Nội dung chính, câu hỏi nhận định và bài tập môn Luật Tố tụng hành chính

de-cuong-luat

Dưới đây là đề cương môn Luật Tố tụng hành chính gồm những nội dung chính, câu hỏi nhận định đúng sai và bài tập tình huống môn Luật Tố tụng hành chính. Xin chia sẻ để các bạn tham khảo:

 

Những nội dung liên quan:

 

Đề cương môn Luật Tố tụng hành chính

Mục lục:

Luật tố tụng hành chính

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

I. NỘI DUNG CHÍNH

  • Khái niệm, đặc điểm của vụ án hành chính
  • Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính
  • Các nguyên tắc sau đây:
    • Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
    • Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án hành chính
    • Hội thẩm, Thẩm phán nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
    • Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
    • Đối thoại trong tố tụng hành chính
    • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

  1. Khi phát sinh tranh chấp hành chính, cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  2. Tất cả các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính đều thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính Việt Nam.
  3. Các quan hệ xã hội trong quá trình thi hành án hành chính không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính.
  4. Quan hệ giữa người khởi kiện và Tòa án chỉ được Luật Tố tụng hành chính điều chỉnh sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án.
  5. Quan hệ giữa người khởi kiện với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính Việt Nam.
  6. Quan hệ giữa Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh.
  7. Quan hệ giữa người tiến hành tố tụng với nhau phải được điều chỉnh bằng phương pháp bình đẳng.
  8. Phương pháp mệnh lệnh chỉ được sử dụng để điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng.
  9. Quyền tài sản và quyền nhân thân không thể là đối tượng tranh chấp trong vụ án hành chính.
  10. Nếu người khởi kiện đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại, nội dung này luôn phải được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
  11. Tòa án không có thẩm quyền xem xét tính hợp lý của quyết định hành chính bị khởi kiện.
  12. Khi khởi kiện vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và Toà án có trách nhiệm phải giải quyết.
  13. Người khởi kiện hoàn toàn có quyền tự định đoạt về yêu cầu khởi kiện trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hành chính.
  14. Đối thoại là một thủ tục Tòa án bắt buộc phải tiến hành trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
  15. Đối thoại chỉ được Tòa án tiến hành trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
  16. Khi các bên đương sự đối thoại thành công, Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án.
  17. Hội thẩm nhân dân tham gia trong tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hành chính.
  18. Hội thẩm nhân dân có đầy đủ các quyền như Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án.
  19. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chỉ độc lập khi xét xử vụ án hành chính tại phiên tòa sơ thẩm.
  20. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đều là thành viên Hội đồng xét xử nên phải thống nhất quan điểm với nhau trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
  21. Quyền tranh tụng của đương sự chỉ được bảo đảm tại các phiên tòa xét xử vụ án hành chính.
  22. Tất cả bản án, quyết định của Tòa án đều có thể trải qua hai cấp xét xử.
  23. Khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì phải được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm.
  24. Giám đốc thẩm, tái thẩm là một cấp xét xử đặc biệt.
  25. Trong trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự mà không có người khởi kiện, Viện kiểm sát có trách nhiệm khởi tố vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ.
  26. Viện kiểm sát chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án.

CHƯƠNG II. THẨM QUYỀN XÉT XỬ HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

I. NỘI DUNG CHÍNH

  • Các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng hành chính:
    • Quyết định hành chính
    • Hành vi hành chính
    • Danh sách cử tri
    • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức
    • Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
  • Vì sao Tòa án không có thẩm quyền xét xử các quyết định hành chính mang tính quy phạm? Nếu trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án phát hiện quyết định hành chính quy phạm có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì sẽ xử lý như thế nào?
  • Thẩm quyền xét xử hành chính theo cấp Tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ
  • Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện
  • Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền.

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

  1. Chỉ có các khiếu kiện hành chính quy định tại Điều 30 Luật TTHC mới là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính.
  2. Quyết định hành chính thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân phải bằng văn bản
  3. Tệp tin điện tử là một trong những dạng văn bản có thể là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính nếu chứa đựng nội dung của một quyết định hành chính.
  4. Không phải hướng dẫn, công văn, thông báo nào cũng có thể là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính.
  5. Các quyết định hành chính cá biệt đều là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính.
  6. Nội dung của quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện trong vụ án hành chính phải không liên quan đến bí mật nhà nước và không mang tính nội bộ cơ quan.
  7. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính không thể là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
  8. Hành vi hành chính thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân phải là hành vi do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện.
  9. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính có thể là văn bản được thể hiện dưới hình thức thông báo, công văn hoặc kết luận.
  10. Đối với những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp khi bị áp dụng quyết định kỷ luật buộc thôi việc không thể khởi kiện ra TAND theo thủ tục tố tụng hành chính.
  11. Khi bị xử lý kỷ luật, công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
  12. Phạm vi chủ thể được quyền khởi kiện đối với khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử ĐBQH và HĐND hẹp hơn so với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính.
  13. Khi phát hiện tên mình không đúng trong danh sách niêm yết cử tri bầu cử ĐBQH, ĐBHĐND, công dân có quyền khởi kiện ngay vụ án hành chính.
  14. Trong lĩnh vực cạnh tranh, chỉ có quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tục hành chính.
  15. Không phải trong trường hợp nào Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết đối với khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc là Tòa án cùng phạm vi địa giới hành chính với người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đã ban hành ra quyết định kỷ luật buộc thôi việ
  16. Trong một số trường hợp, nơi cư trú của cá nhân khởi kiện cũng là căn cứ để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiến kiện hành chính.
  17. Không phải trong trường hợp nào Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính là Tòa án trên cùng lãnh thổ với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đã ban hành hoặc thực hiện khiếu kiện hành chính.
  18. Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ có quyền xét xử các vụ án hành chính mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc trên cùng lãnh thổ với Tòa án.
  19. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
  20. Các vụ án hành chính có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
  21. Chánh án TAND tỉnh Tiền Giang không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa Tòa án nhân dân huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang và huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.
  22. Không phải trong trường hợp nào Tòa án nhân dân cấp huyện cũng thụ lý giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính được ban hành bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước cùng địa giới hành chính với Tòa án đó.
  23. TAND tỉnh Tiền Giang có thể thụ lý giải quyết vụ án hành chính trong đó đương sự trong vụ án có trụ sở đặt tại Tp. Hà Nội.
  24. TAND tỉnh Tiền Giang có thẩm quyền thụ lý giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức đang làm việc trong phạm vi địa giới hành chính Tỉnh Tiền Giang.
  25. Trong trường hợp khiếu kiện hành chính liên quan đến nhiều người, nhiều người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
  26. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao không thể giải quyết tranh chấp thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp huyện với nhau

III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài 1. Xác định các loại khiếu kiện nào sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng hành chính:

  1. Hành vi từ chối tiếp nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính của Thư ký Tòa án.
  2. Quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra.
  3. Quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh.
  4. Quyết định tạm ngừng học thời hạn 1 năm của Hiệu trưởng trường THPL công lập Hoa Mai đối với học sinh
  5. Hành vi hành chính trong việc từ chối giải quyết đăng ký tạm trú, tạm vắng của Trưởng Công an Phường Y đối với bà
  6. Hành vi từ chối cấp giấy xác nhận là sinh viên của Phòng công tác chính trị sinh viênTrường ĐH công lậpK đối với sinh viên
  7. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với giáo viên M đang công tác tại trường THPT công lập Hoa Mai, Quận T, Thành phố H.
  8. Hành vi từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông N của Ủy ban nhân dân xã P.

Bài 2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong các trường hợp sau:

  1. Hành vi từ chối cấp thị thực nhập cảnh vào Việt Nam của Đại sứ quán Việt Nam (có trụ sở đặt tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốđối với ông Vương Hạo cư trú tại tỉnh Quãng Đông, Trung Quố
  2. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Bộ Tư pháp có trụ sở đặt tại Quận Ba Đình, Hà Nội) đối với công chức A cư trú tại TX DA tỉnh BD công tác tại Văn phòng 2 Bộ Tư Pháp có trụ sở đặt tại Quận
  3. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh TG đối với DNTN Hương Tràm có trụ đặt tại thành phố MT, tỉnh TG.
  4. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Bộ trưởng Bộ Công Thương có trụ sở đặt tại Quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội đối với Công ty CP Nắng Hạ có trụ sở đặt tại Quận 3 Tp. HCM.
  5. Hành vi hành chính trong việc từ chối công chứng hợp đồng mua bán nhà của công chứng viên Phòng Công chứng Nhà nước số 02 có trụ sở đặt tại quận PN, Tp. HCM đối với công ty TNHH Him Lam có trụ sở đặt tại tp. BH tỉnh ĐN.
  6. Ông A cư trú tại Phường 25 quận TP, thành phố H kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của UBND Phường
  7. Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh CM (có trụ sở đặt tại thành phố CM, tỉnh CM) đối với công ty TNHH Bảo Tín có trụ sở đặt tại thị xã VT tỉnh HG.

CHƯƠNG III. CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH, NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG

I. NỘI DUNG CHÍNH

  • Các cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính. Vì sao cơ quan thi hành án dân sự không phải là cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính mặc dù vẫn tham gia thi hành bản án, quyết định hành chính.
  • Những người tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính.
  • Các trường hợp từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính
  • Đương sự trong tố tụng hành chính
    • Người khởi kiện
    • Người bị kiện
    • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Những người tham gia tố tụng khác
  • Phân biệt người đại diện theo ủy quyền của đương sự với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Một người có thể vừa là người ủy quyền cho đương sự đồng thời là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hay không? Vì sao?

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

  1. Cơ quan thi hành án dân sự không phải là cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính vì không tham gia vào hoạt động tố tụng hành chính.
  2. Đối với những vụ án hành chính mà việc thi hành án liên quan đến tài sản thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cũng được xem là người tiến hành tố tụng.
  3. Không phải vụ án hành chính nào thì cũng có đầy đủ những người tiến hành tố tụng là Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.
  4. Chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân mới có thể phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính.
  5. Thẩm phán chỉ được hình thành thông qua việc bổ nhiệm.
  6. Thẩm phán chỉ được quyền tổ chức đối thoại giữa các đương sự khi đương sự có yêu cầu
  7. Kiểm sát viên được quyền tham gia trong mọi phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính.
  8. Viện trưởng Viện kiểm sát khi đã phân công Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính trong một vụ án hành chính thì không được đồng thời tiến hành kiểm sát việc giải quyết vụ án đó.
  9. Tại các phiên tòa, phiên họp trong tố tụng hành chính Kiểm sát viên được quyền phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án hành chính.
  10. Việc từ chối hoặc bị thay đổi trong hoạt động tố tụng hành chính chỉ áp dụng đối với người tiến hành tố tụng.
  11. Những người đã từng tham gia vào việc ban hành hoặc thực hiện các khiếu kiện hành chính thì phải bị từ chối hoặc thay đổi khi được phân công vào quá trình giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính.
  12. Thư ký Tòa án có thể là cháu ruột của người khởi kiện trong vụ án hành chính.
  13. Trong trường hợp Kiểm sát viên có mối quan hệ thân thích với Thư ký tòa án trong một vụ án hành chính thì Kiểm sát viên đó phải bị từ chối hoặc thay đổi.
  14. Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có mối quan hệ thân thích với nhau nhưng đương sự trong vụ án hành chính không có yêu cầu thay đổi thì phiên tòa vẫn được tiến hành theo thủ tục chung.
  15. Thẩm phán đã tham gia xét xử phúc thẩm vụ án hành chính vẫn có thể được phân công giải quyết lại vụ án đó.
  16. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng phải được lập thành văn bản.
  17. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng thuộc về thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân hoặc Hội đồng xét xử.
  18. Việc thay đổi Kiểm sát viên luôn thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
  19. Thư ký Tòa án là cháu ruột của người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng thuộc trường hợp từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định của pháp Luật Tố tụng hành chính.
  20. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hoãn phiên toà, Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát phải cử người khác thay thế trong trường hợp có người tiến hành tố tụng bị thay đổi.
  21. Người tham gia tố tụng hành chính có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hành chính đang được giải quyết.
  22. Không phải vụ án hành chính nào cũng có đầy đủ những người tham gia tố tụng hành chính.
  23. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực chủ thể tố tụng hành chính như nhau.
  24. Đối với đương sự từ đủ 18 tuổi trở lên thì tự mình tham gia vào các hoạt động tố tụng hành chính.
  25. Chỉ có người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, quyền và nghĩa vụ tố tụng mới được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.
  26. Người mù thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
  27. Người chưa thành niên thì không thể trở thành người khởi kiện trong vụ án hành chính.
  28. Có trường hợp người bị kiện trong vụ án hành chính không phải là người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
  29. Người nước ngoài có thể trở thành người bị kiện trong vụ án hành chính.
  30. Phạm vi chủ thể khởi kiện vụ án hành chính đối với các loại khiếu kiện hành chính đều như nhau.
  31. Người được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có thể khởi kiện vụ án hành chính vào thời điểm trước khi vụ án hành chính đang được giải quyết phát sinh.
  32. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có các quyền và nghĩa vụ như các đương sự khác trong vụ án hành chính.
  33. Đương sự cũng được quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án khi tham gia vào hoạt động tố tụng hành chính.
  34. Có vụ án hành chính mà trong đó đương sự trong vụ án đều là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nướ
  35. Có trường hợp người bị kiện trong vụ án hành chính không phải là người đã ký ban hành quyết định hành chính bị kiện.
  36. Không phải trong trường hợp nào người khởi kiện cũng được quyền thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính.
  37. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan sẽ trở thành người khởi kiện trong vụ án hành chính trong trường hợp người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện.
  38. Việc rút yêu cẩu khởi kiện của người khởi kiện chỉ có thể được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm hoặc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
  39. Người khởi kiện không có quyền được Tòa án thông báo về việc vụ án hành chính được thụ lý như người bị kiện.
  40. Trong trường hợp người bị kiện sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện thì vụ án hành chính sẽ bị đình chỉ giải quyết.
  41. Trong trường hợp người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu của mình thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.
  42. Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng chỉ được áp dụng trong trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế hoặc trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể.
  43. Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng có thể được Tòa án chấp nhận trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hành chính.
  44. Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có người kế thừa quyền, nghĩa vụ thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính.
  45. Người đại diện trong tố tụng hành chính có tất cả các quyền và nghĩa vụ của đương sự mà mình đại diện.
  46. Cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính.
  47. Luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
  48. Một người có thể cùng lúc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện và người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong cùng một vụ án.
  49. Người bị kiện cũng có quyền thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền.
  50. Người bị kiện cũng có quyền thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
  51. Luật sư có thể đồng thời vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người khởi kiện vừa là người đại diện theo ủy quyền của đương sự.
  52. Trong trường hợp luật sư là người khởi kiện vụ án hành chính thì họ có thể đồng thời tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình.
  53. Người chưa thành niên không thể là người làm chứng trong vụ án hành chính.
  54. Chỉ có Hội đồng xét xử mới có quyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến đến phiên tò
  55. Khi người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa thì bắt buộc phải bị dẫn giải đến phiên tòa để tham gia vào hoạt động tố tụng.
  56. Người thân thích của đương sự cũng có thể trở thành người làm chứng trong vụ án hành chính.
  57. Người làm chứng có thể bị thay đổi trong trường hợp họ có mối quan hệ thân thích với đương sự trong vụ án hành chính.
  58. Người giám định cũng có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án để phục vụ cho công tác giám định.
  59. Người giám định có thể đồng thời là người làm chứng trong vụ án hành chính.
  60. Trong trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người câm, người điếc biết được dấu hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Toà án chấp nhận làm phiên dịch cho người câm, người điếc đó.

III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài 1. Chủ tịch UBND tỉnh QN ký ban hành Quyết định số 3337/QĐ-UBND về việc thu hồi Trạm dược liệu Trà Linh trực thuộc công ty cổ phần Thương mại Dược Sâm Ngọc Linh QN (tiền thân đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà nướcó trụ sở đặt tại tp. TK tỉnh QN giao về cho Trung tâm phát triển sâm và dược liệu QN, vừa được UBND tỉnh thành lập vào tháng 10/20Vì cho rằng đây là tài sản của doanh nghiệp đã được cổ phần hóa nhưng UBND tỉnh QN vẫn ra quyết định thu hồi nhưng không thỏa thuận, không được bồi thường làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp nên ông A là tổng giám đốc công ty đã làm đơn khởi kiện vụ án hành chính. Hãy làm rõ:

  1. Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án?
  2. Xác định người tham gia tố tụng trong vụ án trên. Những doanh nghiệp đang là đối tác của công ty cổ phần dược liệu NM đã ký hợp đồng đầu tư trồng dược liệu vào Trạm dược liệu Trà Linh có phải là người có quyền và nghĩa vụ liên quan không tại sao?
  3. Giả sử đang trong quá trình giải quyết vụ án hành chính công ty cổ phần Thương mại Dược Sâm Ngọc Linh QN sáp nhập vào công ty cổ phần dược liệu NM thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào?

Bài 2. Bà Nguyễn Thị Phấn (ngụ phường 1, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đồng Nai đối với bà do bà có hành vi kinh doanh hàng hóa may mặc vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu “VIỆT TIẾN” và “Viettien”. Mức phạt đối bà Phấn là 10 triệu đồng. Theo bà Phấn, Quyết định của Chi cục trưởng là không đúng pháp luật bởi vì bà kinh doanh hàng hóa may mặc có nhãn hiệu đúng và rõ ràng nhưng chỉ có việc điểm kinh doanh của bà không được công ty sở hữu nhãn hiệu chấp nhận cho kinh doanh mặc hàng quần áo may sẵn của công ty. Bà Phấn khiếu nại. Chi cục trưởng Chi cục QLTT ban hành ra Quyết định số 02/QĐ-CCQLTT giải quyết khiếu nại với nội dung bác đơn khiếu nại. Bà Phấn khởi kiện ra Tòa án nhân dân Tp. Biên HòHỏi:

  1. Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết và những người tham gia tố tụng trong vụ án trên?
  2. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào nếu như đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử bà Phấn bị tai nạn qua đời?

CHƯƠNG IV. KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

I. NỘI DUNG CHÍNH

  • Các điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
  • Hình thức, thủ tục khởi kiện
  • Điều kiện, thủ tục, thời điểm thụ lý vụ án.
  • Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện.
  • Thời điểm, căn cứ Tòa án chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án khá

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

  1. Chỉ có cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm trực tiếp bởi các khiếu kiện hành chính mới có thể khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án có thẩm quyền.
  2. Người thực hiện việc khởi kiện là người khởi kiện trong vụ án hành chính.
  3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có thể khởi kiện ra Tòa án khi quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật.
  4. Người từ đủ 18 tuổi trở lên phải tự mình thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính.
  5. Người làm đơn khởi là người khởi kiện trong vụ án hành chính
  6. Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính là ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận được quyết định đó.
  7. Cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính trong thời hạn 01 năm kể từ ngày nhận được quyết định hành chính.
  8. Trong trường hợp là người phải nhận được quyết định hành chính, cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính trong thời hạn 01 năm kể từ ngày nhận được quyết định đó.
  9. Đối với quyết định hành chính, trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại trước khi khởi kiện, thời điểm nhận được quyết định giải quyết khiếu nại không có ý nghĩa làm căn cứ để xác định thời hiệu khởi kiện.
  10. Thời hiệu khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải được tính kể từ ngày công chức bị kỷ luật nhận được quyết định kỷ luật.
  11. Thời hiệu khởi kiện đối với khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân phụ thuộc vào thời điểm cá nhân nhận được quyết định giải quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri.
  12. Thời hiệu khởi kiện đối với hành vi hành chính được xác định kể từ ngày hành vi đó được thực hiện.
  13. Để có thể xác định thời hiệu khởi kiện đối với hành vi hành chính thể hiện dưới dạng hành động, phải biết được thời điểm hành vi hành chính được thực hiện.
  14. Khi khởi kiện đối với hành vi hành chính không hành động, ngày bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện được xác định khác nhau đối với các hành vi khác nhau.
  15. Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, cá nhân, tổ chức vẫn có thể khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án.
  16. Cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ không thể khởi kiện nếu vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.
  17. Sau khi khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, cá nhân, cơ quan, tổ chức vẫn được quyền khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.
  18. Tòa án chỉ trả lại đơn khởi kiện khi cá nhân, cơ quan, tổ chức không đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện.
  19. Khi không đáp ứng một trong các điều kiện khởi kiện, Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
  20. Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện nếu đơn khởi kiện không đáp ứng các nội dung theo quy định của pháp luật.
  21. Khi trả đơn khởi kiện, Tòa án chỉ có nghĩa vụ thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện biết.
  22. Chỉ có người khởi kiện và người đại diện theo pháp luật của người khởi kiện mới có quyền ký tên vào đơn khởi kiện.
  23. Người ký tên vào đơn khởi kiện có thể không phải là người khởi kiện trong vụ án hành chính.
  24. Ngày khởi kiện là ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn khởi kiện tại Tòa án.
  25. Trong trường hợp đơn khởi kiện được gửi qua đường bưu điện, ngày khởi kiện được xác định phụ thuộc vào dấu bưu điện nơi gửi.
  26. Trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện và người khởi kiện lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết thì ngày khởi kiện là ngày họ gửi đơn khởi kiện đầu tiên.
  27. Nếu đơn khởi kiện được nộp trực tiếp tại Tòa án, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải là người nộp đơn khởi kiện.
  28. Trong mọi trường hợp khi cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện không đúng đối tượng khởi kiện, Tòa án phải chuyển đơn khởi kiện.
  29. Khi xét thấy vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mình, Tòa án đã nhận đơn khởi kiện phải trả lại đơn khởi kiện.
  30. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao không có quyền giải quyết khiếu nại văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án nhân dân cấp huyện.
  31. Trong trường hợp khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện không được Chánh án Tòa án đã trả lại đơn giải quyết, cá nhân, cơ quan, tổ chức không thể khiếu nại đến Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp.
  32. Khi người khởi kiện đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, Tòa án phải thụ lý vụ án.
  33. Thời hạn người khởi kiện phải xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
  34. Nếu người khởi kiện thuộc trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, Tòa án phải thụ lý vụ án ngay sau khi nhận đơn khởi kiện.
  35. Khi khởi kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Tòa án phải thụ lý vụ án trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện.

IV. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TÌNH HUỐNG

Bài 1. Ngày 30/7/2013 công ty cổ phần SHP nhận được quyết định số 416/QĐ-TrT-KTSTQ của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc truy thu thuế nhập khẩu với số tiền là 1000. 000 đồng. Công ty đã khiếu nại và được Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải phòng ra quyết định 1126/QĐ-GQKN giữ nguyên quyết định 416/QĐ-TrT-KTSTQ. Công ty HP tiếp tục khiếu nại đến Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan. Ngày 15/02/2014 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định 1278/QĐ-TCHQ giữ nguyên quyết định truy thu thuế của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải phòng (công ty SHP nhận được quyết định ngày 17/02/2014). Không đồng ý công ty SHP khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.

  1. Xác định thời hiệu khởi kiện của công ty SHP? (Giải sử thời điểm này được ap dụng theo quy định của Luật TTHC năm 2015)
  2. Ngày 20/5/2015 công ty SHP đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu hủy 416/QĐ-TrT-KTSTQ. . án sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp trên?
  3. Người đại diện theo pháp luật cho công ty đã ủy quyền bằng văn bản cho chị Lam là thư ký của mình tham gia tố tụng. . Lam đã ký tên mình và đóng dấu vào đơn khởi kiện. . án sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp trên?
  4. Nếu Cục trưởng Cục hải quan thành phố H ủy quyền cho luật sư Minh làm người đại diện theo ủy quyền cho mình. . c ủy quyền này có hợp pháp không? Vì sao?

Bài 2. Anh A và chị T chung sống với nhau không đăng ký kết hôn và có với nhau một người con chung (sinh ngày 17/6/2015). Ngày 23/9/2015 anh A đến Ủy ban nhân dân phường Đức Thắng làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con nhưng không được giải quyết với lý do anh và chị T chưa đăng ký kết hôn. Ngày 25/9/2015 anh khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, đơn khiếu nại được thụ lý vào ngày 30/9/20

  1. Hãy xác định thời điểm anh A có thể khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án có thẩm quyền và thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.
  2. Ngày 04/11/2015 anh A khởi kiện ra Tòa án về hành vi từ chối đăng ký khai sinh của Ủy ban nhân dân phường nhưng ngày 15/11/2015 Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện với lý do chưa đủ điều kiện khởi kiện. Nếu không đồng ý với việc trả lại đơn anh A có thể làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích của mình?

CHƯƠNG V. CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

I. NỘI DUNG CHÍNH

  • Khái niệm, nhiệm vụ và thời hạn gian đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
  • Những công việc của TA trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
  • Quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

  1. Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm kết thúc khi Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.
  2. Trong trường hợp vụ án phức tạp, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với khiếu kiện hành vi hành chính là 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
  3. Các vụ án hành chính phức tạp hoặc có trở ngại khách quan, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đều có thể được gia hạn một lần.
  4. Đối với vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định hành chính mà người khởi kiện là người nước ngoài, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 6 tháng.
  5. Đối với khiếu kiện quyết định hành chính, không quá 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  6. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải là Thẩm phán đã thực hiện việc xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án.
  7. Đối với vụ án phức tạp hoặc việc giải quyết vụ án có thể kéo dài thì phải có Thẩm phán dự khuyết.
  8. Đương sự chỉ phải nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án theo yêu cầu của Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án.
  9. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên đều có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án.
  10. Chỉ có những người tiến hành tố tụng mới có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án.
  11. Tất cả các Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đều có quyền lập hồ sơ vụ án.
  12. Thông báo về việc thụ lý vụ án không được gửi cho người khởi kiện trong vụ án hành chính.
  13. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ được đưa ra yêu cầu độc lập sau khi nhậ được thông báo thụ lý vụ án của Tòa án.
  14. Nếu hết thời hạn luật định người bị kiện không nộp ý kiến bằng văn bản về yêu cầu của người khởi kiện mà không có lý do chính đáng thì xem như thừa nhận các yêu cầu của người khởi kiện.
  15. Chỉ có các đương sự mới có quyền tiếp cận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
  16. Khi có quyền lợi độc lập với người khởi kiện và người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập.
  17. Sau khi thụ lý vụ án nếu người khởi kiện là tổ chức bị giải thể, Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  18. Nếu người khởi kiện trong vụ án hành chính chết, Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.
  19. Khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính chết mà chưa có người kế thừa thì Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  20. Khi người đại diện theo pháp luật cho người bị mất năng lực hành vi dân sự chết mà chưa có người đại diện khác thay thế, Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  21. Bất kỳ Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án nào cũng có thẩm quyền ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  22. Chỉ khi có các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Tố tụng hành chính, Tòa án mới có thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  23. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà người bị kiện không thể có mặt vì lý do chính đáng và không thuộc trường hợp có thể xét xử vắng mặt thì có quyền đề nghị Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  24. Trong trường hợp người khởi kiện đã ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng, Tòa án không thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà người khởi kiện không thể có mặt dù có lý do chính đáng.
  25. Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án là không xác định.
  26. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, chỉ có quyết định tạm đình chỉ và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án mới có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
  27. Trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính, nếu có các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Tố tụng hành chính, Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  28. 2Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu một trong các đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ không được thừa kế thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án.
  29. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và phải được Tòa án chấp nhận thì vụ án hành chính mới bị đình chỉ giải quyết.
  30. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu người bị kiện chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện, Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án vì đối tượng khởi kiện không còn.
  31. Sau khi thụ lý vụ án nếu phát hiện người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính, Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
  32. Sau khi thụ lý vụ án, nếu phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Tòa án đã thụ lý phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án khá

III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài 1. Tháng 2/2013 bà L bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường HBP quận TĐ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi cơi nới nhà trái phép. Bà L khởi kiện quyết định trên ra Tòa án nhân dân quận TĐ và được Tòa án thụ lý. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đã xác định ông M chồng của bà là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án đã triệu tập ông M để tham gia phiên đối thoại nhưng ông không có mặt, vì thế, Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

  1. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án nhân dân quận TĐ có đúng với quy định của pháp luật hay không? Vì sao?
  2. Nếu không đồng ý với quyết định trên, bà L có thể làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình?

Bài 2. Năm 2002 bà L được Ủy ban nhân dân tỉnh KG giao 130 ha đất rừng phòng hộ. Từ năm 2002 đến năm 2009 bà đầu tư hơn 5 tỷ đồng vào việc trồng cây, làm đường băng cản lửa phòng chống cháy rừng, thuê người quản lý, bảo vệ rừng…Tuy nhiên, vào tháng 8/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh KG đã ra quyết định 630/QĐ-UBND thu hồi toàn bộ 130 ha rừng để giao cho người kháKhông đồng ý, 10/2/2012 bà L khởi kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh KG yêu cầu hủy quyết định 630/QĐ-UBND đồng thời đòi bồi thường 5 tỷ đồng tiền bà đã đầu tư. Vụ án được Tòa án nhân dân tỉnh KG thụ lý ngày 5/3/2012.

Ngày 01/7/2012 Tòa án nhân dân tỉnh KG đã ra quyết định 01/2012/QĐTĐC-HC  vì chưa có kết quả đo đạc thửa đất để xác định diện tích bị thu hồi nên cần phải chờ kết quả giải quyết của cơ quan khác mới có căn cứ giải quyết vụ án. Ngày 5/5/2013 có kết quả đo đạt nên Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.

  1. Hãy tính thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong trường hợp trên?
  2. Anh chị có nhận xét gì về quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính nêu trên?
  3. Ngày 20/5/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh KG đã ra quyết định số 1201/QĐ-UBND hủy quyết định 630/QĐ-UBND nhưng bà L không rút đơn khởi kiện. Ngày 25/5/2013 Tòa án nhân dân tỉnh KG ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì đối tượng khởi kiện không còn. Phần yêu cầu bồi thường thiệt hại được tách ra giải quyết bằng một án dân sự. Anh chị có nhận xét gì về phán quyết trên của Tòa án?

Bài 3. Ngày 17/11/2011 Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện PB (tỉnh Thái Nguyên) đã tổ chức lực lượng thực hiện cưỡng chế thu hồi 50m2 đất của hộ gia đình bà H để làm đường vào trạm dịch vụ cấp nướKhông đồng ý với hành vi trên, bà H đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện PB yêu cầu tuyên hành vi hành chính là trái pháp luật, đồng thời yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải bồi thường 64,8 triệu đồng do hoa màu bị mất mát. Vụ án được Tòa án nhân dân huyện PB thụ lý vào ngày 7/5/2012.

  1. Xác định thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án trên, biết vụ án này không được Chánh án Tòa án ra quyết định gia hạn.
  2. Ngày 4/9/2012 Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do ông N (Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Plà người đại diện theo ủy quyền của người bị kiện có đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì ông đang bận tham gia giải phóng mặt bằng nên không thể có mặt tại Tòa án. Anh (chị) có nhận xét gì về quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án trên?
  3. Ngày 13/12/2012 Tòa án huyện PB có thông báo cho ông N tham gia phiên đối thoại vào ngày 20/12/2012 nhưng ông báo bận họp. Đến ngày 3/1/2012, Tòa án gửi thông báo về việc tham gia phiên đối thoại ngày 11/1/2013 ông lại bận công táTrong trường hợp này, Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với căn cứ: “Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lân thứ hai mà vẫn vắng mặt” theo điểm d khoản 1 Điếu 120 Luật Tố tụng hành chính được hay không? Vì sao?

CHƯƠNG VI. THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

I. NỘI DUNG CHÍNH

  • Khái niệm, nhiệm vụ giai đoạn xét xử sơ thẩm.
  • Những quy định về thủ tục xét xử sơ thẩm.
  • Phiên tòa sơ thẩm
  • Thẩm quyền HĐXXST.

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

  1. Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được tính từ khi Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính ban hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xư sơ thẩm vụ án hành chính.
  2. háp Luật Tố tụng hành chính không quy định về thời hạn giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
  3. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nếu phát hiện các hoạt động tố tụng trước đó là không hợp pháp thì HĐXX sẽ đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính.
  4. Việc xét xử vụ án hành chính tại phiên tòa xét xử sơ thẩm phải luôn bảo đảm nguyên tắc xét xử trực tiếp, liên tục và bằng lời nói.
  5. Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.
  6. Qua tranh luận hoặc qua nghị án, Hội đồng xét xử thấy cần phải xem xét thêm về tài liệu, chứng cứ thì mới có thể giải quyết được vụ án thì HĐXX có quyền tạm ngừng phiên tò
  7. Có trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng Hội đồng xét xử vẫn không hoãn phiên tò
  8. Có trường hợp thư ký Tòa án vắng mặt tại phiên tòa nhưng phiên tòa xét xử sơ thẩm vẫn được tiến hành bình thường.
  9. Đối với những người tham gia tố tụng khác không nhất thiết phải có mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
  10. Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính không nhất thiết phải trải qua đầy đủ các bước: chuẩn bị khai mạc phiên tòa, khai mạc phiên tòa, thủ tục hỏi tại phiên tòa, thủ tục tranh luận, thủ tục nghị án và tuyên án.
  11. Chỉ những người được HĐXX cho phép mới được quyền hỏi và trả lời tại phiên tòa sơ thẩm.
  12. 1122. i đồng xét xử chỉ quyền quyền đặt ra những câu hỏi liên quan đến việc xem xét tính hợp pháp của khiếu kiện bị khởi kiện.
  13. Có trường hợp thẩm quyền hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc về thẩm quyền của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án.
  14. Bản án, quyết định của Toà án tại phiên toà không nhất thiết phải được HĐXX thông qua tại phòng nghị án.
  15. Việc tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên toà tương tự như việc tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
  16. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm tương tự như việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
  17. Có trường hợp chủ thể được quyền tham gia hỏi tại phiên tòa sơ thẩm cũng được quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm.
  18. HĐXX không được quyền giới hạn số lượng câu hỏi và thời gian hỏi của các đương sự tại thủ tục hỏi của phiên tòa sơ thẩm.
  19. Thủ tục tranh luận là thủ tục bắt buộc tại mọi phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
  20. Tại phiên tòa sơ thẩm nếu HĐXX sơ thẩm phát hiện người giám định là người thân thích với đương sự trong vụ án sẽ ra quyết định tạm ngừng phiên tòa để tìm người khác thay thế.
  21. Kiểm sát viên không được quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
  22. Trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành người khởi kiện.
  23. Người khởi kiện có quyền từ chối trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử tại thủ tục hỏi của phiên tòa sơ thẩm.
  24. Nội dung hỏi người khởi kiện và người bị kiện tại thủ tục hỏi của phiên tòa sơ thẩm là như nhau.
  25. Người làm chứng phải trình bày những tình tiết của vụ án mà họ biết tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
  26. Trong trường hợp lời khai của những người làm chứng mâu thuẫn nhau thì Hội đồng xét xử không sử dụng các lời khai đó.
  27. Nội dung tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm phụ thuộc vào việc hỏi tại phiên tòa sơ thẩm.
  28. 2Việc công bố các tài liệu của vụ án tại phiên tòa sơ thẩm là nghĩa vụ bắt buộc của Hội đồng xét xử.
  29. Đối với vụ án hành chính không phải xét xử lưu động, thì các hoạt động tố tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm phải được thực hiện tại trụ sở Tòa án.
  30. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà trong trường hợp xét thấy cần thiết phải trưng cầu giám định lại.

III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài 1. Ngày 15/02/2012 Đội Cảnh sát giao thông BC thuộc Phòng cảnh sát giao thông đường bộ Công an TP H ban hành quyết định  xử phạt hành chính đối với ông A về hành vi vi phạm giao thông.  Ông A không đồng ý nên đã khiếu kiện hợp lệ. Qua vụ việc trên. Anh (chị) hãy:

  1. Toà án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc khiếu kiện trên? Vì sao?
  2. Giả sử yêu cầu của ông A không được TA cấp sơ thẩm chấp nhận nên ông A đã kháng cáo. Tại phiên toà phúc thẩm, ông A bổ sung yêu cầu bồi thường thiệt hại (trong thủ tục sơ thẩm ông A chưa đưa ra yêu cầu này). Theo anh chị, Hội đồng xét xử phúc thẩm có xem xét không? Vì sao?
  3. Nếu Thẩm phán chủ toạ phiên toà phúc thẩm là cha của thẩm phán đã xử sơ thẩm vụ án trên thì thủ tục phúc thẩm có vi phạm tố tụng không? Nếu vi phạm thì phải xử lý theo trình tự, thủ tục nào? Vì sao?

Bài 2. Vào năm 2012, bà A có đơn khiếu nại tranh chấp quyền sử dụng đất đối với bà B, UBND Huyện Y, tỉnh Z ra quyết định số 120/QĐ-UBND giải quyết buộc bà B phải giao lại phần đất tranh chấp cho bà Bà B không trả lại phần đất chiếm dụng nên bà A tiếp tục khiếu nại. Ngày 20/9/2012, chủ tịch UBND huyện ra quyết định số 125/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại, giữ nguyên quyết định 120/QĐ-UBNKhông đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND huyện Y, Bà B khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân Huyện Y. Ngày 26/10/201122. à án nhân dân huyện Y thụ lý đơn của bà Ngày 18/12/2006, Toà án nhân dân huyện Y xét xử sơ thẩm tuyên bác yêu cầu của bà B và giữ nguyên quyết định của UBND huyện Y. Bà B kháng cáo. Toà án cấp phúc thẩm bác kháng cáo của bà B và giữ nguyên bản án hành chính sơ thẩm. Bà B làm đơn đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Qua vụ việc trên, anh (chị) hãy:

  1. Nhận xét về việc giải quyết vụ án hành chính của Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
  2. Xác định thẩm quyền kháng nghị theo đơn đề nghị của bà B và thời hiệu kháng nghị trong trường hợp trên.

Bài 3. Bà A là người khởi kiện vụ án hành chính. Sau 24 ngày kể từ ngày nhận được bản sao bản án sơ thẩm, bà A phát hiện thẩm phán đã tham gia xét xử là bố cuả thư ký phiên toà. Với lý do này, bà A cho rằng bản án sơ thẩm không khách quan. Bà A có thể bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách nào?  Nếu bà A đã kháng cáo, Toà án cấp phúc thẩm sẽ xử lý như thế nào? Vì sao?

CHƯƠNG VII. THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

I. NỘI DUNG CHÍNH

  • Khái niệm, nhiệm vụ giai đoạn xét xử phúc thẩm.
  • Những quy định về thủ tục xét xử phúc thẩm.
  • Phiên tòa phúc thẩm
  • Thẩm quyền HĐXXPT.

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

  1. Nếu không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì sẽ không có việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính.
  2. Nếu Tòa án cấp sơ thẩm không ban hành ra bản án hành chính sơ thẩm thì sẽ không có việc xét xử phúc thẩm.
  3. Không phải vụ án hành chính nào cũng tuân theo nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
  4. Trong một số trường hợp thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng được thực hiện quyền kháng cáo thay cho đương sự.
  5. Người đại diện theo pháp luật của đương sự được quyền thực hiện quyền kháng cáo mà không cần có sự đồng ý của đương sự.
  6. Tòa án có trách nhiệm tiếp nhận đon kháng cáo chính là tòa án đã tham gia vào việc xét sơ thẩm hoặc Tòa án cấp trên của Tòa án đã xét xử sơ thẩm.
  7. Nếu như người kháng cáo kháng cáo toàn bộ nội dung bản án thì trong đơn kháng cáo không cần phải nêu lí do kháng cáo.
  8. Đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là như nhau.
  9. Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
  10. Thủ tục giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với đối tượng kháng cáo là bản án và đối với đối tượng kháng cáo là quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án là không giống nhau.
  11. Nếu như Viện kiểm sát thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có thể không cần phải thông báo cho người có quyền và nghĩa vụ liên qun trong vụ án biết.
  12. Bản án, quyết định hoặc những phần của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
  13. Thẩm quyền phân công Hội đồng xét xử phúc thẩm thuộc về Chánh án Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm.
  14. Hậu quả pháp lý của việc kháng cáo, kháng nghị là như nhau.
  15. Bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
  16. Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với bản án quyết định của Tòa án cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật.
  17. Hội đồng xét xử phúc thẩm luôn luôn gồm 3 Thẩm phán.
  18. Trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm luôn có hiệu lực pháp luật.
  19. Đối tượng mà đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm bao gồm: bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm.
  20. Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ sửa án sơ thẩm trong trường hợp bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không đúng theo quy định của pháp luật.
  21. Đơn kháng cáo phải do người kháng cáo ký tên hoặc điềm chỉ.
  22. Không phải phiên tòa xét xử phúc thẩm nào cũng cần phải có mặt của Kiểm sát viên.

III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài 1. Ông bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Y Thành phố H xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nên đã khiếu nại. Sau khi được Chủ tịch UBND quận Y giải quyết khiếu nại lần đầu, ông A tiếp tục khiếu nại lần 2 lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố H và cũng đã được giải quyết nhưng ông A không đồng ý nên đã khởi kiện vụ án hành chính.

  1. Toà án nhân dân có quyền thụ lý để giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính hay không? Vì sao?
  2. Tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo bổ sung một số yêu cầu hòan tòan mới, chưa được xem xét theo thủ tục sơ thẩm nhưng không cung cấp được chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu mới đó. Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ xử lý như thế nào?

Bài 2. Ông A là công chức công tác ở Phòng văn hóa thông tin huyện X, nhận được quyết định kỹ luật số 23/ QĐKL-VHTT buộc thôi việc đối với ông ngày 15/02/201122. ày 20/02/2012 ông A khiếu nại. Ngày 28/02/2012  ông A nhận được quyết định trả lời là giữ nguyên quyết định luật buộc thôi việc số 23/QĐKL-VHTT. Ngày 20/3/2012 ông A khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án. Toà án đã thụ lý ngày 25/3/201122. ày 30/3/2012 người bị kiện ra quyết định hủy bỏ quyết định số 23/QĐKL-VHTT. Toà án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Sau đó, ông A đã kháng cáo.  Tòa án cấp phúc thẩm sẽ giải quyết như thế nào? Nêu cơ sở pháp lý của việc giải quyết đó

CHƯƠNG VIII. THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

I. NỘI DUNG CHÍNH

  • Tính chất, căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
  • Những quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
  • Phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
  • Thẩm quyền HĐGĐT, TT

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

  1. Giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là xét xử lần 3  trong tố tụng hành chính
  2. Bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật thì sẽ kháng nghị tái thẩm.
  3. Thời hạn kháng nghị Giám đốc thẩm luôn là hai năm kể từ ngày bản án hành chính có hiệu lực pháp luật.
  4. Hội đồng Giám đốc thẩm chỉ xem xét phần kháng nghị được nêu trong quyết định kháng nghị.

III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài 1. Ngày 25/02/2012 Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh ĐN ban hành quyết định số 20/QĐ-XPVP xử phạt hành chính bà Bà A đã khiếu nại. Ngày 26/3/2012 Chi cục kiểm lâm đã ra quyết định số 22 /QĐGQKN, bác yêu cầu của bà A và giữ nguyên quyết định số Bà A nhận được quyết định số 22  vào ngày 02/4/201122. ày 15/5/2012 bà A khởi kiện VAHC đối với quyết định số 20 tại TAND có thẩm quyền. Tại phiên tòa sơ thẩm bà A đã đưa ra chứng cứ là quyết định xử phat của Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm là không đúng vì bà không hề mua bán thịt thú rừng hoang dã thuộc dạng cấm săn, bắt, giết mổ, mà số thịt thú rừng mà cơ quan kiểm lâm phát hiện tại sau vườn nhà bà là của những kẻ đi săn, bắt thú rừng cất giấu mà bà không hề biết ( chứng cứ này có sự làm chứng của những người sống xung quanh nhà bà A.). Tuy nhiên Tòa sơ thẩm vẫn bác yêu cầu khởi kiện của bà Bà A kháng cáo. Tòa phúc thẩm y án sơ thẩm. Sau khi Tòa phúc thẩm tuyên án một thời gian thì cơ quan có thẩm quyền bắt được những người săn bắt thú rừng và họ thừa nhận như bà A đã trình bày tại Tòa sơ thẩm.

Qua vụ việc trên. Anh ( chị) hãy:

  1. Giúp bà A bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  2. Nếu có kháng nghị để xét lại bản án thì xét lại bản án theo thủ tục gì? Tại sao?
  3. Thẩm quyền kháng nghị và thẩm quyền xét lai bản án theo thủ tục đó (nếu có kháng nghị)
  4. Hội đồng xét lại bản án theo thủ tục đó sẽ giải quyết như thế nào? Cơ sở pháp lý.( nếu có kháng nghị)

Bài 2. Ngày 10/12/2012, Trưởng công an quận BT ban hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đối với  ông A ngụ tại P.2  quận PN , TP.H. Ông A không đồng ý nên đã khởi kiện hợp lệ. Ông A yêu cầu Toà án huỷ quyết địnhxử phạt VPHC và buộc trưởng công an quận BT bồi thường thiệt hại 1.020.000 do việc xử phạt gây ra.Tại phiên tòa sơ thẩm Trưởng công an quận ủy quyền cho Đội trưởng CSGT quận tham gia phiên tòa nhưng không có giấy ủy quyền.

  1. Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp trên.
  2. Tại phiên toà sơ thẩm, nếu ông A rút lại yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Hỏi Toà án sẽ xử lý như thế nào đối với yêu cầu đó của ông A? Giải thích?
  3. Sau khi toà tuyên án và đã hết thời hạn kháng cáo, ông A phát hiện vị Hội thẩm nhân dân đã tham gia xét xử là anh trai của trưởng công an quận BT (người bị kiện trong vụ án). Hỏi: ông A có thể bảo vệ quyền lợi của mình theo trình tự, thủ tục nào? Giải thích?

Bài 3. Bà A là công dân Việt nam cư trú tại căn biệt thự số 300 đường X, P.Q.Y, TP. H với con trai út là ông M cùng vợ con . Căn biệt thự trên do bà A là chủ sở hữu. Năm 2006 bà A sang nước ngoài thăm con trai cả là ông N và ở đó chữa bệnh và năm 2010 bà A mất ở nước ngoài. Năm 2011, ông N về nước thì biết căn biệt thự của mẹ mình đã chuyển quyền sở hữu cho người em là ông M bởi Quyết định số 100/ QĐUBND ngày 20/7/2009 của UBND Quận BT,TP. H. Ông M khiếu nại vì cho rằng thời hiệu khiếu nại vẫn còn; và Quyết định số 100 là trái pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông.Khiếu nại của ông bị bát và ông khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Tòa sơ thẩm bác yêu cầu khởi kiện của ông N. Ông N kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm y án sơ thẩm. Sau khi Tòa phúc thẩm tuyên án thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phá vụ án làm hồ sơ, giấy tở giả  trong đó có liên quan đến hồ sơ chuyển quyền sở hữu căn biệt thự số 300 nói trên. Kết luận giám định có giả giấy di chúc của bà A cho ông M căn biệt thự và giả hồ sơ công chứng. Qua vụ viêc trên, anh (chị) hãy:

  1. Giúp ông N tiến hành thủ tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng con đường tố tụng hành chính.
  2. Xác định thủ tục tố tụng đó là thủ tục tố tụng hành chính gì. Căn cứ để tiến hành thủ tục tố tụng đó cũng như thẩm quyền và nội dung quyết định của thủ tục này.

Bài 4.  Ngày 22/01/2012 Ông A bị Công an phường X, quận Y, TP.H mời lên lập biên bản vi phạm hành chính vì hành vi tham gia đá gà cá cược trái pháp luật và Trưởng công an phường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông A . Ông A khiếu nại; rồi khởi kiện hành chính tại Tòa án có thẩm quyền. Tòa án cấp sơ thẩm bát yêu cầu khởi kiện. Ông A kháng cáo. Tòa phúc thẩm xử y án sơ thẩm. Sau khi có bản án phúc thẩm ông A tìm được hai chứng cứ. Một là đoạn camera quay chổ đá gà do chủ trường gà quay mà công an tạm giử không có hình ảnh chứng minh ông có tham gia đá gà. Hai là băng camera quay đám cưới cùng thởi điểm đá gà thì ông A đang dự đám cưới của người bạn. Qua vụ việc trên. Anh ( Chị ) hãy :

  1. Xác định ông A phải tiến hành những hoạt động gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
  2. Xác định thủ tụng tố tụng được áp dụng để bảo vệ quyền và lợi ích của ông A
  3. Thẩm quyền tiến hành thủ tục và quyết định của loại thủ tục được áp dụng. 

Đề cương môn Luật Tố tụng hành chính

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Đề cương môn Luật Tố tụng hành chính PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến bài tập môn Luật Tố tụng hành chính, bài tập tố tụng hành chính có lời giải, câu hỏi trắc nghiệm Luật Tố tụng hành chính, tài liệu Luật Tố tụng hành chính, một số bài tập tình huống môn luật hành chính, các giai đoạn của tố tụng hành chính, tình huống khởi kiện vụ án hành chính, nhận định môn tố tụng hành chính có đáp án, kế thừa quyền nghĩa vụ tố tụng hành chính

5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền