Trình bày cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trình bày cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định mới nhất


Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có thể là cá nhân, hoặc tổ chức. Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định cụ thể, chi tiết về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên.

 

1. Cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

 

Được quy định tại điều 78 Luật Doanh nghiệp 2014:

 

điều 78 Luật Doanh nghiệp 2014:

 

Với trường hợp công ty được tổ chức quản lý theo mô hình có hội đồng thành viên thì chức năng , quyền hạn, nghĩa vụ của hội đồng thành viên được quy định cụ thể tại điều 79 Luật doanh nghiệp 2014:

 

điều 79 Luật doanh nghiệp 2014

 

Như vậy, việc tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm cũng như phan bổ quyền và nhĩa vụ của các thành viên trong hội đồng thành viên khá chặt chẽ và rõ ràng.  Việc bổ nhiệm lại hội đồng thành viên theo nhiệm kì 5 năm thể hiện quyền kiểm soát của chủ sở hữu đối với các hoạt động của công ty. Ngoài ra đó cũng là cách kiểm soát chất lượng làm việc của các thành viên trong hội đồng thành viên, tránh tình trạng năng lực không phù hợp.

 

Với trường hợp công ty được tổ chức, quản lý theo mô hình có chủ tịch công ty :

 

Chủ tịch công ty

– Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy địnhcủa Luật này, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

– Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật này và pháp luật có liên quan.

– Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có hiệu lực kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Như vậy, chế độ làm việc của chủ tịch công ty cũng phụ thuộc vào chủ sở hữu công ty thông qua các điều lệ công ty do chủ sở hữu đặt ra. Qua đó cũng thể hiện rõ ràng được quyền làm chủ của chủ sở hữu đối với công ty.

 

Giám đốc, Tổng giám đốc

– Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốcvới nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

+ Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

+ Tuyển dụng lao động;

+ Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

 

Kiểm soát viên

Chức năng cũng như quyền và nghĩa vụ của kiểm soát viên cũng được quy định khá cụ thể trong điều 82 Luật doanh nghiệp 2014:

– Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng Kiểm soát viên, bổ nhiệm Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm và việc thành lập Ban kiểm soát. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

– Kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty;

+ Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định;

+ Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty;

+ Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên;

+ Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác trong công ty;

+ Quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty.

– Chức năng của kiểm soát viên là chức năng tối quan trọng và không thể thiếu trong mô hình công ty TNHH một thành viên. Kiểm soát viên thực hiện chức năng giúp chủ sở hữu công ty kiểm soát mọi hoạt động về tài chính, kinh doanh của công ty, là cánh tay đắc lực của chủ sở hữu trong việc quản lý công ty theo mô hình 1 chủ sở hữu.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp do kiểm soát viên là người kiểm tra, rà soát các kẽ hở trong công ty nên có nhiều thế lực trong công ty đã mua chuộc lực lượng kiểm soát viên để thực hiện hành vi chuộc lợi. Và thực tế cho thấy, nhiều công ty vẫn sa vào tình trạng thất thoát tài sản do những thế lực đó. Như vậy, kiểm soát viên đã không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

 

2. Đối với công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu

 

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm chủ tịch công ty và giám đốc hoặc tổng giám đốc. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm tổng giám đốc, giám đốc. Tổng giám đốc, giám đốc có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại điều lệ công ty hoặc tại hợp đồng lao động mà chủ tịc công ty ký với họ.

Bên cạnh đó, luật doanh nghiệp còn quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Họ phải tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty. Đồng thời các cá nhân này phải trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, công nghệ kinh doanh, lạm dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cho tổ chức khác.

Như vậy, xét về khía cạnh cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên thì Luật doanh nghiệp 2014 có sự mở rộng và toàn diện hơn so với luật doanh nghiệp các năm trước, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh, đầu tư tham gia vào nền kinh tế thị trường một cách tự tin, thoải mái hơn.

Một vấn đề nữa có liên quan đến cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên là hợp đồng giao dịch của công ty với những người có liên quan được quy định khá chi tiết tại điều 86 Luật doanh nghiệp 2014. Theo đó: giao dịch giữa công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, giám đốc hoặc Tổng giám đốc và kiểm soát viên xem xét quyết định:

 

điều 86 Luật doanh nghiệp 2014

 

Quy định này đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện một cách khách quan, chính xác, tránh tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền