Ngày 16 tháng 3 năm 2017, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP về việc công bố bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (https://congbobanan.toaan.gov.vn), Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
Theo đó, Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2017
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị quyết này như sau:
Trang thông tin này đang trong giai đoạn xây dựng, tất cả dữ liệu về bản án, quyết định được đăng tải trên trang là dữ liệu dùng để kiểm thử kỹ thuật, không phải là dữ liệu chính thức.
1. Sự cần thiết phải công bố công khai bản án, quyết định của Tòa án
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đã tiến hành công khai bản án, quyết định (Kể cả các nước thuộc hệ thống pháp luật thông luật hay hệ thống pháp luật dân sự). Theo nghiên cứu, thống kê, hiện nay đã có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thực hiện việc công bố các bản án, quyết định của Tòa án, chỉ còn một số ít các nước chưa công bố bản án, quyết định của Tòa án do điều kiện đang trong thời kỳ chiến tranh hoặc do nền Tư pháp chưa phát triển, như một số nước Châu phi…CHDCND Triều Tiên.
Trong khối ASEAN, hầu hết các nước đều đã công bố các bản án, quyết định của Tòa án bằng văn bản hoặc trên Internet. Ở Việt Nam: Việc thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động của Tòa án nói chung và việc công khai bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng được xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, theo đó Tòa án có trách nhiệm “…từng bước thực hiện việc công khai các bản án…”. Điều 269, 315, 350, 357, 370, 375 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 : quy định về việc bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật; Bản án phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm; Quyết định tái thẩm; Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật; Quyết định phúc thẩm giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật phải được công bố trên cổng thông tin điện tử của Tòa án. Tương tự như vậy, Điều 196, 244, 279, 286 của Luật tố tụng hành chính 2015 cũng quy định Tòa án có trách nhiệm công bố bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Ngoài ra, theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật tiếp cận thông tin thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tiếp cận các thông tin của Tòa án và Tòa án có trách nhiệm công khai, minh bạch trong hoạt động của mình tham khảo và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc công bố các phán quyết của Tòa án xuất phát từ những lý do cơ bản như sau:
Khoản 4. Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ quyết định có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
Điều 375 BLTTDS: Thủ tục tiến hành phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự
Khoản 5. Quyết định phúc thẩm giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ quyết định có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
1. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Tòa án; nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án từ đó nâng cao hiệu quả công tác, vì khi bản án, quyết định được công khai thì Thẩm phán trực tiếp ban hành bản án, quyết định đó sẽ ý thức được rằng không chỉ có đương sự và các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng mà tất cả mọi người đều có thể nghiên cứu, đánh giá chất lượng…, từ đó Thẩm phán sẽ thận trọng, trách nhiệm hơn trong việc viết bản án.
2. Tăng cường niềm tin của người dân vào hoạt động của Tòa án; tăng cường khả năng có thể dự đoán được kết quả giải quyết vụ việc của Tòa án, từ đó hạn chế việc khởi kiện vụ án tại Tòa án và khiếu nại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; góp phần giảm tải công việc của Tòa án.
3. Có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển Án lệ:
– Làm rõ những vấn đề còn chưa rõ ràng, nhất quán của pháp luật;
– Làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, vì bản án, quyết định của Tòa án phản ánh kết quả áp dụng pháp luật. Qua công tác xét xử sẽ phát hiện được những vấn đề mà pháp luật quy định chưa đầy đủ, còn mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp để sửa đổi, bổ sung.
– Làm rõ được những vấn đề mới, phức tạp thực tiễn đang đặt ra mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ….để nghiên cứu phát triển án lệ.
4. Tạo cơ hội cho các Luật sư, các nhà nghiên cứu pháp lý, cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước khác nhận thức rõ hơn về quan điểm áp dụng pháp luật của Tòa án, về hoạt động của Tòa án.
5. Là bước đi cụ thể trong việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam khi ký kết, gia nhập các Hiệp định thương mại Song phương, đa phương (VD: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), Văn kiện gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO…).
6. Là phương thức để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin; tăng cường sự giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động xét xử, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án; kịp thời phát hiện và phòng ngừa vi phạm, tham nhũng trong xét xử, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án. Với tính chất và ý nghĩa hết sức quan trọng như vậy, việc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết về việc công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án là hết sức cần thiết.
Xem Giáo sư Virginia Wise, Trường đại học luật Harvard, “Đăng tải các bản án, quyết định của Tòa án là góp phần cải thiện hệ thống pháp luật và thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam”.
Điều 269 BLTTDS : quy định về cấp trích lục bản án; giao, gửi bản án:
Khoản 4: Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ bản án, quyết định của Tòa án có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
Điều 315 BLTTDS: quy định về gửi bản án, quyết định phúc thẩm
Khoản 3. Bản án phúc thẩm được Tòa án cấp phúc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ trường hợp có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
Điều 350 BLTTDS: Gửi quyết định giám đốc thẩm
Khoản 2. Quyết định giám đốc thẩm được Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ quyết định có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
Điều 357 BLTTDS: Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm
Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.
Điều 370 BLTTDS: Quyết định giải quyết việc dân sự
2. Về bố cục và nội dung của Nghị quyết
Nghị quyết gồm 10 điều; cụ thể như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Nguyên tắc công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án
Điều 3. Bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án
Điều 4. Bản án, quyết định không công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án
Điều 5. Trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp trong việc công bố bản án, quyết định
Điều 6. Thời hạn công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án
Điều 7. Mã hóa thông tin, số hóa bản án, quyết định của Tòa án
Điều 8. Đính chính bản án, quyết định được công bố không chính xác
Điều 9. Tổ chức thực hiện
Điều 10. Hiệu lực thi hành
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Địa chỉ: Số 48 Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 04.62741155
Email: congbobanan@toaan.gov.vn
© Copyright 2017 Tòa án nhân dân tối cao
Để lại một phản hồi