So sánh khám xét người với xem xét dấu vết trên thân thể

Chuyên mụcLuật tố tụng hình sự xem-xet-dau-vet-tren-co-the

So sánh khám xét người với xem xét dấu vết trên thân thể theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015) để chỉ rõ điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chúng.

 

Các nội dung liên quan:

 

So sánh khám xét người với xem xét dấu vết trên thân thể

Khám xét người  Xem xét dấu vết trên thân thể
Khái niệm Khám xét người là lục soát, tìm tòi trong người, trong quần áo đang mặc và đồ vật đem theo của bị can, bị cáo, người bị bắt giữ trong trường hợp quả tang hoặc khẩn cấp, người đang bị truy nã hoặc người có mặt ở nơi đang bị khám xét mà có căn cứ cho rằng người đó đang giấu trong người đồ vật cần thu giữ, nhằm mục đích phát hiện, thu giữ những vật chứng và tài liệu liên quan đến vụ án. Xem xét dấu vết trên thân thể là hoạt động điều tra do Điều tra viên tiến hành nhằm phát hiện trên thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện dấu vết của tội phạm (tức là dấu vết do hành vi phạm tội gây ra như: vết đâm, chém, vết bầm, vết xước… trên người những đối tượng trên) hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án như vết xăm trổ, chàm, bớt, sẹo cần xem xét để nhận dạng bị can, bị cáo…
CSPL Điều 194 BLTTHS 2015 Điều 203 BLTTHS 2015
Đối tượng Bị can, bị cáo, người bị bắt giữ trong trường hợp quả tang hoặc khẩn cấp, người đang bị truy nã Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng (Khoản 1 Điều 203 BLTTHS 2015).
Yêu cầu Có lệnh khám xét Điều tra viên tiến hành
Mục đích Tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án Phát hiện dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án

 

Các tìm kiếm liên quan đến so sánh khám người với xem xét dấu vết trên thân thể, khám người theo thủ tục tố tụng hình sự, so sánh khởi tố vụ án hình sự với khởi tố bị can, khám người là gì, xem xét dấu vết trên thân thể là gì, so sánh hỏi cung và lấy lời khai, khám xét dấu vết trên thân thể, điều 142 bộ luật tố tụng hình sự

5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền