Sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng

Chuyên mụcTriết học Mặt đối lập

Sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng

– Theo Ph.Ăngghen: Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, – tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất-thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.

Phạm trù “mặt đối lập”: Mặt đối lập là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong mỗi sự vật, hiện tượng.

Ví dụ như: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự đồng hoá và dị hoá; trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền… Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập.

– “Sự đấu tranh của các mặt đối lập” là sự tác động theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng. Sự đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa giữa chúng, qua đó mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ…

Ví dụ: …

– Trong sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, sự thống nhất là tương đối, tạm thời còn sự đấu tranh là tuyệt đối, là vĩnh viễn. Sự đấu tranh của các mặt đối lập làm nên sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất.

Ví dụ: …

Theo Lênin: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập, bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”; “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới.

>>> Xem thêm: Sự thống nhất của các mặt đối lập và trạng thái đứng im của sự vật, hiện tượng

5/5 - (7258 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền