Thời hạn giữ người trong trường hợp khẩn cấp được bắt đầu từ khi nào?

Chuyên mụcLuật hình sự, Thảo luận pháp luật giu-nguoi

Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015 có nhiều điểm mới liên quan đến biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, trong đó sửa đổi chế định bắt khẩn cấp thành giữ người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

Trong thực tiễn, việc ghi thời điểm bắt đầu thời hạn giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp còn chưa thống nhất. Đó là thời điểm bắt đầu thời hạn tạm giữ trong quyết định tạm giữ hay muộn hơn?

Điều 110 BLTTHS 2015 quy định:

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì cơ quan điều tra phải tiến hành các công việc: Lấy lời khai ngay người bị giữ; ra quyết định tạm giữ; ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó; Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp VKS quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.

Thực hiện các thủ tục trên, trong một số trường hợp, hồ sơ đề nghị bắt người bị giữ người trường hợp khẩn cấp, việc ghi thời điểm bắt đầu thời hạn giữ người và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp vẫn còn có quan điểm trái ngược nhau.

Thời hạn giữ người trong trường hợp khẩn cấp được tính từ khi nào?

– Quan điểm thứ nhất: Thời điểm thiết lập biên bản giữ người chính là thời điểm bắt đầu thời hạn tạm giữ trong quyết định giữ người và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Vì khi có biên bản thì người đó đã thực tế bị giữ; giữ thực tế từ thời điểm nào thì tính từ thời điểm đó.

– Quan điểm thứ hai: Thời điểm bắt đầu thời hạn giữ người trong quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp có thể bắt đầu muộn hơn thời điểm có biên bản giữ người.

Ví dụ: biên bản giữ người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp ghi thời điểm giữ từ 14 giờ 00 phút ngày 22/4/2018; quyết định giữ người ghi thời hạn tạm giữ từ 17 giờ 00 phút ngày 22/4/2018.

Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai, bởi các lý do sau:

Theo khoản 1 Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cụ thể thời điểm bắt đầu tính thời hạn tạm giữ trong 03 trường hợp: (1) Kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt; (2) hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình; (3) hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

Từ quy định trên cho thấy:

– Đối với trường hợp 1 tại khoản 1 Điều 118 BLHS bao hàm 03 trường hợp: (1) nhận người bị bắt truy nã; (2) nhận người bị bắt qủa tang; (3) trường hợp Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không trực tiếp ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, các chủ thể đó có thể là chỉ huy tàu bay, tàu biển, sau khi giữ người thì giao lại cho Cơ quan điều tra.

– Đối với trường hợp 2 là trường hợp Cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Các hoạt động thủ tục trong trường hợp này bao gồm: Ra lệnh bắt – lập biên bản bắt – lấy lời khai ngay hoặc áp giải về trụ sở để lấy lời khai. Như vậy, rõ ràng luật không qui định khoảng thời gian lấy lời khai nhưng chưa áp giải về trụ sở làm việc thì được tính vào thời hạn tạm giữ. Do vậy, thời điểm mốc tính thời hạn trong quyết định tạm giữ không trùng với thời điểm thiết lập biên bản giữ người.

Xét về tính phù hợp thì đôi khi việc quy định như vậy cũng sẽ dẫn đến những tình huống không đảm bảo nguyên tắc có lợi cho người bị giữ.

Ví dụ:

– Trường hợp thứ nhất: Anh A bị áp dụng lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản giữ người từ 22 giờ ngày 22/6/2018; quyết định tạm giữ A ghi thời hạn tạm giữ bắt đầu từ 23 giờ ngày 22/6/2018.

– Trường hợp thứ hai: Anh B bị áp dụng lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản giữ người từ 22 giờ ngày 22/6/2018; quyết định tạm giữ A ghi thời hạn tạm giữ từ bắt đầu từ 07 giờ ngày 23/6/2018.

Như vậy, trong hai trường hợp trên A và B đều có thời điểm bị giữ giống nhau. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tạm giữ lại chênh lệch nhau 01 ngày (22 và 23). Việc này ảnh hưởng đến việc trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù sau này (một ngày tạm giữ, tạm giam trừ bằng một ngày tù).

Như vậy, Luật không bắt buộc phải ghi thời hạn tạm giữ bắt đầu từ thời điểm thiết lập biên bản bắt người trong trường hợp khẩn cấp của Cơ quan điều tra nhưng trong qúa trình tiến hành các hoạt động tố tụng thì Cơ quan điều tra “nên” chú ý điều chỉnh thời điểm tính thời hạn tạm giữ sao cho cùng ngày với thời điểm thiết lập biên bản bắt để đảm bảo triệt để nguyên tắc có lợi cho người bị giữ.

Tác giả mong nhận được những ý kiến trao đổi của quý đồng nghiệp và bạn đọc.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Thời hạn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, khái niệm giữ người trong trường hợp khẩn cấp, ví dụ giữ người trong trường hợp khẩn cấp, giữ người trong trường hợp khẩn cấp là gì, bình luận giữ người trong trường hợp khẩn cấp, nội dung pháp lý của biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp
đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền