So sánh hoạt động ủy thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại

Chuyên mụcLuật thương mại Giao dịch thương mại quốc tế

Ủy thác mua bán hàng hoá là gì?

Điều 155 Luật Thương mại 2005 đã quy định: “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác”.

Đại lý thương mại là gì?

Điều 166 Luật Thương mại 2005, “Đại lý thương mại là… hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng để hưởng thù lao”.

So sánh hoạt động ủy thác mua bán hàng hoá với đại lý thương mại

Điểm giống nhau giữa hoạt động ủy thác mua bán hàng hoá với hoạt động đại lý thương mại

–  Xét về bản chất, cả hai loại đều là loại hợp đồng dịch vụ, vì vậy đối tượng hướng đến giữa các bên khi giao kết là thực hiện một công việc. Vì vậy cho dù có sự xuất hiện của hàng hóa thì ở đây nó cũng không phải là đối tượng của hợp đồng mà chỉ là đối tượng trong hợp đồng mua bán giữa bên nhận giao kết và bên thứ ba.

– Cả hai loại giao dịch trên đều là loại hình dịch vụ trung gian thương mại, trong đó bên nhận dịch vụ sẽ thực hiện công việc thay cho bên giao kết để hưởng thù lao. Do vậy quyền sở hữu hàng hóa hay các quyền sở hữu khác vẫn thuộc về bên thuê dịch vụ, bên nhận dịch vụ chỉ thay mặt để giao dịch với bên thứ ba. Tuy nhiên, khác với loại hình đại diện thương nhân, mà bên nhận dịch vụ sẽ nhân danh bên thuê dịch vụ để thực hiện các công việc, cũng như với loại hình môi giới thương mại, mà bên nhận dịch vụ hoàn toàn không tham gia vào quá trình ký kết hợp đồng giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba, trong cả ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại thì bên nhận dịch vụ đều nhân danh chính mình để thực hiện công việc. Trong cả ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại, bên nhận dịch vụ có thể giao kết dịch vụ trung gian của mình với nhiều bên thuê dịch vụ, trừ trường hợp cụ thể mà pháp luật không cho phép.

– Chủ thể nhận giao kết trong cả hai loại đều phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên giao kết và bên thứ ba theo quy định của điều 6 Luật Thương mại. Hơn nữa, trong cả ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại đều có sự mua bán hàng hóa nên bên nhận dịch vụ còn phải là thương nhân được phép của Nhà nước kinh doanh các mặt hàng đó.

– Về mặt hình thức, cả ủy thác mua bán hàng hóa lẫn đại lý thương mại đều phải được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điểm khác nhau giữa hoạt động ủy thác mua bán hàng hoá với hoạt động đại lý thương mại

Tiêu chí HĐ ủy thác mua bán hàng hoá HĐ đại lý thương mại
Chủ thể Bên thuê dịch vụ có thể không phải là thương nhân
Người ủy thác mua bán hàng hóa có thể là người sản xuất
Bên nhận dịch vụ bắt buộc phải là thương nhân
Phạm vi hoạt động Phạm vi hoạt động của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa chỉ giới hạn trong hoạt động mua bán Luật Thương mại 2005 đã mở rộng phạm vi hoạt động đại lý thương mại, ngoài mua bán hàng hóa còn là cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Tính chất hoạt động Ủy thác mua bán hàng hóa thường mang tính vụ việc đơn lẻ Đại lý thương mại thường là quá trình hợp tác lâu dài giữa các bên. Chính vì vậy, bên nhận đại lý thường được tự do lựa chọn khách hàng hơn so với bên nhận ủy thác, nhưng cũng phải sự lệ thuộc nhất định và chịu sự giám sát chặt chẽ của bên giao đại lý hơn bên nhận ủy thác.
Tính chuyên môn Quan hệ ủy thác thường xuất hiện khá nhiều trong đời sống bình thường dưới hình thức ký gửi. Một người đã về hưu không có việc làm ở nhà làm ra một số đồ thủ công có thể đem ký gửi, tức là ủy thác cho thương nhân có khả năng bán để bán hàng hóa cho mình. Việc sản xuất ở đây là không thường xuyên, liên tục, và bản thân bên thuê dịch vụ tuy có hướng đến mục đích lợi nhuận nhưng không mang tính chất nghề nghiệp, không phải là phương cách nuôi sống bản thân. Còn trong quan hệ  đại lý thương mại, cả hai bên đều là thương nhân, tức là đều hoạt động thương mại với tính chất nghề nghiệp. Do đó việc sản xuất hàng hóa sẽ được đảm bảo ổn định.
Có thể nói quan hệ đại lý thương mại là loại hình thương mại phát triển cao hơn so với quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa, hay nói cách khác là sự “chuyên nghiệp hóa” hoạt động dịch vụ.
Bên nhận Bên nhận ủy thác chỉ được thực hiện chức năng mua bán. Bên nhận đại lý có quyền cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
3.5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền