5 điều quan trong giúp luật sư “tự vệ” khi hành nghề

5 điều quan trong giúp luật sư tự vệ khi hành nghề
(Ảnh minh họa - Nguồn: internet)

Khi nhắc đến luật sư là người ta nghĩ ngay đến người bảo vệ công lý, bảo vệ cho thân chủ. Ít ai nghĩ rằng luật sư cũng là những người cần được bảo vệ.

 

Hành nghề luật sư là đương đầu với rất nhiều những khó khăn, nguy hiểm. Nghề luật sư cũng được xếp vào một trong những nghề mang nhiều rủi ro nhất.

 

Vậy luật sư cần làm những việc gì để tự vệ, bảo vệ mình.

 

1. Hành nghề có nguyên tắc và sự chuyên nghiệp

Những luật sư hành nghề có nguyên tắc, có sự chuyên nghiệp thường sẽ gặp ít rủi ro hơn. Sự nguyên tắc ở đây chính là kỷ luật trong hành nghề, phong thái trong công việc.

Chẳng hạn: Không tiếp khách về đêm; Không đi tiếp nhận hồ sơ khi chưa biết khách hàng là ai? Không đi công tác một mình; không kích động, lôi kéo…

 

2. Chững chạc trong lời nói, bản lĩnh trong ứng xử

Trong rất nhiều tính huống khi đối mặt với sự nguy hiểm luật sư cần thể hiện bản lĩnh của mình thông qua lời nói, ứng xử cũng như hành động. Việc này sẽ giúp luật sư tự bảo vệ mình cũng như khiến “đối phương” phải cân nhắc trước khi có hành động “tấn công” luật sư.

Chẳng hạn: Khi bị người nhà bị cáo chửi, mắng…thậm chí có những hành động khiếm nhã tại tòa, tại nơi hòa giải luật sư phải bình tĩnh ứng xử chừng mực không nên đuôi co, to tiếng lại.

Hay một ví dụ khác: Cơ quan chủ quản ở địa phương trong một hoàn cảnh nào đó mời luật sư về làm việc khi luật sư đến địa phương của họ. Thì luật sư cũng nên có những ứng xử điềm đạm, hạn chế sự khiêu khích nhưng cũng không nên tỏ thái độ bất hợp tác. Điều đó không có nghĩa là luật sư sợ sệt, khúm núm trước cơ quan quyền lực mà chính phong thái, ứng xử của luật sư sẽ cho thấy cái “Tầm” của luật sư ở chỗ nào.

 

3. Tự vệ bằng công nghệ

Luật sư cũng như nhà báo giống nhau ở chỗ đều cần phải có những công cụ về công nghệ như máy ảnh, máy ghi âm để bảo vệ đồng thời làm chứng cứ, tài liệu khi hành nghề luật.

Chính những công cụ này sẽ giúp luật sư tự bảo vệ mình khi gặp khó khăn. Thậm chí với sự hiện diện của nó những đối tượng có ý định “tấn công” luật sư sẽ dè chừng và cân nhắc.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc sử dụng công nghệ phải khéo léo, tránh phô trương để không phản tác dụng. Thậm chí, việc sử dụng công nghệ cần tuân thủ các quy định của pháp luật.

 

4. Bảo mật thông tin hành nghề

Nhiều luật sư thường xuyên cập nhật trạng thái trên trang cá nhân, đi đâu, làm gì cũng có hình ảnh, stt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chính những thông tin này lại hại luật sư và “chỉ đường” cho kẻ khác tìm đến luật sư một cách dễ dàng hơn.

Nên nhớ mạng xã hội lan tỏa rất nhanh và cũng rất khó biết trong số những nick ảo kia, ai là bạn, ai là thù.

Cho nên việc bảo mật thông tin trong những vụ án có tính chất “nhạy cảm” bao gồm cả việc bảo mật việc đi lại, lưu trú là rất cần thiết.

Lời khuyên: Đi về hãy up và khi không cần thiết thì không nên công khai.

 

5. Ưu tiên phương tiện đi lại bằng ôtô và luôn có sự hậu thuẫn của tổ chức

Phương tiện đi lại bằng ôtô cũng là một cách bảo đảm an toàn cho luật sư khi gặp những trường hợp nguy hiểm.

Ngoài ra, các tổ chức hành nghề luật sư, các nhóm luật sư cần thiết lập mối quan hệ đoàn kết, hẫu thuẫn cho nhau để việc hành nghề được tốt hơn và an toàn hơn. Không có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh đoàn kết của tập thể.

 

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo.

3/5 - (1 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.