Những nghịch lý nhớ đời của người học Luật

Chuyên mụcBạn có biết?, Cafe Dân Luật Sinh viên trường luật
Ảnh minh họa - Nguồn: CLB Luật Gia Trẻ - Trường đại học luật Hà Nội

Có những điều màu sắc nhìn bên ngoài khác những gì diễn ra ở bên trong rất nhiều. Mọi điều đều có nghịch lý, trường Luật và dân Luật cũng không ngoại lệ.

– Học giỏi không đồng nghĩa với một công việc tốt. Học dốt vẫn có thể làm quan (điều này tùy thuộc vào tiềm lực và quan hệ).

– Thầy cãi là cụm từ người ta nghĩ ngay tới khi nhắc đến nghề luật. Nhưng học luật ra không phải chỉ để cãi.

– Có rất nhiều ngã rẽ cho cử nhân luật. Nhưng có người không thể chọn được một ngã rẽ nào. Thậm chí, chưa rẽ đã ngã.

– Học luật đa phần là nữ (chiếm trên 70%) nhưng những đại luật sư đa phần là nam.

– Sinh viên Luật, bình thường học tốt không có nghĩa là đi thi đã được điểm cao.

– Có những điều luật khi học tất cả đều cùng hiểu. Khi ra trường mỗi người một kiểu ( Tòa – Viện – Luật sư).

– Sinh viên Luật thi xong mới biết mình đã học gì.

– Sách luật là một tài sản quý giá. Bởi vì rất ít khi được khuyến mại.

– Sinh viên luật được dạy và học từ những “giảng viên giỏi”. Nhưng không nhiều trong số đó là “người thợ lành nghề”

– Dân luật không gắp lửa bỏ tay người mà phải làm cho thằng khác gắp lửa bỏ vào tay người mà mình muốn bỏ.

– Học Luật để nhìn đời bằng Luật nhưng thực hiện thì không hẳn đã như Luật.

– Nhiều sinh viên cho rằng, học luật là để lách luật.

– Người ta nói sinh viên trường Luật rất khô khan và nghiêm túc, nhưng sự thật thì chúng nó “điên và khó đỡ vô cùng”.

– Câu nói cửa miệng của sinh viên trường Luật là: “Căn cứ pháp lý đâu.”

– Khi học thì Luật cũ, khi ra trường thì Luật mới ban hành và áp dụng Luật mới.

Nguồn: Dân luật (danluat.vn)

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền