Mẫu đơn xin ly hôn chuẩn 2019 (có hướng dẫn cách viết)

Chuyên mụcLuật hôn nhân và gia đình, Mẫu đơn Mẫu đơn xin ly hôn chuẩn

Tải về máy mẫu đơn xin ly hôn chuẩn 2019 có kèm hướng dẫn và thủ tục lý hôn nhanh chóng theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Các nội dung liên quan:

>>> Tải về máy: Đơn xin ly hôn 

 

Mẫu đơn xin ly hôn

Tải mẫu đơn xin ly hôn chuẩn 2019

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN XIN LY HÔN

 

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN …

Tôi tên : Nguyễn Văn A         năm sinh : 1974

CMND (Hộ chiếu) số: 123456789  ngày cấp: …/…./20… và nơi cấp : Công an tỉnh…

Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc) Xóm…, xã…, huyện…, tỉnh…

Xin được ly hôn với: Bà Nguyễn Thị B   năm sinh  1982

CMND (Hộ chiếu) số: 123456789 ngày cấp…/…/20… và nơi cấp : Công an tỉnh…

Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ) Xóm…, xã…, huyện…, tỉnh…

* Nội dung xin ly hôn: (A1) (Các bên trình bày theo hoàn cảnh và lý do thực tế của mình), Luật Minh Khuê chỉ đưa ra một ví dụ cụ thể về cách ghi để khách hàng tham khảo.

Ngày….tháng….năm…Tôi có kết hôn với bà Nguyễn Thị B và chung sống với nhau hạnh phú đến đầu năm 20… thì Bà Nguyễn Thị B có quan hệ ngoài luồng (ngoại tình) với một người đàn ông khác cùng thôn. Mặc dù tôi đã nhiều lần khuyên giải để đảm bảo hạnh phúc gia đình nhưng Vợ tôi là bà Nguyễn Thị B không thay đổi đẫn đến gia đình thường xuyên mâu thuẫn Ảnh hưởng đến việc tâm sinh lý cũng như việc học hành của các con tôi.

Ngày…tháng…năm… Tôi và vợ tôi đã chính thức sống ly thân đến nay đã tròn…..năm. Đời sống chung của chúng tôi không thể hòa hợp nay làm đơn này để đề nghị tòa án nhân dân Quận/huyện…giải quyết thủ tục ly hôn.

* Về con chung: (A2) (Ghi thông tin con chung và thỏa thuận quyền nuôi con và trợ cấp cho con nếu có), Luật Minh Khuê đưa ra một ví dụ cụ thể về cách ghi để khách hàng tham khảo.

Chúng tôi có hai con chung:

1. Cháu: Nguyễn Văn Đ   Sinh năm:….

Số CMTND: 123456789 Ngày cấp:…/…/20… Nơi cấp: Công an tỉnh:…

Nghề nghiệp: Công nhân cơ ký tại Xí nghiệp cơ khí số 3 tỉnh…

2. Cháu Nguyễn Thị E  Sinh năm …….

Hiện là học sinh lớp 8B, Trường THCS xã….., huyện……tỉnh….

Chúng tôi thỏa thuận sau khi ly hôn Cháu Nguyễn Thị E sẽ ở sinh sống cùng với Mẹ, hàng tháng Tôi sẽ trợ cấp cho cháu một khoản tiền là:…..VNĐ (bằng chữ………….đồng) đến khi cháu tròn 18 tuổi.

* Về tài sản chung: (A3) (Các bên có quyền tự thỏa thuận phân chia tài sản hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật nếu như không thể đạt được thỏa thuận). Luật Minh Khuê đưa ra một ví dụ về trường hợp các bên đạt được thỏa thuận phân chia tài sản.

Trong trường hợp đạt được thỏa thuận mục này chỉ cần ghi: Tài sản chung, riêng do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu tòa án phân chia. Nếu không có tài sản thì chỉ cần ghi : “Không có tài sản và không yêu cầu tòa án phân chia”

Trong trường hợp có tài sản không thỏa thuận được: Các bên liệt kê Tài sản chung của hai vợi chồng và ghi rõ yêu cầu tòa án phân chia theo đúng quy định của pháp luật.

 

 ……………, ngày ……. tháng……. năm……..

Người làm đơn

(Ký tên Ghi rõ họ và tên)

 

Hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn

1. Phần nội dung đơn ly hôn:

  • Thông tin kết hôn (lấy thông tin theo Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn): thời gian, địa điểm kết hôn,…
  • Thông tin về tình hình hiện tại: hai bên đang sống chung hay ly thân? Ly thân bao lâu? Mâu thuẫn chính? Mâu thuẫn khác dẫn tới quyết định ly hôn?
  • Nỗ lực tự hòa giải (nếu có): đã cố gắng hòa giải thế nào? Trong thời gian bao lâu?
  • Kết luận: đề nghị xin ly hôn

2. Phần con chung, riêng:

  • Nếu đã có con chung, người viết đơn ghi thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và trách nhiệm nuôi con
  • Nếu một trong hai bên hoặc cả hai bên có con riêng thì ghi rõ thông tin các con, nguyện vọng và trách nhiệm nuôi con
  • Nếu chưa có con thì ghi rõ chưa có con

3. Phần tài sản chung:

  • Những tài sản nào cần Tòa án phân chia, cần pháp luật công nhận sự phân chia thì ghi thông tin chi tiết về tài sản, đề nghị phân chia. (Nhà ở, đất đai, những tài sản đồng sở hữu,…)
  • Nếu không có tài sản chung thì ghi rõ không có tài sản chung

4. Phần nợ chung:

  • Nếu hai bên có nợ chung và muốn Tòa án phân chia nghĩa vụ trả nợ thì ghi cụ thể về khoản nợ (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân chia nghĩa vụ trả nợ
  • Nếu không có nợ chung ghi rõ không có nợ chung

Phần tài liệu kèm theo đơn:

Ghi rõ tên tài liệu, bản chính hay bản sao, đánh số thứ tự cho từng tài liệu.

Giấy tờ, tài liệu bắt buộc kèm theo:

  • Giấy CMND/Hộ chiếu của cả vợ và chồng (bản sao);
  • Hộ khẩu (bản sao công chứng)
  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao)
  • Nếu một trong hai bên đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài thì phải xác nhận của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán
  • Giấy tờ tài liệu liên quan khác: những tài liệu, giấy tờ liên quan tới thỏa thuận giữa hai bên

Thủ tục ly hôn (thuận tình, đơn phương)

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng. Để khách hàng có những hiểu biết cơ bản về thủ tục ly hôn.

Nếu đơn phương xin ly hôn thì Toà án Nhân dân quận, huyện nơi bị đơn đang cư trú (nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) có thẩm quyền giải quyết. Nếu thuận tình ly hôn thì các bên có thể lựa chọn toà án nơi một trong hai bên đang cư trú. Nếu trong vụ án ly hôn có  tranh chấp mà đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Toà án Nhân dân tỉnh, thành phố (Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Nếu thuận tình ly hôn có thể lựa chọn toà án nơi người vợ hoặc người chồng đang cư trú.

1. Quyền ly hôn và căn cứ cho ly hôn

Thứ nhất: Theo quy định của pháp luật thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên trường hợp vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn (nhưng người vợ vẫn có quyền yêu cầu xin ly hôn).

Thứ hai: Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • aTình trạng của vợ chồng trầm trọng;
  • Đời sống chung không thể kéo dài;
  • Mục đích của hôn nhân không đạt được.

Lưu ý: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

2. Thủ tục thuận tình ly hôn (hai vợ chồng đồng thuận ly hôn) như sau:

Điều kiện tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn

  • Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;
  • Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
  • Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Lưu ý: Trường hợp các bên chỉ tranh chấp một trong các vấn đề về tài sản, nuôi con, tình cảm hoặc tuy có thoả thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp theo thủ tục chung (xem tại mục 3).

Thủ tục thuận tình ly hôn

  • Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;
    Lưu ý: Trong trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh.
  • Bước 2: Sau khi nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí Toà án cho người đã nộp đơn;
  • Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án;
    Lưu ý: Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh.
  • Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
    Lưu ý: Phiên họp này phải có sự tham dự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cung cấp với Toà án thụ lý giải quyết.
  • Bước 5: Toà án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn.
    Lưu ý: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay.

2.1 Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình:

Bộ luật TTDS hiện nay không quy định cụ thể thời hạn giải quyết đối với “việc dân sự” yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Nhưng thực tế thời gian này sẽ nhanh hơn so với thời gian giải quyết vụ án đơn phương xin ly hôn).

2.2 Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn gồm có:

  • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
  • CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐQSHNƠ (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

Lưu ý:

  • Một số Toà án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phải qua thủ tục hoà giải tại cơ sở (UBND cấp xã/phường);
  • Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.

3. Thủ tục đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu một bên) như sau:

3.1. Trình tự xin ly hôn đơn phương

  • Bước 1: Vợ hoặc chồng (nguyên đơn) nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;
    Lưu ý: Nếu vợ/chồng hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì phải nộp đơn tại TAND cấp tỉnh.
  • Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn;
    Lưu ý: Trong thực tế thời gian này thường lâu hơn.
  • Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
    Lưu ý: Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh.
  • Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.

3.2. Thời gian giải quyết việc ly hôn đơn phương

  • Thời hạn chuẩn bị xét xử: 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
  • Lưu ý: Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có thể lâu hơn.
  • Thời hạn mở phiên tòa: Từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

3.3. Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn gồm có:

  • Đơn xin ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
  • CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực nếu có);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐQSHNƠ (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

Lưu ý:

  • Một số Toà án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ ly hôn phải qua thủ tục hoà giải tại cơ sở (UBND cấp xã/phường);
  • Một số Toà án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ ly hôn phải có xác nhận về nơi cư trú thực tế của bị đơn (Công an cấp xã/phường xác nhận);
  • Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.

 


Các tìm kiếm liên quan đến don xin ly hon hoan chinh, mẫu đơn xin ly hôn chuẩn, đơn xin ly hôn thuận tình, tải mẫu đơn ly hôn, mẫu đơn ly hôn của toà án, hướng dẫn viết đơn ly hôn, đơn xin ly hôn đơn phương, mẫu đơn xin ly hôn 2018, đơn ly thân, hướng dẫn viết đơn ly hôn, tải mẫu đơn ly hôn, đơn ly thân, mẫu đơn ly hôn của toà án, don xin ly hon hoan chinh, đơn thuận tình ly hôn theo mẫu có chữ ký của 2 bên, mẫu đơn thuận tình ly hôn, Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình, Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương, Mẫu đơn xin đơn phương ly hôn, Mẫu giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng;

đánh giá bài viết

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền