Thi hành các biện pháp tư pháp hình sự

bien-phap-tu-phap

Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong luật hình sự và do tòa án áp dụng, bổ sung cho hệ thống hình phạt với mục đích thay thế hoặc hỗ trợ hình phạt.

1. Bản chất, nội dung các biện pháp tư pháp hình sự

Các biện pháp tư pháp hình sự, xét về bản chất, là những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do các cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là do Viện kiểm sát và Tòa án áp dụng đối với người phạm tội và những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự do bị bệnh tâm thần hoặc một bị bệnh lý khác đã mất đi khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), các biện pháp tư pháp hình sự không phải là hình phạt bao gồm các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội có: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; Bắt buộc chữa bệnh và các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; Khôi phục lại tình trạng ban đầu; Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Bản chất, đây là những biện pháp hỗ trợ hình phạt trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, hoặc thay thế hình phạt trong nhiều trường hợp, giúp rút ngắn được thủ tục tố tụng, giải quyết nhanh chóng được các vụ án.

2. Các quy định chung về thi hành các biện pháp tư pháp hình sự

* Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp

Quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bao gồm: Quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; Bản án, quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên; Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp phải ghi rõ tên cơ quan và họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành biện pháp tư pháp; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan ra quyết định phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây: Người chấp hành biện pháp tư pháp hoặc đại diện hợp pháp của người đó; Viện kiểm sát cùng cấp trong trường hợp Tòa án ra quyết định; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành biện pháp tư pháp cư trú; Bệnh viện tâm thần trong trường hợp bắt buộc chữa bệnh; Cơ quan đề nghị Tòa án, Viện kiểm sát áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.

* Nguyên tắc thi hành biện pháp tư pháp

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.

3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người phải chấp hành biện pháp tư pháp.

4. Bảo đảm giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội.

5. Bảo đảm việc điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và ngăn ngừa họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

6. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành biện pháp tư pháp.

* Những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành biện pháp tư pháp

– Tổ chức trốn hoặc trốn khỏi trường giáo dưỡng; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị dẫn giải thi hành biện pháp tư pháp; đánh tháo người bị dẫn giải thi hành biện pháp tư pháp.

– Không chấp hành quyết định áp dụng biện pháp tư pháp; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành biện pháp tư pháp hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành biện pháp tư pháp.

– Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành biện pháp tư pháp; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành biện pháp tư pháp.

– Đưa, nhận, môi giới hối lộ, sách nhiễu trong thi hành biện pháp tư pháp; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành biện pháp tư pháp.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị hoặc không đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp, hoãn, đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp trái quy định của pháp luật.

– Cấp hoặc từ chối cấp quyết định, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành biện pháp tư pháp trái quy định của pháp luật.

– Làm sai lệch hồ sơ, sổ sách về thi hành biện pháp tư pháp.

* Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp:

Bệnh viện tâm thần có nhiệm vụ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh; Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong thi hành biện pháp tư pháp được thực hiện theo quy định tại Chương này.

Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành biện pháp tư pháp theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Nhà nước bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để thi hành các biện pháp tư pháp. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình tham gia vào việc giáo dục người phải chấp hành biện pháp tư pháp tại xã, phường, thị trấn, trường giáo dưỡng.

 


Các tìm kiếm liên quan đến biện pháp tư pháp hình sự, sự khác nhau giữa hình phạt và biện pháp tư pháp, so sánh hình phạt và các biện pháp tư pháp, khái niệm biện pháp tư pháp, biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt, mục đích của biện pháp tư pháp, các biện pháp tư pháp là gì, các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên, biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng
đánh giá bài viết

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.