Phân biệt Bản luận tội và Bản cáo trạng của Viện kiểm sát

ban-cao-trang-cua-vien-kiem-sat

Trong pháp luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát (VKS) là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật – đây được xem là một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó, VKS có quyền quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Bởi vậy, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, VKS có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện “Luận tội” và sẽ do Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành tại phiên tòa (điểm c khoản 1 Điều 266 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

 

Các nội dung liên quan:

 

Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều người có thắc mắc rằng: “Bản cáo trạng” của VKS có phải là “Bản luận tội” không? Và câu trả lời cho câu hỏi trên là: “KHÔNG”. Thực tế đây là hai vấn đề thuộc về quyền hạn của VKS nhưng chúng lại được tiến hành vào những thời điểm khác nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hơn nữa, xét về bản chất, nội dung của “Bản cáo trạng” và “Bản luận tội” không phải cùng là một. Ngoài ra, hai vấn đề này cũng mang những ý nghĩa riêng biệt nhất định. Dưới đây là bảng so sánh về sự khác biệt giữa “Bản cáo trạng” và Bản luận tội” của VKS để từ đó giúp mọi người có nhìn nhận rõ ràng, chính xác:

TIÊU CHÍ BẢN CÁO TRẠNG BẢN LUẬN TỘI
Hình thức Văn bản pháp lý – một loại văn bản tố tụng được ghi nhận tại Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Lời trình bày luận tội tại phiên tòa.
Thời điểm tiến hành Trước khi tiến hành xét hỏi,Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo. Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày luận tội.

 

=>> Như vậy, sau khi Kiểm sát viên đã công bố bản cáo trạng vào thời điểm giai đoạn bắt đầu việc tranh tụng tại phiên tòa và trải qua quá trình xét hỏi xong thì sau đó Kiểm sát viên mới tiến hành trình bày lời luận tội.
Nội dung – Bản cáo trạng ghi rõ:

+Diễn biến hành vi phạm tội; +Những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

+Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

+ Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng;

+Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

– Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.

– Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.

– Nội dung luận tội phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ:

+Những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án;

+Tội danh, hình phạt, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự, +Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;

+Mức bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp;

+Nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

– Luận tội của Kiểm sát viên phảicăn cứ vào: những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

– Đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; đề nghị mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng.

– Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Ý nghĩa Là văn bản pháp lý thể hiện quan điểm của VKS về vụ án hình sự trên cơ sở kết quả hoạt động điều tra và ra quyết định truy tố bị can ra trước toà án để xét xử.

Nói cách khác, bản cáo trạng là văn bản pháp lý kết thúc giai đoạn điều tra và mở đầu một giai đoạn tố tụng mới, đó là giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự.

=>VKS quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.

Bản luận tội không những là căn cứ để bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về toàn bộ vụ án mà VKS đã truy tố trước Tòa ántrên cơ sở hoạt động tranh tụng tại phiên tòa.

=> Bản luận tội của VKS là cơ sở để Tòa án xem xét, quyết định việc đưa ra phán quyết của mình đối với người phạm tội và toàn bộ vụ án theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

=>> Như vậy, bản luận tội của VKS phải “căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra và ý kiến của người tham gia tố tụng tại phiên tòa”, bởi vậy nó đảm bảo được tính khác quan, chính xác, đầy đủ hơn so với bản cáo trạng trước đó.  Do đó, bản luận tội mang ý nghĩa quyết định hơn trong việc Tòa án đưa ra phán quyết đối với người phạm tội, đảm bảo nguyên tắc xét xử “đúng người, đúng tội” trong tố tụng hình sự.

 

Các tìm kiếm liên quan đến Phân biệt Bản luận tội và Bản cáo trạng của Viện kiểm sát, bài luận tội của viện kiểm sát, bản luận tội của viện kiểm sát, mẫu bản luận tội của viện kiểm sát, những bản luận tội hay, bài luận tội mẫu, lời luận tội mẫu, bản luận tội của vks, bai luan toi hay nhat

3/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền