So sánh phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành để chỉ rõ điểm giống và khác nhau cơ bản giữa 2 hành vi phạm tội này.
Các nội dung liên quan:
- Trình bày các giai đoạn thực hiện tội phạm theo BLHS 2015
- Bình luận Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo BLHS 2015
- Bình luận Phạm tội chưa đạt theo Bộ luật Hình sự 2015
- Định tội danh đối với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
- Định tội danh đối với hành vi phạm tội chưa hoàn thành
Điểm giống nhau giữa phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đều là trường hợp tội phạm không được thực hiện đến cùng.
Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Phạm tội chưa đạt | Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội | |
Khái niệm | Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. | Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. |
CSPL | Điều 15 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 | Điều 16 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 |
Nguyên nhân tác động | Đối với hành vi phạm tội chưa đạt việc người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa lại là do nguyên nhân khách quan tác động (chứ không phải do chủ quan như tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) khiến cho hành vi phạm tội không thể thực hiện được đến cùng.(*) | Người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là xuất phát từ ý muốn chủ quan của bản thân họ quyết định không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa nên ở góc độ nào đó, hành vi này được xem là đã mất tính nguy hiểm cho xã hội. (**) |
Hậu quả pháp lý | Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. | Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong trường hợp hành vi của họ không cấu thành tội phạm khác; còn nếu hành vi của họ đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đó. |
Ví dụ minh họa |
Ví dụ về phạm tội chưa đạtA đã lên kế hoạch giết mọi người gia đình B bằng cách đặt bom hẹn giờ ở tất cả các của ra vào nhà B, nhưng trong quá trình thực hiện tội phạm đang gài bom thì bị phát hiện, bắt giữ. |
Ví dụ về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tộiA cầm dao đến nhà B nhằm giết B, điều kiện khách quan không có gì cản trở nhưng A tự dưng A nghĩ lại những lúc 2 người ta hạnh phúc bên nhau nên day dứt trong lòng, vứt dao và quay về nhà. |
(*) Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt
Có hai loại phạm tội chưa đạt đó phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
– Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội ví nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.
– Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu qủa nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn không xảy ra.
(**) Điều kiện để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi:
– Việc chấm dứt thực hiện ý định hoặc hành vi phạm tội của người phạm tội phải “tự nguyện” và “dứt khoát”, có nghĩa người đó phải hoàn toàn từ bỏ ý định phạm tội hoặc hành vi phạm tội mà họ đã bắt đầu, chứ không phải tạm thời dừng lại chốc lát để chờ cơ hội, điều kiện thuận lợi khác hay chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ hơn công cụ, phương tiện phạm tội sẽ tiếp tục phạm tội;
– Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải và chỉ xảy ra trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt, chứ không thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội phạm hoàn thành;
– Điều kiện khách quan không có gì ngăn cản việc thực hiện, nếu người phạm tội muốn thực hiện tội phạm, họ hoàn toàn có thể tiến hành được.
Các tìm kiếm liên quan đến so sánh phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: điểm khác nhau giữa phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, so sánh phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, so sánh chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, ví dụ về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, tiểu luận tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, ví dụ về chuẩn bị phạm tội, ví dụ về tội phạm kết thúc, trách nhiệm hình sự của phạm tội chưa đạt, ví dụ về các giai đoạn thực hiện tội phạm
Để lại một phản hồi