Tài phán hành chính, vụ án hành chính trong tố tụng hành chính

Luật tố tụng hành chính

Khái quát về ngành luật tố tụng hành chínhTài phán hành chính, vụ án hành chính trong tố tụng hành chính

 

Bài viết này nằm trong Phần I – Bài 1: Khái quát về ngành luật tố tụng hành chính

 

1. Tài phán hành chính:

Trường hợp: Ông A có hộ khẩu thường trú tại Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh. Do A có hành vi xây dựng nhà trái phép nên bị UBND Quận 12 ban hành quyết định QĐ 29  về việc xử phạt đối với ông A.

  • Phạt tiền 60 triệu đồng.
  • Tháo dỡ 1/2 căn nhà xây dựng trái phép

=> Sẽ phát sinh 2 trường hợp: Ông A đồng ý sai phạm (Miễn bàn) / Ông A không đồng ý ( với lý do sai luật)

  • Thẩm quyền xử phạt của của chủ tịch UBND quận, huyện là 50 triệu đồng.
  • Chỉ tháo dỡ 1 phần căn nhà => 1/2  là vô lý

Giải:

  • Khiếu nại hành chính
  • Khởi kiện
Khiếu nại Khởi kiện
Ưu điểm Không mất nhiều thời gian (75 ngày), tiền bạc Khách quan ( Ban hành độc lập với xét xử)
Nhược điểm Không đảm bảo tính khách quan  và vô tư (Người có thẩm quyền là người ban hành – xét xử => vừa đá bóng vừa thổi còi. – Mất thời gian (1 năm), tiền bạc

– Không triệt để và quay về người ban hành ban đầu.

1.1. Khái niệm:

Tài phán hành chính là tổng thể những quyền hạn của tòa án hoặc cơ quan hành chính về việc đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể, trong đó có việc giải quyết những tranh chấp hành chính và áp dụng chế tài theo luật định.

1.2. Phân loại về tài phán hành chính:

  • Nghĩa rộng: Tất cả những hình thức giải quyết tranh chấp hành chính
  • Nghĩa hẹp: Giải quyết tranh chấp hành chính bằng con đường Tòa án nhân dân (Tố tụng hành chính)

Nhận định sau đây đúng hay sai:

Thuật ngữ Tài phán hành chính và tố tụng hành chính là đồng nhất.

=> Sai, theo nghĩa hẹp thì đúng nhưng nghĩa hẹp thì sai. Nên nhận định trên là sai.

2. Vụ án hành chính

2.1. Khái niệm vụ án hành chính:

Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quy định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền  trong cơ quan nhà nước và được tòa án thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật.

Để 1 vụ án phát sinh trong thực tiễn cần có những điều kiện sau xảy ra :

  • Có hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Việc khởi kiện được Tòa án nhân dân thụ lý giải quyết

Nhận định sau đúng hay sai :

Nếu không có việc khởi kiện vụ án hành chính sẽ không có vụ án hành chính phát sinh.

=> Đúng, một vụ án phát sinh phải có khởi kiện. Muốn có điều kiện đủ phải có điều kiện cần (Chẳng lẽ tòa án tự giải quyết khi không có án sao).

2.2. Đặc điểm vụ án hành chính:

Đối tượng tranh chấp trong vụ án hành chính là tính hợp pháp của quy định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Những tranh chấp về tài sản, nhân thân không phải là đối tượng tranh chấp chủ yếu trong vụ án hành chính.

Khi đánh giá cần xét trên 2 góc độ:

  • Hình thức
  • Nội dung

Người bị kiện trong vụ án hành chính luôn là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Còn người khởi kiện luôn là cá nhân, cơ quan tổ chức bị tác động bởi các quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

3. Tố tụng hành chính:

3.1. Khái niệm thuật ngữ tố tụng hành chính:

Tố tụng hành chính là toàn bộ các hoạt động (các giai đoạn) được tiến hành trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.

3.2. Các giai đoạn tố tụng hành chính

  • Khởi kiện và thụ lý vụ án.
  • Chuẩn bị xét xử.
  • Xét xử sơ thẩm.
  • Xét xử phúc thẩm.
  • Giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • Thi hành án hành chính.
đánh giá bài viết

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.