Dấu hiệu pháp lý của Tội vô ý làm chết người tại Bộ luật Hình sự 2015

Chuyên mụcLuật hình sự Vụ án vô ý làm chết người
Công an quận Ba Đình khởi tố Châu Việt Cường tội danh Vô ý làm chết người (Ảnh: infonet.vn)

Tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều 98. Tội vô ý làm chết người BLHS 1999.

 

Các nội dung liên quan:

>>> Xem thêm: Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe nhân phẩm danh dự của con người

 

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

 

Bình luận Tội vô ý làm chết người theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

1. Khái niệm vô ý làm chết người

Vô ý làm chết người được hiểu là hành vi nguy hiểm được thực hiện vì quá tự tin hoặc vì cẩu thả đã gây hậu quả làm chết người khác (tuy không mong muốn hậu quả xảy ra).

2. Các yếu tố cấucấu thành tội vô ý làm chết người

2.1. Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

a) Về hành vi: Có hành vi nguy hiểm cho xã hội là nguyên nhân trực tiếp gây chết người khác mặc dù bản thân họ không muốn.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội nêu trên là hành vi vi phạm các quy tắc thông thường trong cuộc sống hành ngày (không phải quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính) nhằm đảm bảo an toàn thông tính mạng, sức khỏe, tài sản của chính người có hành vi đó và của người khác.

Ví dụ: Khi chặt cây dừa lớn, mặc dù thấy có nhiều trẻ em chơi đùa gần đó nhưng người chặt cây đã không chú ý và không đuổi những đứa trẻ đi (một quy tắc đảm bảo an toàn thông thường mà ai cũng biết) nhằm đảm bảo an toàn, do đó khi cây ngã làm một đứa trẻ chết.

b) Về hậu quả: Hậu quả chết người là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này (mặc dù người có hành vi nêu trên không mong muốn hậu quả xảy ra).

2.2. Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến tính mạng của người khác.

2.3. Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả.

a) Vô ý vì quá tự tin: Trường hợp này người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả chết người nhưng lại chủ quan (tự tin) cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Ví dụ: Một người đào hố làm giếng tuy thấy là rất nguy hiểm (nếu không rào chắn xây thành giếng) nhưng đã không làm vật báo hiệu hoặc vật cản để phòng có người rơi xuống vì cho rằng giếng không ở gần đường đi nên không thể xảy ra khả năng đó, nhưng trời tối có người do không nhìn thấy đã rơi xuống và chết.

b) Vô ý vì cầu thả: Trường hợp này người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Ví dụ: Một người đang bổ củi ở gần chỗ đông người đã làm tuột đầu búa bay trúng người khác và làm người đó chết.

2.4. Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

3. Về hình phạt của tội vô ý làm chết người

Mức phạt của tội phạm này được chia làm 02 khung, cụ thể như sau:

a) Khung một (khoản 1)

Có mức phạt cải tạp không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

b) Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Tội vô ý làm chết người, tội vô ý làm chết người blhs 2015, ví dụ về tội vô ý làm chết người, so sánh tội giết người với tội vô ý làm chết người, khách thể của tội vô ý làm chết người, tội vô ý làm chết người điều 128, ví dụ tội vô ý làm chết người, tội vô ý làm chết người 2015, vụ án vô ý làm chết người

5/5 - (18207 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền