Thuyết nhiễm sắc thể – Nguyên nhân của tội phạm

thuyet-nhiem-sac-the

Thuyết nhiễm sắc thể là gì?

Thuyết nhiễm sắc thể là thuyết xuất phát từ việc nghiên cứu gen của cơ thể con người, tìm ra mối quan hệ giữa nhiễm sắc thể giới tính và hành vi lệch lạc (trong đó có tội phạm).

 

Người đầu tiên nghiên cứu theo hướng này là một học giả người Anh tên là Patricia Jacobs, bà là người đầu tiên đưa ra kiểu nhiễm sắc thể thứ 47 liên quan đến hành vi phạm tội. Thuyết nhiễm sắc thể tội phạm thì nghiên cứu về nhiễm sắc thể và đưa ra kết luận: Người phạm tội là người có đột biến nhiễm sắc thể (có nhiễm sắc thể thứ 47) đã tạo ra tính cách hung hãn trong cuộc sống và sẽ thực hiện tội phạm.

 

Theo thuyết nhiễm sắc thể, nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội đã có kiểu nhiễm sắc thể bất thường so với người bình thường khác. Một người bình thường có kiểu nhiễm sắc thể XY đối với nam, XX đối với nữ. Qua nghiên cứu một số mẫu tù nhân ở Anh, Patricia Jacobs nhận thấy số tù nhân nam có kiểu nhiễm sắc thể XYY, số tù nhân nữ có kiểu nhiễm sắc thể XXX chiếm một tỉ lệ đáng kể trong số tù nhân khảo sát. Những người có kiểu nhiễm sắc thể như vậy gọi là hội chứng Kilinefelter.

 

Như vậy, các nhà tội phạm học tư sản đã xuất phát từ quan điểm sinh học, cho rằng tội phạm có tính chất chống xã hội bẩm sinh, một trong những động lực thúc đẩy tội phạm là do ảnh hưởng di truyền. Với nhận định như vậy thì một bộ phận con người sinh ra là để trở thành tội phạm. Còn những nhà duy tâm thì coi tội phạm là do đấng bề trên quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.