Tư vấn về công việc độc hại nguy hiểm và bệnh nghề nghiệp

Tư vấn về công việc độc hại nguy hiểm và bệnh nghề nghiệp
(Ảnh minh họa - Nguồn: internet)

Hiện em đang công tác tại một nhà máy xi măng. Em có hai vấn đề thắc mắc rất mong các anh chị tư vấn giúp em.

Một là: Em đã tìm hiểu các văn bản pháp luật quy định về công việc độc hại nguy hiểm, nhưng khi áp các quy định đấy vào lĩnh vực xi măng thì em chưa thấy văn bản vào quy định rõ, Cụ thể, nhà máy em hiện có các bộ phận gồm:

– Khối vận hành sản xuất: Xưởng lò, xưởng liệu, xưởng nghiền xi – đóng bao

– Khối sửa chữa: Bộ phận cơ khí, bộ phận điện

– Khối vận hành trung tâm: Vận hành điều khiển trung tâm, nhiệt dư

– Khối quản lý chất lượng: Bộ phận quản lý chất lượng

– Khối văn phòng: Văn phòng, vệ sinh, bảo vệ

Em đã tìm được các quy định về công việc độc hại, nguy hiểm đối với khối vận hành sản xuất. Các khối còn lại em chưa tìm được, rất mong anh chị chỉ rõ các văn bản pháp luật quy định về công việc độc hại của các khối còn lại cũng như trong ngành xi măng.

Hai là: Nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 05/2017, và đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ, vậy nhà máy có phải tổ chức khám bệnh nghề nghiệp luôn không?. Thời điểm khám bệnh nghề nghiệp, Các bộ phận nào phải khám bệnh nghê nghiệp?

 

Trả lời

 

Chào bạn.

1/ Như bạn đã tìm hiểu thì đối với nhà máy sản xuất xi măng, công việc nặng mang tính chất độc hại theo quy định của Bộ LĐTBXH là những công việc trực tiếp của khối sản xuất trong nhà máy của bạn, những công việc này trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, có tính độc hại nên được xem là công việc độc hại. Đối với những công việc khác thuộc các khối, các bộ phận khác của đơn vị bạn không đ0ược xem là công việc độc hại vì không trực tiếp sản xuất.

2/ Tại điều 152 Bộ luật lao động có quy định:

 

 

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. .

Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

 

Theo quy định tại thông tư số 28/2016/TT-BYT của Bộ Y tế thì người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Vì thế, đơn vị bạn là nhà máy xi măng nên ngoài việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ thì đối với bộ phận trực tiếp sản xuất phải tổ chức khám bệnh nghề nghiệp.

Thân mến

đánh giá bài viết

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.