Tổng hợp 102 câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động (có kèm theo file đáp án) thường gặp trong các đề thi kết thúc học phần. [Hocluat.vn] xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đạt kết quả tốt nhất.
..
Các tài liệu liên quan:
- Đề cương ôn tập môn Luật lao động (có đáp án)
- Toàn bộ hệ thống văn bản về Pháp luật Lao động mới nhất
- Bài tập tình huống môn luật lao động (có đáp án)
..
Câu hỏi trắc nghiệm Luật lao động
Tài liệu sử dụng Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.
Câu 1: Luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa các chủ thể nào?
A. Người sử dụng lao động với người lao động, người sử dụng lao động với người học nghề, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam.
B. Người sử dụng lao động với người lao động, với người học nghề, người giúp việc trong gia đình, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam.
C. Người sử dụng lao động với người lao động, với người học nghề, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam, công đoàn.
D. Người sử dụng lao động với người lao động, với đại diện người lao động, công nhân Việt Nam làm việc ở nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc ở Việt Nam, công đoàn.
=> Đáp án: B Độ khó: Cao
>>> Xem thêm: Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật lao động
Câu 2: Trình bày khái niệm Luật Lao động.
A. Toàn bộ các quy phạm pháp luật được điều chỉnh các quan hệ lao động trong đời sống.
B. Toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động trong đời sống Kinh tế – xã hội.
C. Toàn bộ các quy phạm pháp luật về các quan hệ lao động trong đời sống trong cả nước.
D. Toàn bộ các quy phạm pháp luật về các quan hệ lao động trong đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong cả nước và lao động nước ngoài ở Việt Nam.
=> Đáp án: D Độ khó: TB
Câu 3: Hợp đồng lao động và hợp đồng kinh tế khác nhau như thế nào?
A. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ việc làm, học nghề, tiền lương, bảo hiểm – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ kinh doanh, kiếm lãi.
B. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ lao động – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
C. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ liên quan đến chủ và thợ – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ giữa các nhà kinh doanh.
D. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ lao động – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ kinh doanh giữa pháp nhân kinh doanh.
=> Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 4: Hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự khác nhau thế nào?
A. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công ăn việc làm và tiền lương. Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, các pháp nhân. Nội dung là các quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản.
B. Chủ thể của Hợp đồng lao động là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp táC. Nội dung hợp đồng là quan hệ kinh doanh. Chủ thể của hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công ăn việc làm và tiền lương.
C. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung của hợp đồng là việc làm, tiền lương. Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Nội dung hợp đồng là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản.
D. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ, thợ, công đoàn, đại diện người lao động. Quan hệ của hợp đồng lao động là việc làm, tiền lương. Chủ thể hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, nội dung là quan hệ tài sản.
=> Đáp án: C Độ khó: TB
Câu 5: Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật Lao động:
A. Phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, buộc bồi thường, đóng cửa doanh nghiệp, khiển trách.
B. Cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp.
C. Đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp, cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền.
D. Cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, buộc bồi thường thiệt hại, đóng cửa doanh nghiệp.
=> Đáp án: D Độ khó: TB
Câu 6: Nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về lao động:
A. Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động an toàn lao động, vệ sinh lao động. Điều tra tai nạn lao động. Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động. Xử lý các vi phạm pháp luật lao động trong phạm vi thẩm quyền.
B. Thanh tra việc chấp hành quy định lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động. Điều tra tai nạn lao động – Xét các đề nghị về tiêu chuẩn an toàn lao động, cho phép hoặc không cho phép.
C. Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động. Điều tra tai nạn lao động – Giải quyết khiếu nại tố
cáo về lao động – Xem xét các đề nghị về an toàn lao động – Xử lý vi phạm pháp luật lao động.
D. Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động. Điều tra tai nạn lao động – Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động – Xem xét chấp thuận các đề nghị về tiêu chuẩn, giải pháp an toàn, vệ sinh lao động – xử lý vi phạm.
=> Đáp án: D Độ khó: TB
Câu 7: Thanh tra Nhà nước về lao động gồm mấy loại?
A. Thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động, thanh tra bảo hộ lao động.
B. Thanh tra lao động, thanh tra bảo hộ lao động, thanh tra vệ sinh lao động.
C. Thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động, thanh tra vệ sinh lao động.
D. Thanh tra lao động, thanh tra bảo hộ lao động, thanh tra thiết bị lao động.
=> Đáp án: C Độ khó: Thấp
Câu 8: Cơ quan nào có quyền quyết định cuối cùng tính hợp pháp của các cuộc đình công?
A. Toà án nhân dân – Sở Lao động thương binh xã hội.
B. Toà án nhân dân – Thanh tra lao động – Sở Lao động thương binh xã hội.
C. Toà án nhân dân – Thanh tra lao động – Bộ Lao động.
D. Toà án nhân dân.
=> Đáp án: D Độ khó: Thấp
Câu 9: Những cuộc đình công nào bị coi là bất hợp pháp:
A. Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp, không phát sinh từ tranh chấp lao động, do Toà án nhân dân kết luận.
B. Vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động trong doanh nghiệp, không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, do Toà án nhân dân kết luận.
C. Vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động, ngoài phạm vi doanh nghiệp, ngoài phạm vi tranh chấp lao động tập thể, do Toà án nhân dân kết luận.
D. Vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động tập thể, ngoài phạm vi quản lý của doanh nghiệp do Toà án nhân dân kết luận.
=> Đáp án: B Độ khó: TB
Câu 10: Người lao động có quyền đình công không? Trường hợp nào không được đình công?
A. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp phục vụ công cộng.
B. Có quyền – Không được đình công ở các doanh nghiệp theo danh mục do Chính phủ quy định.
C. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp thiết yếu cho nền Kinh
tế.
D. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp Nhà nước thiết yếu cho nền Kinh tế do Chính phủ quy định.
=> Đáp án: D Độ khó: TB
Câu 11: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
A. Xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể, các vụ đình công,
B. Xét xử sơ thẩm các vụ đình công, các vụ tranh chấp lao động đã hoà giải mà không thành.
C. Xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể, đã hoà giải qua hội đồng hoà giải cơ sở mà không thành.
D. Xét xử sơ thẩm các vụ đình công, các tranh chấp lao động tập thể đã hoà giải tại hội đồng hoà giải tỉnh mà không thành.
=> Đáp án: D Độ khó: TB
Câu 12: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án nhân dân cấp huyện:
A. Xét xử sơ thẩm về tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động đã hoà giải qua hội đồng hoà giải cơ sở không thành.
B. Xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp lao động đã hoà giải qua Hội đồng hoà giải cơ sở tại doanh nghiệp mà không thành.
C. Xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp lao động về sa thải, về đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động,
D. Xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp lao động trong địa phương,
=> Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 13: Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh được thành lập thế nào?
A. Gồm đại diện một số cơ quan lao động, công đoàn, một số luật gia, hình thành theo số lẻ, không quá 9 người do đại diện cơ quan lao động làm chủ tịch.
B. Gồm đại diện các cơ quan cần thiết, các luật gia, các nhà quản lý có uy tín ở địa phương hình thành theo số lẻ do đại diện cơ quan lao động làm chủ tịch.
C. Gồm đại diện cơ quan lao động, công đoàn, địa diện người sử dụng lao động, các luật gia, các nhà quản lý cơ uy tín tham gia do đại diện cơ quan lao động làm chủ tịch.
D. Gồm đại diện cơ quan lao động, công đoàn, đại diện các người sử dụng lao động, một số người có uy tín ở địa phương tham gia do đại diện cơ quan lao động tỉnh làm chủ tịch. Số lượng không quá 9 người.
=> Đáp án: D Độ khó: TB
Câu 14: Hội đồng hoà giải lao động ở cơ sở được thành lập như thế nào?
A. Trong các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên. Do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận lập nên, số thành viên của hai bên ngang nhau. Hai năm bầu lại hội đồng.
B. Trong các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên, do sự thoả thuận của hai bên về số lượng thành viên về người làm chủ tịch Hội đồng.
C. Trong các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên, do sự thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động cử số đại diện ngang nhau, nhiệm kỳ hai năm, đại diện mỗi bên luân phiên làm chủ tịch Hội đồng.
D. Trong tất cả các doanh nghiệp – Hai bên thoả thuận cử người tham gia, số lượng thành viên do hai
bên quyết định, hai năm bầu lại một lần.
=> Đáp án: C Độ khó: TB
Câu 15: Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
A. Hội đồng hoà giải cơ sở – Hoà giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện, quận, Toà án huyện.
B. Hội đồng hoà giải cơ sở – Hội đồng trọng tài cấp huyện, quận và tỉnh. Toà án.
C. Hội đồng hoà giải tại doanh nghiệp. Hoà giải viên lao động cấp huyện, quận. Hội đồng trọng tài tỉnh.
D. Tổ hoà giải ở cơ sở. Hoà giải viên lao động cấp huyện, quận. Hội đồng trọng tài tỉnh – Toà án.
=> Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 16: Nghĩa vụ người lao động, người sử dụng lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động:
A. Cung cấp đầy đủ tài liệu cho cơ quan có thẩm quyền và thi hành mọi quyết định giải quyết tranh chấp của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
B. Cung cấp đầy đủ tài liệu, thi hành mọi quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
C. Cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ cho cơ quan giải quyết tranh chấp. Thi hành mọi thoả thuận đã đạt, biên bản hoà giải có kết quả, quyết định, bản án đã có hiệu lực.
D. Cung cấp đầy đủ mọi chứng cứ, tài liệu cho các cơ quan có thẩm quyền, thi hành tốt mọi quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền.
=> Đáp án: C Độ khó: Thấp
Câu 17: Quyền của người lao động, người sử dụng lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động:
A. Tham gia trực tiếp hoặc rút đơn không tham gia giải quyết tranh chấp. Có thể cử người đại diện thay mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp.
B. Trực tiếp hoặc cử đại diện tham gia giải quyết tranh chấp – Rút đơn, thay đổi nội dung tranh chấp. Thay người đại diện.
C. Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp hoặc cử đại diện tham giA. Rút đơn không tham gia giải quyết tranh chấp nữa.
D. Trực tiếp tham gia hoặc cử đại diện tham gia hoặc thay đổi người đại diện hoặc rút đơn không tham gia giải quyết tranh chấp nữa.
=> Đáp án: B Độ khó: Thấp
Câu 18: Thế nào là bệnh nghề nghiệp?
A. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh từ nghề nghiệp của người lao động do Bộ Y tế – Bộ Lao động quy định.
B. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động độc hại, được Bộ Y tế – Bộ Lao động quy định.
C. Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động độc hại của nghề nghiệp ảnh hưởng đến người lao động. Danh mục bệnh được 2 Bộ Y tế – Lao động quy định.
D. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh từ nghề nghiệp của người lao động. Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế – Bộ Lao động quy định.
=> Đáp án: C Độ khó: TB
Câu 19: Thế nào là tai nạn lao động?
A. Tai nạn gây tổn thương cho cơ thể hoặc chết người, xẩy ra trong quá trình người lao động đang thực hiện công việc lao động do người sử dụng lao động giao.
B. Tai nạn gay tổn thương cho các bộ phận của người lao động, xẩy ra trong quá trình người lao động thực hiện các nhiệm vụ lao động cho người sử dụng lao động giao trách nhiệm.
C. Tai nạn gây tổn thương cho cơ thể của người lao động, xẩy ra trong quá trình thực hiện công việc lao động do pháp luật lao động quy định.
D. Tai nạn gây tổn thương cho người lao động hoặc làm cho người lao động bị chết, do thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp.
=> Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 20: Hình thức sa thải người lao động chỉ được áp dụng trong trường hợp nào?
A. Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng, đang bị xử một hình thức kỷ luật mà tái phạm, trộm cắp, tham ô tài sản của doanh nghiệp.
B. Trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ – kinh doanh của doanh nghiệp, đang bị kỷ luật chuyển làm việc khác lại tái phạm, tự ý bỏ việc.
C. Người lao động tự ý bỏ việc 7 ngày 1 tháng, 20 ngày 1 năm không có lý do chính đáng, trộm cắp tham ô, tiết lộ bí mật của doanh nghiệp, đang bị kỷ luật chuyển làm việc khác lại tái phạm.
D. Người lao động tự ý bỏ việc từ 7 đến 20 ngày không có lý do chính đáng, trộm cắp, tiết lộ bí mật, tái phạm nhiều lần mà không xử.
=> Đáp án: C Độ khó: TB
Câu 21: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao?
Bảo hộ các quyền tác giả, phát sinh, sáng chế của người lao động.
B. Phải giữ gìn và bảo vệ các quyền phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích của người lao động.
C. Bảo hộ quyền tác giả, phát minh sáng chế, bảo đảm cho hưởng một phần lương để nghiên cứu khoa học.
D. Phải bảo hộ các quyền phát minh sáng chế, quyền tác giả, quyền về nhãn hiệu hàng hoá của người lao động.
=> Đáp án: C Độ khó: TB
Câu 22: Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì khi thu nhận người tàn tật vào làm việc, học nghề?
A. Áp dụng thời giờ làm việc 7 tiếng một ngày, 42 tiếng một tuần. Được xét giảm hoặc miễn thuế.
B. Được xét giảm hoặc miễn thuế, được vay vốn với lãi suất thấp, phải áp dụng thời giờ làm việc 7 tiếng một ngày.
C. Áp dụng thời giờ làm việc 7 tiếng một ngày, được vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp.
D. Được vay vốn với lãi suất thấp, được xét giảm hoặc miễn thuế.
=> Đáp án: B Độ khó: TB
Câu 23: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với người lao động cao tuổi làm việc tại cơ sở của mình?
A. Áp dụng chế độ làm việc mềm dẻo trong một năm trước khi nghỉ hưu. Nếu hưu vẫn tiếp tục làm hợp đồng thì ngoài chế độ hợp đồng mới, vẫn hưởng mọi chế độ như khi chưa hưu (trừ lương).
B. Áp dụng thì giờ làm việc mềm dẻo trong một năm trước khi nghỉ hưu. Có thể tiếp tục sử dụng những người lưu theo chế độ hợp đồng lao động mới.
C. Áp dụng chế độ và thời giờ làm việc mềm dẻo, một ngày không làm trọn 8 tiếng, một tuần không làm quá 35 tiếng.
D. Áp dụng thời giờ làm việc mềm dẻo, một ngày không làm quá 7 tiếng, 1 tuần không làm trọn 5 ngày.
=> Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 24: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với lao động chưa thành niên làm việc ở cơ sở mình?
A. Giao việc phù hợp với sức khoẻ, có sổ theo dõi riêng, một ngày làm việc không quá 7 tiếng.
B. Lao động chưa thành niên là người chưa đến 18 tuổi nên chỉ được giao 1 số việc theo quy định của Bộ Lao động.
C. Giao việc phù hợp với sức khoẻ, chỉ giao 1 số việc theo quy định của Bộ Lao động, có sổ theo dõi riêng.
D. Chỉ được giao công việc theo đúng quy định của Bộ Lao động và có sổ theo dõi riêng.
=> Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 25: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với lao động nữ làm việc tại cơ sở của mình?
A. Đối xử bình đẳng, không giao việc độc hại, nặng nhọc, bảo đảm quyền nghỉ ngơi khi có thai và sinh con, bảo đảm các điều kiện vệ sinh.
B. Không giao việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, bảo đảm quyền lợi khi có thai, sinh con, bảo đảm các điều kiện vệ sinh tối thiểu.
C. Đối xử bình đẳng giữa nam và nữ, không giao viêc độc hại, nặng nhọc, bảo đảm quyền nghỉ ngơi và các quyền lợi khác khi có thai, sinh con và các điều kiện vệ sinh.
D. Không giao việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc các điêu kiện lao động khắc nghiệt, bảo đảm chế độ thai sản và các quyền lợi khác.
=> Đáp án: C Độ khó: TB
Câu 26: Theo Luật Lao động, tiền lương của người lao động được trả như thế nào?
A. Do hai bên thoả thuận trong hợp đồng, mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
B. Trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc, do hai bên thoả thuận.
C. Trả theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, mức lương không thể thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định.
D. Theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc do hai bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định.
=> Đáp án: D Độ khó: Thấp
Câu 27: Cách thức giải quyết tranh chấp lao động:
A. Hai bên tự dàn xếp, thương lượng trực tiếp, thông qua trọng tài hoà giải.
B. Thương lượng trực tiếp, thông qua trọng tài hoà giải, tham gia của công đoàn.
C. Thương lượng trực tiếp, tham gia của công đoàn, thông qua trọng tài hoà giải.
D. Thương lượng trực tiếp, tham gia của công đoàn, công khai, khách quan, kịp thời, thông qua trọng tài hoà giải.
=> Đáp án: D Độ khó: TB
Câu 28: Có mấy loại tranh chấp lao động?
A. Tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa chủ và thợ.
B. Tranh chấp giữa chủ và thợ, giữa công đoàn với chủ.
C. Tranh chấp giữa công đoàn với người sử dụng lao động, giữa chr và thợ.
D. Tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụgn lao động.
=> Đáp án: D Độ khó: TB
Câu 29: Tranh chấp lao động là những tranh chấp:
A. Giữa chủ và thợ về tất cả những điều koản đã ký trong hợp đồng lao động.
B. Giữa chủ và thợ liên quan đến các quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên.
C. Về việc làm, tiền lương, thu nhập, các điều kiện lao động, thực hiện hợp đồng lao động.
D. Về việc làm, tiền lương, thu nhập, các điều kiện lao động khác, về học nghề, thực hiện hợp đồng lao động và thoả ước tập thể.
=> Đáp án: D Độ khó: TB
Câu 30: Nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội:
A. Người lao động đóng 5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ lương, ngân sách Nhà nước, các nguồn thu khác.
B. Người lao động đóng tối đa 5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ lương, ngân sách Nhà nước, các nguồn thu khác.
C. Người lao động đóng 5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng tối đa 15% các nguồn thu khác.
D. Người lao động đóng 5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 15%, ngân sách Nhà nước, các nguồn thu khác.
=> Đáp án: A Độ khó: Thấp
Câu 31: Các chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành?
A. Ốm đau, tai nạn lao động, nghỉ mất sức, thai sản, hưu trí, tử tuất.
B. Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, nghỉ mát.
C. Nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ mát, tai nạn lao động, nghỉ hưu.
D. Ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất.
=> Đáp án: D Độ khó: Thấp
Câu 32: Bảo hiểm xã hội gồm mấy loại?
A. Loại bắt buộc áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp sử dụng 10 lao động trở lên, loại không bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp từ 10 lao động trở xuống.
B. Loại bắt buộc và loại không bắt buộc. Đối với loại bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động đều phải đóng bảo hiểm.
C. Loại bắt buộc và loại không bắt buộc. Đối với loại không bắt buộc thì người lao động tự lo về bảo hiểm.
D. Loại bắt buộc, có 10 lao động trở lên thì người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm. Loại không bắt buộc, có 10 lao động trở xuống thì bảo hiểm được tính vào lương, do người lao động tự lo.
=> Đáp án: D Độ khó: Thấp
Câu 33: Thủ tục xem xét kỷ luật lao động:
A. Phải ghi thành văn bản, có đại diện công đoàn và cơ quan thương binh xã hội tham dự.
B. Phải ghi thành văn bản, có đại diện công đoàn tham dự và sự có mặt của đương sự.
C. Phải ghi thành văn bản, có mặt đương sự, đại diện công đoàn và cơ quan thương binh xã hội tham dự.
D. Phải có mặt đương sự, đại diện công đoàn, đại diện cơ quan thương binh xã hội tham dự.
=> Đáp án: B Độ khó: Thấp
Câu 34: Các hình thức kỷ luật về vi phạm nội quy lao động:
A. Sa thải, khiển trách, cảnh cáo, chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn.
B. Sa thả, khiển trách, phê bình cảnh cáo, hạ mức lương.
C. Sa thải, khiển trách. Chuyển làm công việc có mức lương thấp hơn tối đa 6 tháng.
D. Sa thải, cảnh cáo, phê bình. Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn không quá 6 tháng.
=> Đáp án: C Độ khó: Thấp
Câu 35: Nội dung chủ yếu của Nội quy lao động:
Thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, trật tự trong doanh nghiệp, an toàn nơi làm việc, vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, các hành vi vi phạm nội quy và hình thức xử lý.
B. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trật tự, vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, các hành vi vi phạm nội quy và hình thức xử lý.
C. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trật tự, vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, các hành vi vi phạm nội quy và hình thức xử lý vi phạm.
D. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trật tự, bí mật kinh doanh, vệ sinh nơi làm việc, xử lý khi có vi phạm nội quy.
=> Đáp án: A Độ khó: Thấp
Câu 36: Luật lao động quy định về thời giờ làm việc của người lao động:
A. Trong điều kiện lao động bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 6 đến 7 giờ một ngày, hai bên có thể thoả thuận làm thêm giờ.
B. Trong điều kiện lao động bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện nặng nhọc 6 đến 7 giờ một ngày, hai bên có thể thoả thuận làm thêm giờ nhưng không quá 200 giờ một năm.
C. Trong điều kiện độc hại từ 6 đến 7 giờ một ngày, điều kiện bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện khác thì hai bên có thể thoả thuận nhưng không quá 200 giờ.
D. Trong điều kiện lao động bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện nguy hiểm 6 đến 7 giờ một ngày, điều kiện khác thì hai bên thoả thuận.
=> Đáp án: B Độ khó: Thấp
Câu 37: Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương thế nào?
Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động đựơc trả đủ lương, nếu do lỗi của người lao động thì hai bên thoả thuận.
B. Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không được trả lương, nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động đựơc trả đủ lương, do khách quan được trả lương.
C. Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không được trả lương, do lỗi của người sử dụng lao động thì đựơc trả đủ lương, do khách quan (mất điện, nước…..) thì hai bên thỏa thuận.
D. Nếu do sự cố điện nước hoặc các nguyên nhân bất khả kháng thì hai bên thương lượng, nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động đựơc trả đủ lương.
=> Đáp án: C Độ khó: TB
Câu 38: Nội dung chủ yếu của một bản thoả ước lao động tập thể:
A. Việc làm, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, định mức lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động.
B. Việc làm, phúc lợi tập thể, ăn giữa ca, tiền lương, thời giờ làm việc, bảo hiểm xã hội, giải quyết tranh chấp lao động.
C. Việc làm, thời giờ làm việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, ăn giữa ca, phúc lợi tập thể, nghỉ ngơi.
D. Việc làm, thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, phúc lợi tập thể
=> Đáp án: A Độ khó:Thấp
Câu 39: Thoả ước lao động tập thể là một văn bản:
A. Ký kết giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về các quyền và nghĩa vụ qua lại
giữa hai bên về các quan hệ lao động.
B. Ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa công đoàn với người sử dụng lao động về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động.
C. Ký kết giữa hai bên về các điều kiện lao động và các quyền, nghĩa vụ qua lại.
D. Thoả thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về các điều kiện lao động, quyền lợi và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.
=> Đáp án: D Độ khó: TB
Câu 40: Theo quy định của pháp luật lao động, tuổi lao động là bao nhiêu?
A. Ít nhất đủ 15 tuổi
B. Ít nhất đủ 16 tuổi
C. Ít nhất đủ 17 tuổi
D. Ít nhất đủ 18 tuổi
=> Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 41: Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động có nghĩa vụ như thế nào?
A. Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
B. Có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động
C. Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động
D. Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; Có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động
=> Đáp án: C Độ khó: TB
Câu 42: Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo đúng quy định, được hưởng tiền lương, tiền công của những ngày làm việc đó như thế nào?
A. Chỉ hưởng lương thai sản do BHXH chi trả.
B. Chỉ được hưởng tiền lương của những ngày làm việc.
C. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
D. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ được hưởng thêm 02 tháng lương cơ bản.
=> Đáp án: C Độ khó: TB
Câu 43: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì các lý do nào sau đây?
A. Lao động nữ bị tạm giữ, tạm giam, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
B. Lao động nữ mang thai, kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 10 tháng tuổi
C. Lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản
D. Lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
=> Đáp án: D Độ khó: TB
Câu 44. Cấm sử dụng người tàn tật làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong trường hợp nào?
A. Người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
B. Người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
C. Người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 71% trở lên.
=> Đáp án: A (khoản 2 Điều 127 Bộ luật Lao động)
Câu 45. Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc nào?
A. Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp.
B. Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật.
C. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật; có sự tham gia của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp.
D. Tất cả các nguyên tắc trên.
=> Đáp án: D (Điều 158 Bộ luật Lao động)
Câu 46. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có quyền gì?
A. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp
B. Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp
C. Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp.
D. Tất cả các quyền trên
=> Đáp án: D (khoản 1 Điều 160 Bộ luật Lao động)
Câu 47. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có nghĩa vụ gì?
A. Cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động;
B. Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân.
C. Tất cả các nghĩa vụ trên.
=> Đáp án: C (khoản 2 Điều 160 Bộ luật Lao động)
Câu 48. Hội đồng trọng tài lao động do cơ quan nào thành lập?
A. Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập.
B. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
C. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành lập.
=> Đáp án: B (khoản 1 Điều 164 Bộ luật Lao động)
Câu 49. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?
A. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động;
B. Toà án nhân dân.
C. Cả A và B đều đúng.
=> Đáp án: C (Điều 165 Bộ luật Lao động)
Câu 50. Những tranh chấp lao động cá nhân nào do Toà án nhân dân giải quyết mà không bắt buộc phải qua hoà giải tại cơ sở:
A. Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
B. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
C. Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
D. Cả ba trường hợp trên
=> Đáp án: D (khoản 2 Điều 166 Bộ luật Lao động)
Câu 51. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
A. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.
B. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.
C. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.
=> Đáp án: C (khoản 3 Điều 167 Bộ luật Lao động)
Câu 52. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
A. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động.
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
C. Tòa án nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng
=> Đáp án: D (Điều 168 Bộ luật Lao động)
Câu 53. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
A. Tòa án nhân dân.
B. Hội đồng trọng tài lao động, hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động.
C. Cả A và B đều đúng.
=> Đáp án: B (Điều 169 Bộ luật Lao động)
Câu 54. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể được quy định như thế nào?
A. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
B. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
C. Hai năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
=> Đáp án: B (Điều 171a Bộ luật Lao động)
Câu 55. Đình công là gì?
A. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
B. Đình công là việc tập thể người lao động nghỉ làm việc để gây sức ép buộc người sử dụng lao động đáp ứng những yêu cầu mà họ đưa ra.
C. Đình công là hình thức người lao động đấu tranh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
=> Đáp án: A (Điều 172 Bộ luật Lao động)
Câu 56. Cuộc đình công như thế nào là bất hợp pháp?
A. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể.
B. Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành.
C. Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của pháp luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
=> Đáp án: D (Điều 173 Bộ luật Lao động)
Câu 57. Người nào sau đây có thẩm quyền quyết định hoãn đình công?
A. Thủ tướng Chính phủ.
B. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
C. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
=> Đáp án: A (Điều 176 Bộ luật Lao động)
Câu 58. Cơ quan nào có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
A. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi diễn ra cuộc đình công.
B. Liên đoàn lao động cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc đình công.
C. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc đình công.
=> Đáp án: C (Điều 177 Bộ luật Lao động)
Câu 59: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì “người lao động” là người:
A. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
B. Người lao động là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
C. Người lao động là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
D. Tất cả các ý trên đều sai.
=> Đáp án: A (Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động)
Câu 60: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là:
A. Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
B. Ban chấp hành công đoàn cấp trên.
C. Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
D. Đáp án a đúng.
=> Đáp án: C (Khoản 4 Điều 3 Bộ luật Lao động)
Câu 61: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì người lao động có những quyền nào sau đây? (Đánh dấu những đáp án cho là đúng)
A. Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử. (Đúng)
B. Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động. (Đúng)
C. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong mọi trường hợp.
D. Đình công khi người lao động chậm trả lương. (nghị định Số: 41/2013/NĐ CP)
=> Đáp án: (Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động)
Câu 61: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì người lao động có những nghĩa vụ nào sau đây?
A. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.
B. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
C. Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
=> Đáp án: D (Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động)
Câu 62: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì hình thức hợp đồng bao gồm:
A. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản trong mọi trường hợp.
B. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng lời nói trong mọi trường hợp.
C. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản trừ trường hợp công việc tạm thời dưới 3 tháng.
D. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản trừ trường hợp công việc tạm thời dưới 6 tháng.
=> Đáp án: C (Điều 6 Bộ luật Lao động)
Câu 63: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì có mấy loại hợp đồng lao động?
A. Hai loại.
B. Ba loại.
C. Bốn loại.
D. Tất cả các ý trên đều sai.
=> Đáp án: B (Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động)
Câu 64: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định thời gian thử việc như sau:
A. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác;
B. Không quá 90 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 15 ngày làm việc đối với công việc khác;
C. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 15 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 5 ngày làm việc đối với công việc khác;
D. Tất cả các ý trên đều sai
=> Đáp án: A (Điều 27 Bộ luật Lao động)
Câu 65: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì trừ trường hợp có sự đồng ý của người lao động, người sử dụng lao động chỉ được tạm chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng trong thời gian:
A. Không quá 30 ngày cộng dồn trong một năm.
B. Không quá 40 ngày cộng dồn trong một năm.
C. Không quá 50 ngày cộng dồn trong một năm.
D. Không quá 60 ngày cộng dồn trong một năm.
=> Đáp án: D (Khoản 1 Điều 31 Bộ luật Lao động)
Câu 66: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013, khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất:
A. 5 ngày làm việc.
B. 4 ngày làm việc.
C. 6 ngày làm việc.
D. 3 ngày làm việc.
=> Đáp án: D (Khoản 2 Điều 31 Bộ luật Lao động)
Câu 67: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động như sau:
A. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự; Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; Người lao động bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
B. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự; Người lao động nghỉ để kết hôn.
C. Người lao động bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Người lao động nghỉ do có tang.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
=> Đáp án: A (Điều 32 Bộ luật Lao động)
Câu 68. Anh, chị hãy cho biết có mấy loại hợp đồng lao động, đó là những loại nào?
A) 2 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn;
B) 3 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động 1 năm và hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm;
C) 3 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; Hợp đồng lao động xác định thời hạn, mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;
D) 1 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
=> Đáp án: C (khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động)
Câu 69: Bộ luật Lao động quy định thời gian nghỉ thai sản như thế nào?
A) Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng;
B) Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 05 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 03 tháng;
C) Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 04 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 01 tháng.
D) Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 03 tháng.
=> Đáp án: A (Khoản 1, Điều 157 Bộ luật Lao động)
Câu 70: Anh, chị hãy cho biết, theo quy định của Bộ luật Lao động thì thời gian thử việc được quy định như thế nào?
A) Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
B) Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
C) Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác;
D) Tất cả các phương án trên đều đúng.
=> Đáp án: D (Điều 27 Bộ luật Lao động)
Câu 71: Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động nữ trong những trường hợp nào?
A. Lao động nữ đang mang thai.
B. Lao động nữ đang nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo qui định.
C. Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
D. Cả 3 trường hợp trên.
=> Đáp án: D
Câu 72: Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp nào sau đây?
A. Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
B. Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
C. Người lao động nữ cao tuổi.
D. Đang bị xử lý kỷ luật.
=> Đáp án: A
Câu 73: Người lao động nữ được đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản trong trường hợp nào?
A. Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
B. Được người sử dụng lao động đồng ý.
C. Đã nghỉ thai sản ít nhất được 04 tháng.
D. Cả 3 trường hợp trên.
=> Đáp án: D
Câu 74: Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo qui định, pháp luật lao động qui định thời gian người lao động nữ nghỉ thêm được tính như thế nào
A. Nghỉ thêm 1 tháng, được hưởng nguyên lương.
B. Nghỉ thêm 1 tháng, không hưởng lương.
C. Không được nghỉ thêm.
D. Thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ thêm không hưởng lương.
=> Đáp án: D
Câu 75: Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được hưởng chế độ như thế nào?
A. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
B. Vẫn làm công việc cũ và được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
C. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn mà vẫn hưởng đủ lương.
D. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày.
=> Đáp án: A
Câu 76: Lao động nữ mang thai muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải thực hiện thời gian báo trước như thế nào?
A. Thời hạn báo trước tùy thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
B. Thời hạn báo trước là 03 ngày.
C. Thời hạn báo trước là 30 ngày.
D. Thời hạn báo trước là 45 ngày.
=> Đáp án: A
Câu 77: Điều kiện nghỉ hưu của lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường được pháp luật lao động qui định như thế nào?
A. Lao động nữ có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên, đủ 55 tuổi
B. Lao động nữ có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, đủ 50 tuổi
C. Lao động nữ có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, đủ 55 tuổi
D. Lao động nữ có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên, đủ 50 tuổi
=> Đáp án: C
Câu 78. Hợp đồng lao động là gì?
A. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
B. Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công trong quan hệ lao động.
C. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động.
=> Đáp án: A (Điều 26 Bộ luật Lao động)
Câu 79. Có mấy loại hợp đồng lao động, đó là những loại nào?
A. 2 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
B. 3 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động 1 năm và hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm.
C. 3 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
=> Đáp án: C (Điều 27 Bộ luật Lao động)
Câu 80. Thời gian thử việc được quy định như thế nào?
A. Không quá 30 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao.
B. Không quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao.
C. Không quá 90 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao.
=> Đáp án: B (Điều 32 Bộ luật Lao động)
Câu 81. Những trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động?
A. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định.
B. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam.
C. Cả A và B
=> Đáp án: C (Điều 35 Bộ luật Lao động)
Câu 82. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào là đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Người lao động bị kết án tù giam.
B. Người lao động bị tam giữ, tạm giam.
C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
D. Cả A, B, C đều đúng.
=> Đáp án: A (Điều 36 Bộ luật Lao động)
Câu 83. Trong trường hợp nào người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
B. Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.
C. Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.
D. Cả ba trường hợp A, B và C.
=> Đáp án: D (Điều 37 Bộ luật Lao động)
Câu 84 Trong trường hợp nào người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
B. Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.
C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
=> Đáp án: A (Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động)
Câu 85. Điều kiện để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
B. Người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước một khoảng thời gian luật định.
C. Cả hai điều kiện A và B
=> Đáp án: C (Khoản 2, khoản 3 Điều 38 Bộ luật Lao động)
Câu 86. Trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Người lao động nữ đang nuôi con từ đủ 12 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi.
B. Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động cho phép.
C. Cả A và B đều đúng.
=> Đáp án: B (Điều 39 Bộ luật Lao động)
Câu 87. Hậu quả pháp lý trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
A. Người lao động không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
B. Bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) cho người sử dụng lao động.
C. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
D. Cả A, B và C đều đúng
=> Đáp án: D (Điều 41 Bộ luật Lao động)
Câu 88. Người lao động làm việc vào ban đêm được trả lương như thế nào?
A. Được trả thêm ít nhất bằng 10% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm theo ban ngày.
B. Được trả thêm ít nhất bằng 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm theo ban ngày.
C. Được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm theo ban ngày.
=> Đáp án: C (khoản 2 Điều 61 Bộ luật Lao động)
Câu 89. Người lao động làm việc trong khoảng thời gian nào sau đây thì được coi là làm việc vào ban đêm?
A. Từ 20 giờ đến 5 giờ sáng hoặc từ 21 giờ đến 6 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định.
B. Từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định.
C. Từ 21 giờ đến 6 giờ hoặc từ 22 giờ đến 7 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định.
=> Đáp án: B (Điều 70 Bộ luật Lao động)
Câu 90. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương thì được trả lương như thế nào?
A. Ít nhất bằng 150% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.
B. Ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.
C. Ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.
=> Đáp án: C (Điều 61 Bộ luật Lao động)
Câu 91. Thời giờ làm việc được quy định như thế nào?
A. Không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần.
B. Không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần.
C. Không quá 10 giờ trong một ngày hoặc 50 giờ trong một tuần.
=> Đáp án: B (Điều 68 Bộ luật Lao động)
Câu 92. Tổng số giờ làm thêm được quy định như thế nào?
A. Không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm.
B. Không quá 4 giờ trong một ngày, 300 giờ trong một năm.
C. Trường hợp đặc biệt không quá 6 giờ trong một ngày, 300 giờ trong một năm.
=> Đáp án: A (Điều 69 Bộ luật Lao động)
Câu 93. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở phải được thành lập trong doanh nghiệp nào?
A. Doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
B. Doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời.
C. Tất cả các doanh nghiệp đều phải thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở.
=> Đáp án: B (Điều 162 Bộ luật Lao động)
Câu 94. Người lao động làm việc 12 tháng tại một doanh nghiệp trong điều kiện bình thường thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày?
A. 10 ngày làm việc.
B. 12 ngày làm việc.
C. 14 ngày làm việc.
=> Đáp án: B (Điều 74 Bộ luật Lao động)
Câu 95. Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?
A. Kết hôn, nghỉ 3 ngày. B. Con kết hôn, nghỉ 1 ngày.
C. Bố mẹ (cả hai bên chồng và vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày.
D. Cả 3 trường hợp trên.
=> Đáp án: D (Điều 78 Bộ luật Lao động)
Câu 96. Bộ luật Lao động quy định những hình thức xử lý kỷ luật lao động nào?
A. Cảnh cáo, kéo dài thời gian nâng lương và sa thải.
B. Khiển trách, hạ bậc lương hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn và sa thải.
C. Khiển trách; kéo dài thời gian nâng lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức; sa thải.
=> Đáp án: C (Điều 84 Bộ luật Lao động)
Câu 97. Hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng trong những trường hợp nào?
A. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp.
B. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
C. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
D. Cả 3 trường hợp trên
=> Đáp án: D (Điều 85 Bộ luật Lao động)
Câu 98. Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động được quy định như thế nào?
A. Tối đa là ba tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không được quá sáu tháng.
B. Tối đa là bốn tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không được quá chín tháng.
C. Tối đa là năm tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không được quá chín tháng.
=> Đáp án: A (Điều 86 Bộ luật Lao động)
Câu 99. Nghĩa vụ chứng minh trong xử lý kỷ luật lao động thuộc về người nào?
A. Người lao động có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi.
B. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người lao động.
C. Tổ chức Công đoàn có nghĩa vụ bảo vệ người lao động, chứng minh người lao động không có lỗi.
=> Đáp án: B (khoản 1 Điều 87 Bộ luật Lao động)
Câu 100. Trong trường hợp công việc phù hợp với cả nam và nữ và họ đều có đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thì người sử dụng lao động phải ưu tiên tuyển dụng người nào?
A. Người nhiều tuổi hơn.
B. Người lao động nữ.
C. Người lao động nam.
D. Người đưa ra mức lương thấp hơn.
=> Đáp án: B (khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động)
Câu 101. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên được quy định như thế nào?
A. Không quá 6 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần.
B. Không quá 7 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong một tuần.
C. Không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần.
=> Đáp án: B (khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động)
Câu 102. Độ tuổi để xác định người lao động cao tuổi được quy định như thế nào?
A. Lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi.
B. Lao động nam trên 65 tuổi, nữ trên 60 tuổi.
C. Lao động nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi.
=> Đáp án: A (Điều 123 Bộ luật Lao động)
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Luật lao động
Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Luật lao động PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!
Câu hỏi bán trắc nghiệm Luật Lao động 2012
Câu 1: Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể?
A. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện tiến hành hoà giải trước, nếu hoà giải không thành thì mỗi bên có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp, nếu tập thể lao động không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết hoặc đình công.
B. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải trước, nếu hoà giải không thành thì các bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết hoặc đình công.
C. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp lao động, nếu hoà giải không thành thì các bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết hoặc đình công.
D. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu các bên không đồng ý với quyết định của hội đồng hoà giải lao động cơ sở thì các bên có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp, nếu tập thể lao động không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết hoặc đình công.
Câu 2: Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?
A. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện tiến hành hoà giải, nếu hoà giải không thành thì mỗi bên tranh chấp có yêu cầu Toà án giải quyết, trừ một số tranh chấp pháp luật quy định.
B. Các bên tranh chấp khởi kiện ra Toà án, Toà án giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự.
C. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải, nếu hoà giải không thành thì chuyển cho hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết.
D. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải, nếu hoà giải không thành thì nguời lao động có quyền đình công hoặc khởi kiện ra Toà án yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Câu 3: Có mấy loại tranh chấp lao động trong quan hệ giữa người lao động với người sử lao động?
A. Hai loại: Tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.
B. Ba loại: Tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể, đình công.
C. Bốn loại: Tranh chấp lao động cá nhân , tranh chấp lao động tập thể, tranh cháp lao động giản đơn, tranh chấp lao động phức tạp.
D. Năm loại: Tranh chấp lao động cá nhân , tranh chấp lao động tập thể, tranh cháp lao động ngành, tranh chấp lao động liên ngành, tranh chấp lao động vùng.
Câu 4: Theo Luật Lao động hiện hành, số ngày nghỉ hàng năm của người lao động trong điều kiện lao động đặc biệt không bình thường được quy định như thế nào?
A. 16 ngày làm việc.
B. 12 ngày làm việc.
C. 15 ngày làm việc.
D. 14 ngày làm việc.
Câu 5: Theo Luật Lao động hiện hành, số ngày nghỉ hàng năm của người lao động trong điều kiện lao động không bình thường được quy định như thế nào?
A. 14 ngày làm việc.
B. 16 ngày.
C. 15 ngày làm việc.
D. 16 ngày làm việc.
Câu 6: Theo Luật Lao động hiện hành, số ngày nghỉ hàng năm của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được quy định như thế nào?
A. 12 ngày làm việc.
B. 15 ngày.
C. 13 ngày làm việc.
D. 14 ngày làm việc.
Câu 7: Theo Luật Lao động hiện hành, thời giờ làm việc của người lao động trong điều kiện độc hai, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc được quy định như thế nào?
A. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ 1 đến 2 giờ.
B. Thời giờ làm việc không quá 7 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong 1 tuần.
C. Thời giờ làm việc không quá 7 giờ trong một ngày hoặc 35 giờ trong 1 tuần.
D. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ 1,5 đến 2 giờ.
Câu 8: Theo Luật Lao động hiện hành, thời giờ làm việc của người lao động trong điều kiện bình thường được quy định như thế nào?
A. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong 1 tuần.
B. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong 1 tuần.
C. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong 1 tuần.
D. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 44 giờ trong 1 tuần.
Câu 9: Theo Luật Lao động hiện hành, nếu phải ngừng việc do sự cố bất khả kháng (mất điện, nước, bão lụt, cháy …) thì người lao động được trả lương như thế nào?
A. Tiền lương do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
B. Người lao động chỉ được trả một nửa tiền lương.
C. Người lao động không được trả lương.
D. Người lao động được trả một phần tư tiền lương.
Câu 10: Theo Luật Lao động hiện hành, nếu phải ngừng việc do lỗi của người lao động thì người đó được trả lương như thế nào?
A. Người đó không được trả lương.
B. Người đó chỉ được trả một nửa tiền lương.
C. Người đó được trả lương theo thoả thuận của hai bên.
D. Người đó được trả một phần tư tiền lương.
Câu 11: Theo Luật Lao động hiện hành, nếu phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả lương như thế nào?
A. Người lao động được trả đủ tiền lương.
B. Người lao động được trả một nửa tiền lương.
C. Người lao động được trả lương theo thoả thuận của hai bên.
D. Người lao động được trả đủ tiền lương cộng thêm tiền bồi thường do phải ngừng việc.
Câu 12: Tai nạn lao động làm chết người mà do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động phải trợ cấp thế nào?
A. Trợ cấp 12 tháng lương.
B. Trợ cấp ít nhất 12 tháng lương và phụ cấp nâng lương (nếu có).
C. Trợ cấp ít nhất 12 tháng lương.
D. Trợ cấp không quá 12 tháng lương.
Câu 13: Tai nạn lao động làm chết người mà không do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động phải bồi thường thế nào?
A. Bồi thường 30 tháng lương.
B. Bồi thường không quá 30 tháng lương.
C. Bồi thường ít nhất 30 tháng lương.
D. Bồi thường ít nhất 30 tháng lương và phụ cấp nâng lương (nếu có).
Câu 14: Người lao động bị tàn tật do tai nạn lao động được hưởng quyền lợi gì?
A. Được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, được phục hồi chức năng lao động, sắp xếp công việc thích hợp, hưởng bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động do người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm.
B. Được người sử dụng lao động chịu toàn bộ chi phí y tế.
C. Được người sử dụng lao động chi phí toàn bộ chi phí y tế và được phục hồi chức năng lao động.
D. Được bồi thường mọi chi phí về tai nạn lao động và được sắp xếp công việc phù hợp.
Câu 15: Người nước ngoài lao động tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài ký hợp đồng theo luật lao động nước nào?
A. Luật Lao động của doanh nghiệp nước ngoài.
B. Luật Lao động Việt Nam.
C. Luật Lao động của nước mà hai bên lựa chọn.
D. Theo Luật Lao động của người lao động nước ngoài và Luật Lao động của doanh nghiệp nước ngoài.
Câu 16: Người Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ký hợp đồng lao động theo luật Việt Nam hay theo luật của nước ngoài sử dụng lao động?
A. Theo pháp luật Việt Nam.
B. Theo pháp luật nước ngoài đang sử dụng lao động.
C. Theo pháp luật nước mà hai bên lựa chọn.
D. Theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài sử dụng lao động.
Câu 17: Thời giờ làm việc của người lao động tàn tật được tính như thế nào?
A. 7 giờ một ngày.
B. Không được quá 7 giờ một ngày.
C. 8 giờ một ngày.
D. Không được quá 8 giờ một ngày.
Câu 18: Doanh nghiệp nhận người tàn tật vào học nghề được hưởng ưu đãi gì của Nhà nước?
A. Được xét giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp, các ưu đãi khác để tạo điều kiện cho người tàn tật học nghề.
B. Được xét miễn, giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp, các ưu đãi khác.
C. Được xét giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp, các ưu đãi khác.
D. Được xét giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp, được trợ cấp khi mua thiết bị học nghề.
Câu 19: Thời giờ làm việc của lao động vị thành niên được tính như thế nào?
A. 8 giờ một ngày.
B. 7 giờ một ngày.
C. 7 giờ một ngày, trừ một số công việc có quy định riêng.
D. Tối đa không quá 7 giờ một ngày, trừ một số công việc có quy định riêng.
Câu 20: Những cá nhân, tổ chức nào được ký bản thoả ước lao động tập thể?
A. Người sử dụng lao động, người lao động.
B. Người sử dụng lao động, công đoàn.
C. Người sử dụng lao động, đại diện tập thể người lao động.
D. Người sử dụng lao động, tất cả người lao động.
Câu 21: Trường hợp nào người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Người lao động vi phạm nội quy lao động, bị sa thải, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động.
B. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng, bị sa thải.
C. Vi phạm nội quy lao động, bị sa thải, gây thiệt hại vật chất cho người sử dụng lao động.
D. Gây thiệt hại cho người sử dụng lao động, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 22: Người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải:
A. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 30 ngày
B. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 35 ngày
C. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 40 ngày
D. Báo trước cho người sử dụng lao động trước ít nhất 45 ngày.
Câu 23: Nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng lao động:
A. Công việc phải làm, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội.
B. Công việc phải làm, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, bảo hiểm, điều kiện làm việc.
C. Công việc phải làm, tiền lương, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc.
D. Công việc phải làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời hạn hợp đồng, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nơi làm việc.
Câu 24: Hợp đồng lao động ký giữa người lao động với người sử dụng lao động có mấy loại?
A. Hợp đồng dài hạn, trung hạn (12 tháng trở lên), ngắn hạn (dưới 1 năm) hợp đồng tháng.
B. Hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên, hợp đồng dưới 1 năm.
C. Hợp đồng dài hạn, hợp đồng trung hạn (12 tháng trở lên) hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm), hợp đồng quý (3 tháng 1 lần).
D. Hợp đồng dài hạn, hợp đồng từ 12 tháng trở lên, hợp đồng dưới 1 năm.
Câu 25: Theo Luật Lao động, quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động thể hiện ở những điểm chủ yếu nào?
A. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, trách nhiệm của người lao động, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải.
B. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, đặt nội quy lao động, quy định trách nhiệm của người lao động.
C. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, đặt nội quy lao động, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.
D. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, đặt nội quy lao động, quy định trách nhiệm của người lao động, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải.
Câu 26: Theo Luật Lao động, quan điểm bảo vệ người lao động thể hiện ở những điểm chủ yếu nào?
A. Tiền lương, bảo đảm việc làm, học nghề, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm, trợ cấp thôi việc, các quy định về các dạng lao động đặc thù (lao động nữ, vị thành niên, người tàn tật.)
B. Tiền lương, bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, làm việc, bảo hiểm, điều kiện làm việc, trợ cấp thôi việc, giải quyết tranh chấp lao động.
C. Tiền lương, bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, làm việc, bảo hiểm, học nghề, trợ cấp thôi việc, quy định với các dạng lao động đặc thù, điều kiện làm việc, giải quyết tranh chấp.
D. Tiền lương, bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc và an toàn lao động giải quyết tranh chấp.
Câu 27: Trình bày các nguyên tắc của Bộ luật Lao động nước ta.
A. Bảo vệ người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới, hiện đại, phù hợp với tình hình nước ta.
B. Bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động, công đoàn, kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới, hiện đại phù hợp với tình hình nước ta.
C. Bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động, công đoàn, đại diện tập thể người lao động, kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới, hiện đại phù hợp với tình hình nước ta.
D. Bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động, kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới hiện đại, phù hợp với tình hình nước ta.
Câu 28: Quan hệ lao động gồm những nhóm quan hệ nào?
A. Làm công ăn lương, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, thanh tra lao động, bồi thường thiệt hại, tìm kiếm việc làm, học nghề.
B. Làm công ăn lương, bảo hiểm xã hội, bồi thường thiệt hại giữa chủ và thợ, tìm kiếm việc làm, học nghề, tranh chấp lao động, thanh tra lao động.
C. Hợp đồng lao động, tiền lương, học nghề, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, thanh tra lao động.
D. Hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, thanh tra lao động, bồi thường thiệt hại giữa chủ và thợ.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động
Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!
cho em xin đáp án thaomytv1@gmail.com
Mình xin file với ạ
giangdctxh@gmail.com
phamngochaind15101211@gmail.com.xin
xin da ạ
Cho em xin toàn bộ bộ đề trắc nghiệm này với ạ. Nếu đc a gửi vào mail: thaop2974@gmail.com
Cho em xin Câu hỏi bán trắc nghiệm Luật Lao động 2012 này nhé. Cám ơn!!!
Email: nguyenngocxoan.gov@gmail.com
Cho em xin Câu hỏi bán trắc nghiệm Luật Lao động 2012 này nhé. Cám ơn!!!
cho mình xin tài liệu với ạ . maithuhang0803@gmail.com
xin cảm ơn ad ạ
Em xin đáp án ạ. mail: prchanhan@gmail.com
cho em xin tài liệu với ạ, em cảm ơn nhiều