Tài sản chung AB => 600/2=300
      A có 300tr , B có 300+180 ts riêng = 480tr
      Theo di chúc chia cho M 100tr , hội từ thiện 200tr => B còn 180tr
      Tài sản còn lại của B chia đều cho A,C,D,E => 180/4=45tr
      Hong biết đúng hong nựa :))

    • Tài sản chung AB => 600/2=300
      A có 300tr , B có 300+180 ts riêng = 480tr
      Theo di chúc chia cho M 100tr , hội từ thiện 200tr => B còn 180tr
      Tài sản còn lại của B chia đều cho A,C,D,E => 180/4=45tr
      xong do A là và B có quan hệ vợ chồng và theo điều 644 BLDS 2015 thì tiền mà A được nhận là :
      (300+180)/(4)x(2/3)=80( tức là còn thiếu 35tr)
      và ta lại trích 35tr từ tiền thừa kế của M => M chỉ còn 65 tr

    • Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị.

  21. cho mình hỏi, ví dụ ở phần “CÁCH CHIA THỪA KẾ THẾ VỊ” thì sao E không được chia di sản thừa kế?? Nếu chia thêm cho E ở phần di sản thừa kế bị vô hiệu thì mỗi người nhận thừa kế ở hàng thứ nhất của A sẽ không đủ 2/3 một suất. Nhứ thế thì phải lấy phần di sản của B để bù sang đúng không ạ??

    • Mình nghĩ lấy 450 chia 3 phần là bao gồm cả phần của E rồi đó, chắc là cô ghi thiếu E

    • mình nghĩ chỗ đấy phải chia cho 4 mới đúng
      B = (C2 + C3) = D =E= 450 triệu : 4 = 112.5 triệu

      => C2 = C3 =112.5 triệu : 2 = 56.25 triệu.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền