Sự thống nhất của các mặt đối lập và trạng thái đứng im của sự vật, hiện tượng

Mặt đối lập

Sự thống nhất của các mặt đối lập và trạng thái “đứng im” của sự vật, hiện tượng

Phạm trù “mặt đối lập”: Mặt đối lập là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong mỗi sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự đồng hoá và dị hoá; trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền… Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập.

– “Sự thống nhất của các mặt đối lập” là sự nương tựa vào nhau, ràng buộc, quy định lẫn nhau, không tách rời của các mặt đối lập, mặt này phải lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại. Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tương đối, là tạm thời, nó làm nên trạng thái đứng im của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: …

Đứng im là gì?

Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng, ổn định; vận động mà chưa làm thay đổi căn bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật. Trạng thái đứng im của sự vật, hiện tượng chỉ là tương đối, là tạm thời.

Ví dụ:: …

Như vậy, sự thống nhất của các mặt đối lập tương ứng với trạng thái “đứng im” tương đối, tạm thời của sự vật, hiện tượng-là thời điểm mà có sự thống nhất biện chứng giữa mặt “chất” và mặt “lượng” của sự vật, hiện tượng trong khoảng giới hạn của một “độ”-là thời điểm xác định sự vật, hiện tượng còn đang là nó mà chưa chuyển thành cái khác.

Theo Lênin: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập, bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”.

>>> Xem thêm: Sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng

5/5 - (12260 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.