Tội không tố giác tội phạm trong BLHS sửa đổi, bổ sung 2017

Chuyên mụcLuật hình sự, Thảo luận pháp luật to-giac-toi-pham

Điểm mới tại Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 so với Bộ luật hình sự 2015 về Tội không tố giác tội phạm

 

Thực tiễn cho thấy việc pháp luật quy định tội phạm về hành vi không tố giác tội phạm đem lại rất nhiều ý nghĩa trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, thực thi tính nghiêm minh trừng trị của pháp luật đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Dưới đây sẽ là một số điêm mới của Bộ luật hình sự (BLHS) sưa đổi, bổ sung 2017 so  với BLHS 2015 về Tội không tố giác tội phạm, để cho thấy pháp luật hình sự ngày càng thể hiện sự hoàn thiện và tiến bộ, phù hợp với thực tiễn công tác phòng chống tội phạm.

 

BLHS 2015 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017
Điều 19. Không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạmtrong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Điều 19. Không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này,trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

 

Theo đó, những quy định tại Điều 19 BLHS sửa đổi năm 2017 đã có những thay đổi so với BLHS 2015 như sau:

Thứ nhất, mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm:

BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 đã không chỉ bó hẹp tội không tố giác tội phạm chỉ trong những trường quy định tại Điều 389 BLHS như BLHS 2015 nữa mà theo hướng mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình tự về hành vi không tố giác tội phạm, còn phải chịu trách nhiệm cả một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14. Theo đó, miễn “Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm”.

 

Thiết nghĩa sự thay đổi theo hướng mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự trên là phù hợp, điề này làm cho pháp luật thực sự thể hiện được tính nghiêm minh và đảm bảo mục đích đấu tranh phòng ngừa tội phạm.

 

Thứ hai, mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa về hành vi không tố giác thân chủ

Việc BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 quy định người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự nếu “không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa”, tức theo quy định này thì hành vi không tố giác thân chủ của người bào chữa đã mở rộng hơn so với BLHS 2015, không chỉ còn bó hẹp đối với việc không tố giác những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 389.

 

BLHS sửa đổi 2017 quy định rõ việc chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa trong trường hợp không tố giác tội phạm như trên là hoàn toàn phù hợp, đảm bảo được nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và đáp ứng đầy đủ hơn, hiệu quả hơn cho công tác đấu tranh, phòng ngừa và chống các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác. Bởi thiết nghĩ thì chế định bào chữa trong luật hình sự là nhằm hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị buộc tội, nhưng nếu vì bảo vệ quyền lợi của người phạm tội mà cố tình không tố giác những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác thì hệ quả của nó vô cùng lớn.

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền