3 bước giải quyết bài tập thừa kế

Chuyên mụcLuật dân sự 3 bước giải quyết bài tập thừa kế
3 bước giải quyết bài tập thừa kế

Chia thừa kế là một dạng bài tập cơ bản thường gặp khi vào phòng thi cũng như ngoài thực tế đòi sự nhạy bén, chính xác của người làm luật trong việc áp dụng các điều luật. Dưới đây là 3 bước giải quyết bài tập thừa kế bao quát mà bạn sẽ sử dụng nhiều khi gặp dạng bài tập này

Các nội dung liên quan:

Bước 1: Vẽ sơ đồ phả hệ.

Đây là bước không cần thiết trong khi làm bài thi nhưng bạn nên làm hoặc làm ra nháp để có thể thấy một cách tổng quan về quan hệ giữa các đối tượng trong đề bài, tránh bỏ xót đối tượng khi chia tài sản.

Bước 2: Xác định di sản người chết để lại.

Di sản thừa kế

– Để làm được bước này cần phải chú ý đến, người chết là người độc thân hay đã kết hôn, nếu đã kết hôn thì cần phải xem tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung, phần tài sản chung thì pháp áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân gia đình (Thông thường là chia đôi)

– Các nghĩa vụ người chết để lại: Thông thường trong các bài tập chia thừa kế thì có phần chi phí mai táng, chi phí này sẽ được trừ vào số di sản của người chết.

– Các khối tài sản khác của người chết có được: Có thể người nhận được một phần di sản thừa kế của người khác trong cùng một tình huống, vì vậy cần chú ý để cộng thêm khoản này vào khối di sản.

Bước 3 Xác định tính hợp pháp của di chúc (nếu có)

 

– Để làm được bước này bạn cần xem dữ kiện bài ra xem có di chúc để lại hay không?

Nếu có thì bạn phải xem di chúc đó có hợp pháp về mặt nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật hay không? Tham khảo Điều 630 BLDS 2015.

Xem trong những người nhận thừa kế còn sống tại thời điểm mở thừa kế hay không? ( đối với cá nhân), còn tồn tại hay không? ( đối với tổ chức).

– Nếu sau khi xem xét thấy có di chúc hợp pháp thì chia thừa kế theo di chúc, nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật.

Tùy trường hợp cụ thể cần phải xem xét di chúc đã định đoạt hết toàn bộ di sản hay chưa? Nếu có phần chưa được định đoạt hoặc không có hiệu lực thì phải tiếp tục chia theo pháp luật.

Bộ luật dân sự 2015

Những lưu ý khi chia thừa kế theo di chúc

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Thông thường nếu bài tập cho dữ kiện có di chúc thì di chúc đó là di chúc có hiệu lực một phần, 1 phần sẽ không phát sinh hiệu lực do có người chết trước hoặc chết cùng hoặc di chúc đã không cho những người được bảo vệ ở

Điều 644 hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp 1:

Có người chết trước hoặc chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị ( Điều 677) trong trường hợp này.

Trường hợp 2:

Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần phải cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế. Vấn đề là lấy phần còn thiếu này từ đâu thì hiện tại vẫn tồn tại 02 quan điểm:

Quan điểm 1: Lấy theo tỉ lệ của những người thừa kế theo di chúc.

Quan điểm 2: Lấy theo tỉ lệ của những người được hưởng thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

Trong bài viết này, mình sẽ làm theo quan điểm thứ 2.

Những lưu ý khi chia thừa kế theo pháp luật

Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật: Các bạn tham khảo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.

Xác định hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015..

Thừa kế thế vị: Cần lưu ý thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người chết chứ không áp dụng đối với trường hợp người con chết sau người để lại di sản. Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”. Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị.

 


Các tìm kiếm liên quan đến các bước chia thừa kế, bài tập chia thừa kế pháp luật đại cương, bài tập chia thừa kế theo luật dân sự 2015, tình huống thừa kế di sản, công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật, ví dụ về thừa kế theo di chúc, cách tính 1 suất thừa kế theo pháp luật, cách chia thừa kế theo di chúc, bài tập thừa kế cơ bản

5/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền