Phân tích các hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

Chuyên mụcLuật doanh nghiệp Công ty hợp danh

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì thành viên của công ty hợp danh là cá nhân, còn tổ chức không được tham gia góp vốn để trở thành thành viên hợp danh công ty hợp danh mà chỉ có thể là thành viên góp vốn.

 

Những nội dung liên quan:

 

Tất cả các thành viên hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề và bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề phải được nộp khi làm hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp vì doanh nghiệp hợp danh hoạt động kinh doanh trong một số ngành, nghề, lĩnh vực như dịch vụ khám chữa bệnh, kinh doanh dược phẩm, dịch vụ thiết kế công trình, dịch vụ kiểm toán, dịch vụ môi giới chứng khoán,… một số ngành, nghề khác.

Các hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014

Điều 175. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Phân tích các hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

* Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Có thể lấy 1 ví dụ để giải thích:

– A và B là thành viên Hợp danh công ty X: công ty có tổng tài sản góp vốn 20 triệu và tổng tài sản cá nhân là 80 triệu, tức tổng tài sản có thể phải sử dụng là 100 triệu. trong đó A 50 triệu và B 50tr.
– A là chủ doanh nghiệp tư nhân Y: A có tổng tài sản là 50 triệu (vốn đầu tư chỉ 10 triệu)

Có thể sảy ra các trường hợp sau:

– 1. doanh nghiệp tư nhân có khoản nợ: 30 triệu => A phải trả 30 tr, còn lại là 20tr
Nếu đồng thời, công ty hợp danh X cũng có khoản nợ 60 triệu, thì A chỉ có thể thanh toán 20triệu, còn lại B – thành viên hợp danh còn lại phải thanh toán 40 triệu đồng.

– 2. doanh nghiệp tư nhân Y có khoản nợ là > 50 triệu => A phải trả 50 triệu = toàn bộ tài sản mà A có bao gồm cả tài sản trong công ty hợp danh X

Nếu công ty hợp danh X có bất cứ khoản nợ nào thì chỉ mình B – thành viên Hợp danh còn lại phải thanh toán toàn bộ số nợ.

=> Như vậy, trường hợp nào thì B cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng quyền lợi của mình.
Đối với trường hợp A là thành viên hợp danh của 1 Công ty Hợp danh Z nào đó chẳng hạn, thì hậu quả cũng có thể sảy ra tương tựu như trên.

Vì vậy, để thành viên HD (A) được phép làm chủ doanh nghiệp tư nhân, hoặc thành viên HD của công ty hợp danh khác, thì phải được sự Đồng Ý của thành viên Hợp danh (B) còn lại.

* Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

* Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

– Thứ nhất: Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Công ty (Điều 130.1.b Luật doanh nghiệp).

– Thứ hai: Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ: Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty” (Đ134.2.đ Luật doanh nghiệp)

Việc Luật doanh nghiệp quy định sự hạn chế này nhằm đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm tài sản vô hạn của thành viên hợp danh đối với doanh nghiệp khi có phát sinh các rủi ro hoặc nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng.

Đây là một trong những hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh bởi chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản của công ty ( không chỉ trong phạm vi số vốn đăng ký). Mà thành viên của công ty hợp danh cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp, có nghĩa là thành viên hợp danh cũng chịu trách nhiệm tài sản vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hợp danh. Do đó, nghĩa vụ của thành viên hợp danh có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các thành viên hợp danh khác, vì vậy mà pháp luật không cho phép một cá nhân được làm thành viên hợp danh của hai công ty hợp danh hoặc thành viên hợp danh được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác.


Các tìm kiếm liên quan đến Phân tích các hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh, những hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh, thành viên công ty hợp danh, thành viên hợp danh không được làm điều gì sau đây, câu hỏi về công ty hợp danh, lợi ích của công ty hợp danh, chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, những rủi ro của thành viên hợp danh, thành viên hợp danh có được góp vốn vào công ty khác

5/5 - (7896 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền