So sánh phạt vi phạm hợp đồng với bồi thường thiệt hại

Chuyên mụcLuật dân sự, Luật thương mại Hợp đồng

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai chế tài thường xuyên được áp dụng khi một trong các bên của quan hệ hợp đồng vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Tuy nhiên, căn cứ áp dụng, nội dung và phương thức xử lý của hai hình thức này lại hoàn toàn khác nhau.

 

Các nội dung liên quan:

 

Điểm giống nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng với bồi thường thiệt hại

  • Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đều được áp dụng với các hợp đồng có hiệu lực
  • Đều là trách nhiệm pháp lý áp dụng với các chủ thể hợp đồng.
  • Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đều được áp dụng với các hợp đồng có hiệu lực
  • Đều là trách nhiệm pháp lý áp dụng với các chủ thể hợp đồng.
  • Do có hành vi vi phạm của các chủ thể hợp đồng
  • Đều quan tâm đến yếu tố lỗi của chủ thể hợp đồng
  • Bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị vi phạm
  • Là quy định của pháp luật nhằm tác động vào ý thức tôn trọng pháp luật, xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể tham gia hợp đồng
  • Do có hành vi vi phạm của các chủ thể hợp đồng

Bồi thường thiệt hại

Điểm khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng với bồi thường thiệt hại

Phạt vi phạm Bồi thường thiệt hại
Khái niệm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này. (Điều 300 Luật thương mại 2005)

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. (Khoản 1 Điều 302 Luật thương mại 2005)

Tính phổ biến Áp dụng phổ biến đối với các vi phạm hợp đồng. Chỉ áp dụng khi khả năng thiệt hại có thể xảy ra
Mục đích – Bảo vệ quyền lợi ích cả 2 bên chủ thể

– Là trách nhiệm pháp lí nhằm nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng

– Bảo vệ lợi ích bên bị vi phạm

– Nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên vi phạm

Điều kiện áp dụng – Có thỏa thuận áp dụng

– Không cần có thiệt hại thực tế.

– Chỉ cần chứng minh có vi phạm.

– Không cần có thỏa thuận áp dụng

– Có thiệt hại thực tế xảy ra

– Hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp

– Phải chứng minh có thiệt hại thực tế xảy ra.

Nghĩa vụ của các bên Chỉ cần thoản thuận trong hợp đồng thì khi có hành vi vi phạm có thể áp dụng

– Nghĩa vụ chứng minh tổn thất;

– Nghĩa vụ hạn chế tổn thất.

Giới hạn áp dụng Tối đa là 8% phần hợp đồng bị vi phạm Theo giá trị thiệt hại thực tế.

Ví dụ về phạt vi phạm hợp đồng

Công ty A và Công ty B thỏa thuận (trong hợp đồng bán hàng) là Công ty B sẽ thanh toán tiền mua hàng vào ngày 25/4/2017. Nhưng đến ngày đó, Công ty B không thanh toán. Như vậy Công ty B bị xem là vi phạm hợp đồng. Cụ thể hơn là vi phạm nghĩa vụ thanh toánTrong điều khoản nội dung Hợp đồng bán hàng giữa hai bên có quy định: Nếu Công ty B chậm thanh toán tiền mua hàng, thì sẽ bị phạt 1% giá trị lô hàng cho mỗi ngày chậm. Đây chính là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng. Việc phạt vi phạm hợp đồng không mang tính bắt buộc, mà do các bên thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên thỏa thuận này (nếu có), thì phải thể hiện rõ trong hợp đồng. Nếu trong hợp đồng không có nội dung này thì xem như hai bên không thỏa thuận.

Ví dụ về bồi thường thiệt hại

Ông A bán cho ông B một căn nhà. Trong hợp đồng mua bán nhà quy định nếu ông A chậm giao nhà thì bị phạt 5 triệu đồng/ngày chậm và phải bồi thường thiệt hại cho ông B do việc chậm giao ra gây ra. Sau đó, ông A đã không giao nhà đúng hạn mà chậm tới 30 ngày. Do việc này, ông B phải đi thuê chỗ khác ở tạm mất 20 triệu đồng. Số tiền thuê nhà này có thể xem là thiệt hại và ông A đã bồi thường cho ông B theo như thỏa thuận trong hợp đồng.


Các tìm kiếm liên quan đến so sánh phạt vi phạm hợp đồng với bồi thường thiệt hại, mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, so sánh đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng, so sánh bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm, so sanh che tai phat vi pham voi boi thuong thiet hai trong thuong mai, ví dụ về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, so sánh đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng, ví dụ về phạt vi phạm hợp đồng, vi phạm hợp đồng là gì

3.5/5 - (4 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền