Phân biệt thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thanh tra nhân dân

Chuyên mụcLuật hành chính Thanh tra

Phân biệt thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhân dân

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Nội dung Thanh tra hành chính Thanh tra chuyên ngành Thanh tra nhân dân
Khái niệm “Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp” (khoản 2 Điều 4 luật thanh tra)Theo LTT,trách nhiệm và quyền thực hiện “thanh tra của cơ quan” thuộc về thủ trưởng cơ quan, do vậy, “thanh tra hành chính” thực chất là hoạt động thanh tra của thủ trưởng các cơ quan hành chính. “Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý” (khoản 3 Điều 4 luật thanh tra) Hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
Tính chất Nội bộ hệ thống Theo nghành, lĩnh vực Giám sát xã hội
Cơ sở Quan hệ trực thuộc của các đối tượng thanh tra, kiểm tra với (thủ trưởng) cơ quan hành chính Không có quan hệ trực thuộc
Quyền hạn Rất lớn, kể cả quyền áp dụng chế tài kỷ luật, thay đổi về nhân sự Không có quyền áp dụng chế tài kỷ luật, thay đổi nhân sự nhưng có quyền xử phạt hành  chính.Ngoài ra,khi thực hiện thanh tra các vụ vi phạm phức tạp, nghiêm trọng thì thanh tra chuyên ngành phải và có quyền tiến hành kiểm tra rất tỉ mỉ, cụ thể không khác gì công tác điều tra (nhưđiều tra vi phạm xả nước thải ra sông Thị Vải của công ty Vê Đan).   Nhiều khi tổ chức thanh tra nhân dân cũng thực hiện quyết định thanh tra của thủ trưởng cùng cấp hay phối hợp với Thanh tra nhà nước thì nó cũng mang tính chất nhà nước, nhưng quyền hạn thanh tra chỉ hạn chế ở quyền kiến nghị (Điều 59 LTT).
Chủ thể thực hiện Thủ trưởng hoặc cấp phó của thủ trưởng và những thành viên được ủy quyền của tất cả các cơ quan hành chính các cấp (Thủ tướng và các phó Thủ tướng hoặc các thành viên Chính phủ được ủy quyền. Chánh thanh tra (bộ,sở), các trưởng đòan thanh tra, thanh tra viên được trao quyền. Ban Thanh tra nhân dân
Trách nhiệm  thủ trưởng Thủ trưởng đều chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn bộ Thủ trưởng chỉ chịu trách nhiệm chung về quản lý, chỉ đạo, mà chịu trách nhiệm cụ thể và trực tiếp là các chủ thể trực tiếp thực hiện thanh tra
Phạm vi thanh tra, kiểm tra Toàn bộ hoạt động của tất cả các cơ quan hành chính các cấp và các ngành, lĩnh vực trực thuộc cơ quan có quyền thanh tra trên phạm vi toàn quốc hoặc ở địa phương hoặc ngành, lĩnh vực. Là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực Là việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (khoản 1 Điều 59 LTT).
Phương pháp tác động Mang tính quyền lực lớn, như quyền của Thủ tướng và chủ tịch UBND trong quan hệ với các cơ quan, người có chức vụ trực thuộc được quy định trong Hiến pháp và các luật. Là kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó; kiến nghị với người đứng đầu ở cơ sở khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát (Điều 59)
Tổ chức hệ thống  Gồm:– Thanh tra Chính phủ – là cơ quan của Chính phủ, có vị trí như một bộ;

– Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – là cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh, có vị trí như một sở (gọi chung là “thanh tra tỉnh”);

– Thanh tra huyện và cấp tương đương thuộc UBND cấp huyện, có vị trí như một phòng (gọi chung là “thanh tra huyện”).

Gồm:– Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là “thanh tra bộ”) – là tổ chức trực thuộc bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;

– Thanh tra sở – là tổ chức trực thuộc giám đốc sở hoặc tương đương (gọi chung là “thanh tra sở”).

Gồm:-Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn thì do nhân dân (hoặc đại biểu nhân dân) xã, phường, thị trấn bầu ra và do ủy ban MTTQVN xã, phường, thị trấn chỉ đạo hoạt động;

-Ban Thanh tra nhân dân ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức cơ sở khác của Nhà nước thì do đại hội (hoặc đại hội đại biểu) công chức, viên chức của đơn vị lập ra và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chỉ đạo hoạt động.

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, người có thẩm quyền, người được trao quyền 1. Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định do bộ đó ban hành trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước, của Tổng thanh tra về công tác thanh tra; nếu Bộ trưởng không đình chỉ hoặc huỷ bỏ văn bản đó thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định (khoản 5 Điều 16 LTT).2. Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trái với văn bản của Tổng thanh tra về công tác thanh tra (khoản 6 Điều 16 LTT).

3. Xem xét những vấn đề mà Chánh thanh tra bộ không nhất trí với Bộ trưởng, Chánh thanh tra tỉnh không nhất trí với Chủ tịch UBND cấp tỉnh về công tác thanh tra và đề nghị Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét lại; trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh không xem xét hoặc đã xem xét nh¬ưng Tổng thanh tra không nhất trí thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định” (khoản 8 Điều 16 LTT).

 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành được quy định tại các điều 49, 50 và 52 của LTT.Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Trong quá trình thanh tra chuyên ngành, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn như trưởng đoàn thanh tra hành chính quy định tại Điều 39 của Luật này, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành còn có những  nhiệm vụ, quyền hạn đáng chú ý sau đây (theo Điều 49):

1. Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề;

2. Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;

3. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Thanh tra viên chuyên ngành: Theo Điều 50, khi thanh tra theo đoàn thì cũng có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này như thanh tra viên hành chính. Ngoài ra, cũng có ba loại quyền hạn như Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành theo

Người ra quyết định thanhtra chuyên ngành: Theo Điều 52, người này có những nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình thanh tra (Điều 42) và ra kết luận thanh tra (Điều 43 LTT) cũng như người ra quyết định thanh tra hành chính. Ngoài ra còn có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Các bảo đảm cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân là các quy định của LTT về trách nhiệm của UBND cấp xã hoặc thủ trưởng cơ quan tương ứng phải tạo điều kiện cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, phải xem xét, giải quyết và trả lời các kiến nghị, yêu cầu của Ban Thanh tra nhân dân trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị đó, v.v
Thủ tục thanh tra – Ra quyết định thanh tra :

  • Quyết định việc thanh tra hành chính và thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra chỉ thuộc về thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và theo đề nghị của Tổng thanh tra, chánh thanh tra cùng cấp chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm trước (Điều 35).
  • Ra quyết định thanh tra hành chính thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan thanh tra, nhưng khi cần thiết thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cũng thực hiện quyền này (Điều 36)
  • Chuẩn bị thanh tra: trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt trước ngày công bố quyết định thanh tra và làm các công việc chuẩn bị cần thiết khác.

– Tiến hành thanh tra:

  • Áp dụng các quyền hạn trong quá trình thanh tra
  • Thời hạn thanh tra (Điều 38): Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra.

* Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành là 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày; . trường hợp đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày;

* Cuộc thanh tra do thanh tra tỉnh, thanh tra bộ tiến hành, tương tự, từ không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp – không quá 70 ngày;

* Cuộc thanh tra do thanh tra huyện, thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn thì có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

– Kết luận, kiến nghị về kết quả thanh tra:

  • Báo cáo kết quả thanh tra
  • Ra kết luận thanh tra
  • Xem xét, xử lý kết luận thanh tra

– Thực hiện quyết định thanh tra:

  • Trách nhiệm xem xét, xử lý kết luận thanh tra thuộc về thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra
  • Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ chấp hành quyết định thanh tra và chấp hành quyết định xử lý của cơ quan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

– Về cơ bản, thủ tục thanh tra chuyên ngành tương tự như thủ tục thanh tra hành chính- LTT chỉ có hai điểm khác do đặc thù của thanh tra chuyên ngành. Đó là quy định về “thanh tra viên chuyên ngành độc lập” (Điều 47) và thời hạn thanh tra chuyên ngành ngắn hơn: thanh tra theo Đoàn không quá 30 ngày, nếu được gia hạn thì chỉ một lần không quá 30 ngày (Điều 48). Nghị định 41/2005 thì không có bổ sung quan trọng nào, trừ bổ sung tại Điều 22 về thời hạn thanh tra chuyên ngành tương tự như bổ sung đối với thời hạn thanh tra hành chính tại Điều 41, rằng thời hạn này là “không kể ngày lễ, ngày nghỉ”.

 

Tự tiến hành theo sáng kiến của chính Ban Thanh tra nhân dân, hoặc theo chỉ đạo của thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị cơ sở.

Các tìm kiếm liên quan đến Phân biệt thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhân dân, ví dụ về thanh tra hành chính, so sánh thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân, ví dụ về thanh tra chuyên ngành, thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục, luật thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn, thanh tra là gì, hình thức thanh tra hành chính, thanh tra hành chính trong giáo dục

5/5 - (5 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền