Ý nghĩa của chứng minh trong tố tụng dân sự

Chứng minh trong tố tụng dân sự là gì?

Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể TTDS chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ nó là có thật, là đúng với thực tế. Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.

 

Quy định rõ về nghĩa vụ chứng minh đối với các đương sự là một trong những nội dung quan trọng trong tố tụng dân sự của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 là nhằm làm cơ sở cho các đương sự xác định những nghĩa vụ của mình khi đưa ra yêu cầu, thực hiện tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Nếu đương sự không cung cấp được tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và Tòa án không thể thu thập chứng cứ có được thì có khả năng đương sự sẽ bị Tòa án tuyên bác yêu cầu. Đồng thời trong quá trình giải quyết phải bảo đảm cho người yếu thế không thể cung cấp được tài liệu, chứng cứ vẫn có điều kiện thực hiện việc tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cho nên có một số trường hợp cụ thể nghĩa vụ chứng minh phải thuộc về người bị yêu cầu (bị đơn). Vì vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Điều 91) đã quy định rất cụ thể về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự:

 

Thứ nhất, đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người bị yêu cầu:

– Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.

– Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động.

– Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.

 

Thứ hai, đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.

 

Thứ ba, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 

Thứ tư, đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.

Tuy nhiên, bên cạnh nghĩa vụ phải chứng minh thì Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định cụ thể những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh:

(1) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết được và được Tòa án thừa nhận; Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính;

(2) Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh;

(3) Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.

 

Ý nghĩa của chứng minh trong tố tụng dân sự

Nội dung đã bị ẩn
Nội dung đã bị ẩn do nội dung lỗi thời hoặc đang đợi tác giả cập nhật

 

Như vậy, chứng cứ, chứng minh trong trong tố tụng dân sự đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án; để xác định chứng cứ nào là có thật, giúp cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn, khách quan, đòi hỏi Kiểm sát viên và Thẩm phán phải có trình độ nghiệp vụ, có kiến thức xã hội và khả năng nhạy bén trong quá trình xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có những quy định phù hợp với thực tế, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

1.2/5 - (4 bình chọn)

Phản hồi

  1. Cảm ơn Học Luật Online nhiều ạ, những tài liệu trang chia sẻ đều rất cần thiết cho sv tụi e trong quá trình học bộ môn này!

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền