Vai trò của lao động đối với sự hình thành của ý thức

Nhận thức

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ: trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ. Đó là hai động lực chủ yếu đã biến bộ não con vượn thành bộ óc con người. Đây cũng chính là hai yếu tố tạo nên sự hình thành ý thức của con người.

Lao động là gì?

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người.

Ý thức là gì?

Ý thức là trạng thái hay đặc tính của sự nhận thức, hoặc của việc nhận thức vật thể bên ngoài hay điều gì đó bên trong nội tại.

Ý thức là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới và mối quan hệ của con người trong thế giới.

Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác – Lenin  một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo.

Những nội dung cùng được quan tâm:

Vai trò của lao động đối với sự hình thành của ý thức

Vai trò của lao động đối với sự hình thành của ý thức

Nhìn từ góc độ sử học và suy luận lôgic, nhờ có lao động con người biết phát triển công cụ, cải thiện đời sống. Con người ý thức được nguồn nuôi sống bản thân đến từ thiên nhiên để khai thác thiên nhiên thông qua quá trình cải tiến công cụ lao động. Việc sử dụng đồ đá để làm công cụ dần tìm tới việc tạo ra lửa trở thành bước ngoặt to lớn trong qua trình tiến hóa mấy triệu năm và giúp con người tồn tại. Hoặc có lao động con người bắt đầu hòa đồng với nhau, sống với nhau thành từng nhóm, biết được vai trò của mình trong nhóm và thông qua quá trình lao động đã dẫn tới quá trình phân cấp và phân hóa xã hội. Tất cả đều thuộc vào ý thức của con người.

– Điều khác biệt giữa con người và con vật (người kiến trúc sư với con ong, người thợ dệt với con nhện) là trước khi lao động làm ra một sản phẩm nào đó, con người phải hình dung ra trước mô hình của cái cần làm ra và cách làm ra cái đó trên cơ sở huy động toàn bộ vốn hiểu biết năng lực trí tuệ của mình vào đó. Con người có ý thức về cái mà mình sẽ làm ra.

– Trong lao động con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tiến hành các thao tác và hành động lao động (cách để làm ra cái) tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. ý thức của con người được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động.

– Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu sản phẩm làm ra với mô hình tâm lý của sản phẩm mà mình đã hình dung ra trước để hoàn thiện, đánh giá sản phẩm đó. Như vậy có thể nói, ý thức được hình thành và biểu hiện trong suốt quá trình lao động của con người, thống nhất với quá trình lao động và sản phẩm lao động do mình làm ra.


Những nội dung liên quan đến Vai trò của lao động đối với sự hình thành của ý thức: Ngôn ngữ có vai trò như thế nào đối với ý thức, Vai trò của ngôn ngữ giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển ý thức, Chứng minh tính tích cực năng động, sáng tạo của ý thức, Tại sao nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì dụ, Vật chất quyết định bản chất của ý thức, Con vật có ý thức không tại sao, Ví dụ về bản chất của ý thức, Các cấp độ của ý thức

5/5 - (27725 bình chọn)

Phản hồi

  1. quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của lao động và ngôn ngữ đối với sự hình thành ý thức

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền