Dưới đây là 4 khác biệt lớn giữa lúc yêu và sau khi cưới (có đăng ký kết hôn) dưới con mắt của những người học Luật, còn với bạn sự khác biệt ấy là như thế nào?
Lúc yêu |
Khi cưới (đăng ký kết hôn) |
Không phân biệt tuổi tác |
Phải đảm bảo độ tuổi theo quy định của pháp luật (Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên – Khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình 2014). |
Tặng quà cho nhau là “sự mất tài sản” |
Tặng quà cho nhau là “sự dời tài sản từ túi quần bên trái sang túi quần bên phải” |
Có thể yêu cùng lúc nhiều người |
Có vợ/chồng rồi thì không được “ngoại tình” (Khoản 1 Điều 19 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”) |
Lúc yêu không cần phải sống chung với nhau |
Vợ chồng phải có nghĩa vụ sống chung với nhau (Khoản 1 Điều 19 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”) |
P/s: Anh/chị em nào biết thêm thì bổ sung nhé. Chúc Anh/chị có một tuần làm việc vui vẻ!
Khi có con, theo quy định mục II, khoản 4, điểm b thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 hướng dẫn chi tiết Nghị định 58/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch quy định: b) Trường hợp con sinh ra trước ngày cha, mẹ đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận, thì tên của người cha sẽ được ghi ngay trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của người con mà người cha không phải làm thủ tục nhận con. “. Nếu cha không thừa nhận thì khai sinh chỉ có tên mẹ
Còn khi kết hôn rồi thì em bé dĩ nhiên được công nhận là con chung của hai vợ chồng và có cả tên của cha và mẹ trên giấy khai sinh.
Bây giờ, ai còn dùng Thông tư 01/2008/TT-BTP nữa bạn Trần Văn Hòa, Thông tư này hết hiệu lực rồi, thay thế bởi Thông tư 15/2015/TT-BTP
chuẩn như cơm mẹ nấu, hihi