Quản lý văn phòng luật sư, công ty luật

Chuyên mụcBạn có biết?, Luật Luật sư Công ty luật (Law Firm)

Quản lý văn phòng luật sư và công ty luật là một công việc không đơn giản. Đó là một kỹ thuật vì nó đòi hỏi phải biết những điều kiện, những nguyên tắc… nhưng đồng thời sự quản lý này cũng là một nghệ thuật vì mỗi  luật sư sẽ có phương pháp quản lý trên cơ sở áp dụng, vận dụng và xử lý những điều kiện chung, những nguyên tắc chung.

 

Những nội dung liên quan:

 

Quản lý văn phòng luật sư, công ty luật

Mục lục:

Tổ chức hành nghề luật sư

1. Lĩnh vực quản lý

Mỗi văn phòng luật sư, mỗi công ty luật, nhìn chung được quản lý trong bốn lĩnh vực cơ bản:

– Quản lý hoạt động;

– Quản lý nhân sự;

– Quản lý tài chính;

– Quản lý hồ sơ.

Trong bốn lĩnh vực quản lý này, quản lý nhân sự là lĩnh vực khó nhất, đáng quan tâm nhất vì nhân sự là trung tâm của sự phát triển.

a) Quản lý hoạt động

Lĩnh vực quản lý này nhằm biết rõ được phạm vi lĩnh vực hoạt động của văn phòng luật sư, của công ty luật nhằm phát triển, đạt kết quả tốt trong hoạt động và đề phòng ngừa những sai phạm có thể xảy ra trong các lĩnh vực hoạt động.

b) Quản lý nhân sự

Lĩnh vực quản lý này nhằm đáp ứng yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực, phát huy khả năng của mỗi thành viên. Giữ gìn và phát triển sự đoàn kết, độ tin cậy giữa các thành viên với nhau, giữa các thành viên với Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật.

c) Quản lý tài chính

Quản lý tài chính nhằm biết được thu chi của văn phòng luật sư, của công ty luật, không thể xảy ra những vi phạm đối với khách hàng (về thù lao), đối với Nhà nước (về nghĩa vụ thuế).

d) Quản lý hồ sơ

Để nhằm đảm bảo hồ sơ của văn phòng luật sư, của công ty luật và của khách hàng không bị thất thoát. Đồng thời, để thực hiện đúng mức nguyên tắc đảm bảo bí mật cho khách hàng.

2. Quyền quản lý và trách nhiệm

Quyền quản lý và trách nhiệm quản lý đặt trên cơ sở góp vốn thành lập văn phòng luật sư, thành lập công ty luật.

Đây là trách nhiệm vô hạn, dù văn phòng luật sư hay công ty luật. Vì vậy, cần quan tâm đến việc mua bảo hiểm nghề nghiệp. Vấn đề trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới đối với các trường hợp cụ thể.

3. Quản lý phát triển

Quản lý văn phòng luật sư và công ty luật đòi hỏi tính chất quản lý phát triển. Quản lý để phát triển, vì vậy cần có khách hàng, phát triển: Phát triển nhân sự, phát triển tổ chức (thêm chi nhánh), phát triển lĩnh vực hoạt động.

4. Nguyên tắc quản lý văn phòng luật sư, công ty luật

a) Nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nước với vai trò tự quản

Ở đây vấn đề tự quản lý của mỗi văn phòng luật sư, mỗi công ty luật và của chính mỗi thành viên của văn phòng luật sư và công ty luật là rất cần thiết.

b) Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Trong quản lý văn phòng luật sư, công ty luật yêu cầu nguyên tắc tuân thủ pháp luật rất cần thiết. Nó đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của văn phòng luật sư và công ty luật.

c) Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp sẽ bổ sung cho nguyên tắc tuân thủ pháp luật của luật sư. Nó gắn kết và kiểm soát hoạt động của mỗi một luật sư và của cả tổ chức hành nghề.

Trong nguyên tắc này, truyền thống của nghề luật sư cần được phổ biến và đề cao. Đồng thời, vai trò của Đoàn luật sư rất quan trọng và cần thiết, vì Đoàn luật sư là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, có quyền và nghĩa vụ giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

Trong hoạt động luật sư, tổ chức – quản lý văn phòng luật sư, công ty luật là vấn đề được pháp luật các quốc gia quan tâm trong pháp luật về luật sư. Tuy nhiên, pháp luật về luật sư chỉ đề cập những vấn đề chủ yếu, liên quan nhiều đến quản lý Nhà nước đối với hoạt động luật sư. Các vấn đề khác thuộc về truyền thống của nghề luật sư, thuộc về kinh nghiệm và nghệ thuật của mỗi người. Vì vậy, vấn đề tổ chức – quản lý văn phòng luật sư, công ty luật là vấn đề nhạy cảm theo ý nghĩa nói đến nó ai cũng thấy là vấn đề mở, ai cũng có thể có ý kiến và nó không ngừng phát triển.

>>> Xem thêm: Danh sách các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam hiện nay

5/5 - (19328 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền