Những quy định pháp luật mâu thuẫn với Khoản 3 Điều 19 BLHS 2015

Những bất cập của Điều 19 BLHS 2015

Các ĐHQH đang tranh luận rất sôi nổi về quy định “luật sư phải tố giác thân chủ” tại phiên họp lần này. Những luật điểm được các luật sư phản đối Khoản 3 Điều 19 đưa ra là khá sát sao với thực tế và tại các quy định pháp luật. Chúng ta hãy cùng xem Khoản 3 Điều 19 xung khắc trực tiếp với các quy định pháp luật nào qua bài viết này.

 

 

1. Khoản 3 Điều 19 có tiềm ẩn sự “Vi hiến

 

Tại Điều 31 Hiến pháp 2013, quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa là quyền Hiến định của công dân Việt Nam. Tuy nhiên quy định tại Khoản 3 Điều 19 có thể sẽ đe dọa quyền này của công dân.

 

Ngoài ra, nguyên tắc “suy đoán vô tội” cũng bị đe dọa.

 

 

2. Xung khắc với Điểm c Khoản 1 Điều 9 Luật luật sư 2006

 

Tại quy định này, hành vi tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng là hành vi bị cấm khi hành nghề Luật sư.

 

Việc Luật sư phải tố giác thân chủ khiến niềm tin của khách hàng vào luật sư sẽ bị đánh mất, ảnh hưởng đến sự tồn tại của nghề Luật sư trong xã hội.

 

 

3. Xung khắc với Khoản 1 Điều 25 Luật luật sư 2006.

 

Tại quy định này, Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề. Tương tự như trên, nếu Luật sư phải đi tố giác thì sẽ vị phạm về bí mật thông tin khi hành nghề.

 

 

4. Xung khắc với Điểm 3 Khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

 

Tại quy định này thì việc không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa là nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự.

đánh giá bài viết

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền