Trước khi đạt đến phiên bản tốt nhất của chính mình, bạn phải trải qua những tháng ngày vật vã với phiên bản chây lười nhất, xấu tính nhất. Đôi khi mình chán ghét bản thân. “Sao mình lại lười thế nhỉ?”, “Sao mình lại mải chơi như vậy?”, “Đấy, sắp thi rồi, mất một buổi tối xem phim, có học hành gì đâu!”.
Ai cũng nghĩ mình lúc nào cũng chăm chỉ. No no! Mình cũng có lúc lười lắm đấy!
Mình đã trì hoãn không biết bao lâu. Mình ngại thay đổi. Mình sợ làm sai. Mình sợ nói trước bước không qua… Nhưng sự thật là thay đổi bản thân không phải là điều gì quá khó.
Những năm tháng 20 của mình chênh vênh lắm, thú thực khi ai đó hỏi “Sau này ra trường con tính làm gì?”, mình lúng túng không biết trả lời ra sao. Tại sao người lớn luôn định nghĩa sự thành công theo một công thức rập khuôn như thế nhỉ?. “Thành công = Sự nghiệp + Gia đình” và hai danh từ này phải gắn liền với một tính từ “Ổn định”.
Vậy thì niềm vui mỗi ngày khi được học được một điều mới, sự thích thú khi đọc một trang sách hay, tất cả những điều nhỏ bé đó đều vô nghĩa hay sao?
Cuộc đời chúng mình được dệt nên từ năm tháng. Một năm được tạo nên từ nhiều tháng. Một tháng được tạo nên từ nhiều tuần. Một tuần được tạo nên từ 07 ngày. Và một ngày được tạo nên từ vô số giây và phút. Cách chúng ta trải nghiệm trong từng giây từng phút không phải là cách chúng ta sống trọn vẹn cho cuộc đời này hay sao?
Mình sợ màn đêm, sợ những năm tháng cô độc lang thang khi không thể biết trước điều gì đang chờ đón? Giả sử có phép màu giúp mình nhìn thấy tương lai, chưa chắc mình đã muốn sống theo kế hoạch được spoil ấy. Vì thế, nếu bạn đang mệt mỏi, chán chường thì bạn không hề cô đơn. Mình cũng giống bạn. Và trên thế giới này có rất nhiều người trẻ như chúng ta, họ cũng cô đơn, sợ hãi giữa cung đường tuổi trẻ. Hãy ngồi xuống và tập trung vào hiện tại, chỉ cần hôm nay bạn có thể vui vẻ mỉm cười, những chuyện khác không còn quan trọng nữa.
02. Luôn đồng ý với mọi deadline, mọi ý kiến
“Deadline của cậu là 8 giờ tối nay nhé!”
“Ukie luôn!”
Đó là đoạn hội thoại quá quen thuộc khi mình nhận được một bài tập hay nhiệm vụ nào đó.
Rồi sao?
Mình đồng ý ngay lập tức về hạn chót, dù cho mình chưa hề xem nhiệm vụ đó là gì, cần bao nhiêu thời gian, liệu khả năng của mình có đủ để thực hiện nhiệm vụ đó trong vòng 04 tiếng hay không? Mình cứ gật đầu theo thói quen rồi đến khi bắt tay vào việc thì “Ôi thôi! Kết quả mình làm chỉ có thể qua loa đại khái”.
Bài học rút ra: Trước khi nhận việc, bạn cần xem xét kĩ nhiệm vụ của mình là gì? Khả năng của mình đến đâu? Nếu leader giao cho mình 04 tiếng phải xong, mà mình tự định lượng “Cái này em cần 02 ngày mới xong”, thì hãy trao đổi với lead để hoàn thành tốt công việc.
“ Ủa, em có góp ý cho dự án lần này không?”
“ Dạ em đồng ý với ý kiến của các bạn vừa nãy”
Nếu ý kiến của bạn cũng giống mọi người thì có lẽ bạn không cần tham gia dự án nữa. Chúng ta là những con người khác biệt, teamwork cùng nhau chính là để tập hợp những góc nhìn khác biệt ấy.
Bài học rút ra: Mình cũng từng rất bị động trong các buổi họp, lùng túng không biết trả lời sao khi sếp hỏi. Dần dần mình rút kinh nghiệm, đọc kỹ tất cả tài liệu sếp giao, phác thảo ý tưởng sơ bộ trước buổi họp để giờ thảo luận diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất.
03. Luôn khép mình, sợ thị phi
Ở lớp, mình là người ít nói nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc mình ngại giao tiếp với mọi người. Mình là một người hướng nội tự tin. Mình hiểu bản thân có gì và chưa có gì. Hồi mới lên đại học, mình khá rụt rè và nhút nhát, mình biết bản thân còn ngại ngùng xấu hổ nên mình đã chọn một giải pháp phù hợp để làm quen với nhiều bạn mới hơn. Thay vì chơi hẳn với một nhóm lớn, mình sẽ chơi thân với một nhóm nhỏ trước tiên, tầm 04, 05 bạn. Từ đó mình dần dần mở rộng vòng an toàn, mình chơi với các bạn cùng lớp, cùng khổi, cùng khoa, kể cả những bạn ở khoa khác cũng muốn chơi với mình. Ai đó nói với mình rằng: nhiều bạn là tốt, có mối quan hệ thì sẽ nhờ vả được việc này, việc kia. Tại sao khi kết bạn, chúng ta lại luôn mong cầu phải nhận được gì từ mối quan hệ ấy?. Thị phi ở đâu cũng có, người này nói xấu người kia, người này làm phật lòng người khác, nhưng mình không để ý. Mình đối đãi với các bạn bằng sự tử tế, chân thành và mình tin rằng đối phương sẽ thấu hiểu điều đó.
04. Quá để tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình
“Mình nói câu này không biết có làm ai phiền lòng không nhỉ?”
“Mình làm thế này có bị nói là chơi trội, làm màu không nhỉ?”
Sự thật là cho dù mình nói gì, làm gì thì mình vẫn KHÔNG THỂ làm hài lòng tất cả mọi người.
Bạn thấy không, từ một video trên Youtube cũng có nút “Like” và “Dislike” đến những ngôi sao giải trí hàng đầu cũng có cả fan và antifan đông đảo. Vậy cớ sao một cô bé bình thường như mình lại không thể có cả người thích, kẻ ghét?
Từ khi viết blog, mình nhận được những lời cảm ơn và cả những lời “thị phi”. Nhưng thay vì để tâm quá nhiều đến những bình luận tiêu cực, mình quyết định dành thời gian quý giá của mình để đọc sách, nâng cấp bản thân, để tiếp tục xuất bản những bài viết chất lượng hơn, để không phụ lòng tin yêu của những độc giả luôn dõi theo mình mọi lúc. Hôm nay, mình vô tình đọc được một câu nói thấm thía vô cùng: “Đừng cay cú trước những trận thua nhỏ vì còn nhiều trận lớn đang chờ mình phía trước. Một người viết bản lĩnh đôi khi còn khó tìm hơn một người văn hay chữ tốt. Mỗi lần bị đánh quỵ, ta đứng dậy viết tiếp, dần dần trở thành một chiến binh”.
05. Mắc phải tư duy “nạn nhân”
Ngày trước, mình rất ương bướng, mắc sai lầm là lấy đủ lí do “Tại cái này, tại cái kia”.
Sếp hỏi: “Tại sao em đến muộn?”
Mình trả lời: “Sếp ơi, em bị tắc đường, hỏng xe, em mệt, trời nắng gắt quá…”- 7749 lí do trên trời dưới biển và tuyệt nhiên không hề có lỗi của bản thân mình.
Tư duy nạn nhân nguy hiểm ở chỗ, chúng ta sẽ liên tục cho rằng mọi khó khăn xảy ra đều đến từ ngoại cảnh. Chúng ta sẽ tìm cách ngụy biện, tìm đủ lí do để gạt bỏ trách nhiệm cho người khác, lâu dần hình thành lối sống vô trách nhiệm.
Mình thấy có nhiều bạn đi xem bói toán, xem đường chỉ tay để tiên đoán vận mệnh. Có một điều mình thích thú chính là đường chỉ tay nằm ở trong bàn tay của bạn. Vì thế trong cuộc đời rộng lớn này, chỉ có bản thân là điểm tựa vững vàng nhất.
06. Muốn giỏi hơn bạn bè
07. Hay bỏ bữa, thức khuya
Chính xác là hồi đó mình mải đi làm thêm đến nỗi quên cả giờ giấc. Vừa học, vừa làm, bỏ bữa sáng, thức khuya … tất cả lịch trình đều không được sắp xếp khoa học khiến cơ thể mình lúc nào cũng mệt mỏi.
Trên đây là 07 thói quen xấu mình đã làm khi học năm nhất, giờ đây, khi trở thành sinh viên năm tư, mình tự hào vì bản thân đã dám nhìn thẳng vào vấn đề và nghiêm túc sửa lỗi. Hành trình tốt hơn mỗi ngày không phải là những điều to lớn để thay đổi thế giới, bạn chỉ cần xuất phát từ những thay đổi nhỏ bé nhất mà thôi!
Ghé thăm blog nhỏ của mình tại đây: Lilytruong
07 thói quen xấu mình làm thời sinh viên
Link bài viết gốc: https://www.facebook.com/linhhkhanhtruong/posts/1313781002406466
Các bạn hãy kết nối, ủng hộ cũng như theo dõi nhiều bài viết thú vị, hữu ích hơn nữa từ bạn Lily Trương bằng cách thường xuyên ghé thăm những nền tảng sau:
– Facebook: https://www.facebook.com/linhhkhanhtruong/
– Page: https://www.facebook.com/lilytruongnguoigochu/
– Blog: https://lilytruongg.com/
Tìm kiếm có liên quan: Những tật xấu của sinh viên, Thói quen xấu của giáo viên, Những thói quen tốt cho sinh viên, Tìm hiểu thói quen xấu trong học tập và trong cuộc sống của sinh viên và giới trẻ hiện nay, Thói quen học tập của sinh viên, Biện pháp khắc phục thói quen xấu, Thói quen xấu ảnh hưởng đến việc trở thành giáo viên, Những thói quen xấu và cách khác phục
Làm việc với các sinh viên đại học trong khoảng một thời gian dài, tôi đã nhận thấy rất nhiều các thói quen xấu. Có những thói quen sẽ cản trở tới thành công sau này của bạn. Sau đây là những thói quen xấu thời sinh viên mà Hocluat.vn khuyên các bạn nên ngừng lại ngây lập tức, hoặc bạn sẽ không bao giờ thành công trong học tập cũng như công việc sau này.
– Nghiện mạng xã hội;
– Lười đọc sách;
– Thức khuya;
– Ngủ nướng;
– Ăn uống thất thường;
– Lười tập thể dục;
– Thiếu tự tin;
– Không học ngoại ngữ;
– Giờ cao su.
08 biện pháp đơn giản được Tạp chí TIME nêu ra dưới dây sẽ giúp bạn dần khắc phục/từ bỏ các thói quen xấu trong thời sinh viên.
– Chiến đấu với từng thói quen;
– Không cần dừng lại, nhưng đếm thật kỹ;
– Thay đổi môi trường xung quanh;
– Thư giãn;
– Không cần loại bỏ, hãy thay thế;
– Lên kế hoạch;
– Tha thứ cho bản thân;
– Học tập bạn bè.
– Quy tắc 21 ngày (hãy searc từ khóa này để hiểu rõ hơn);
– Hiểu rõ lí do và lợi ích của thói quen bạn đang rèn luyện;
– Ghi thói quen đó vào thời gian biểu;
– Lập danh sách 2 – 3 thói quen cùng một lúc;
– Đừng để “chướng ngại vật” cản đường;
– Theo dõi và nhìn nhận bản thân.
Để lại một phản hồi