Những điểm mới về tạm giam theo quy định của BLTTHS 2015

Chuyên mụcLuật hình sự, Luật tố tụng hình sự Tạm giam, tạm giữ

Những điểm mới về tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015).

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, tạm thời tước tự do, do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp do luật định. BLTTHS 2015 có nhiều quy định mới khắc phục những hạn chế của BLTTHS 2003 về chế định này.

 

Mục đích của tạm giam là ngăn chặn tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm tội, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án được tiến hành đúng đắn, còn hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước do Tòa án áp dụng nhằm trừng phạt người phạm tội và nhằm mục đích cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội.

Tạm giam là biện pháp có tính chất lựa chọn “có thể áp dụng” tức là không phải bắt buộc áp dụng đồng loạt cho mọi bị can, bị cáo khi đã có đủ căn cứ mà những căn cứ chỉ là điều kiện đủ để áp dụng tạm giam.

 

Các nội dung liên quan được tìm kiếm:

 

Những điểm mới về biện pháp ngăn chặn tạm giam của BLTTHS 2015

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giam ở những nội dung sau.

Một là, ngoài căn cứ bỏ trốn và tiếp tục phạm tội như trong BLTTHS 2003 đã quy định thì BLTTHS 2015 còn quy định thêm “có dấu hiệu bỏ trốn” (điểm c khoản 2) hoặc “hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội” (điểm d khoản 2), bỏ những căn cứ mang tính chất chung chung, khó xác định cụ thể như “cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử”, “cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử” thay vào đó là những căn cứ mang tính định lượng cụ thể như “đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm”, “không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can”, “có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án, đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giá tội phạm và người thân thích của những người này”.

Việc sửa đổi các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong BLTTHS 2015 là rất quan trọng. Bởi lẽ, quy định như vậy sẽ góp phần hạn chế sự tùy tiện, lạm dụng áp dụng biện pháp tạm giam trong quá trình giải quyết vụ án. Đáp ứng được đúng yêu cầu của Đảng và nhà nước đã được thể hiện trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là “Xác định rõ căn cứ để tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm”.

Hai là, nhằm khắc phục vướng mắc trên thực tế áp dụng BLTTHS 2003 khi xảy ra tình trạng, những bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng có mức phạt tù quy định trong Bộ luật Hình sự dưới 2 năm thì không thể áp dụng biện pháp tạm giam được; điều này gây khó khăn trong thực tiễn giải quyết vụ án. Bởi vì, trên thực tế có những đối tượng phạm tội ít nghiêm trọng như: Trộm cắp giá trị nhỏ, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản giá trị nhỏ… nhưng bỏ trốn khi bị khởi tố, tiếp tục phạm tội ít nghiêm trọng… thì các cơ quan tiến hành tố tụng không thể áp dụng biện pháp tạm giam được. Khắc phục nhược điểm này, BLTTHS 2015 đã quy định thêm một trường hợp tạm giam, đó là: “Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã”.

Ba là, BLTTHS 2015 đã có sửa đổi về thời hạn tạm giam theo hướng hạn chế số lần gia hạn và thời hạn tạm giam được gia hạn. Theo đó, đối với việc áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra thì việc gia hạn được quy định như sau: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng; đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng; đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng; đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Thẩm quyền gia hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng có sửa đổi trong hai trường hợp: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể, đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn 02 lần với tổng thời gian tạm giam được gia hạn không quá 08 tháng. Trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia thì thời hạn tạm giam được Viện tưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao gia hạn được quy định rõ hơn là không quá 04 tháng. Tuy nhiên, BLTTHS 2015 đã bổ sung trường hợp đặc biệt khi không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra./.

 

(Trích bài viết:“Biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của BLTTHS 2015 của tác giả Hoàng Tám Phi, nghiên cứu sinh, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Kiểm sát số 7/2018).

 


Các tìm kiếm liên quan đến tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, điều 119 bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời hạn tạm giam trong tố tụng hình sự 2015, điều 120 bộ luật tố tụng hình sự, tạm giữ trong tố tụng hình sự 2015, điều 113 bộ luật tố tụng hình sự, điều 119 bộ luật hình sự, điều 173 bộ luật tố tụng hình sự, so sánh bộ luật tố tụng hình sự 2003 và 2015 về tạm giam

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền